Nguyên Cứu Chiết Tách Tinh Dầu Sả Và ứng Dụng Làm Nến Thơm

Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kỹ thuật
Nguyên cứu chiết tách tinh dầu sả và ứng dụng làm nến thơm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.34 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMKHOA HÓA HỌC----------TÓM TẮT BÁO CÁOKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐề tài:NGUYÊN CỨU CHIẾT TÁCH TINH DẦU SẢ VÀỨNG DỤNG LÀM NẾN THƠMGiáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Tự HảiSinh viên thực hiện:Đàm Thị Lan AnhĐà Nẵng, tháng 4 năm 2019 1LỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTinh dầu là nguồn hương liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên cây cỏ, từ xa xưanó đã được mệnh danh là “báu vật của thiên nhiên” và đang được con người chú ý vàđầu tư khai thác. Mỗi loại tinh dầu đều có một mùi đặc trưng, có hương thơm riêngvà có tác dụng khác nhau. Việt Nam là đất nước có nguồn tài ngun phong phú, khíhậu nhiệt đới gió mùa. Vì vậy, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnhviệc sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, đẩy mạnh việc trồng và sảnxuất để đáp ứng nhu cầu chung của thế giới.Cây Sả là một trong những nguyên liệu phổ biến và quen thuộc đối với ngườidân Việt Nam. Sả, ngoài chức năng làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày, nó cịn cónhiều tác dụng phịng ngừa và chữa bệnh như chữa các bệnh về tiêu hóa, giải độc,mất ngủ, nhiễm khuẩn, giảm huyết áp, giảm cân, giảm stress...Một trong những cách sử dụng tinh dầu phổ biến ở Việt Nam hiện nay là phươngpháp khuếch tán tinh dầu. Trong đó, nhu cầu sử dụng nến thơm được sử dụng khácao. Trên thị trường, các loại nến thơm được sản xuất từ nguyên liệu dầu mỏ, tiêubiểu là các paraffin làm sáp nến và đồng đẳng của benzen nhằm tạo mùi thơm. Điềunày rất có hại cho sức khỏe đối với người sử dụng. Vì vậy, để khắc phục tình trạngvề tác hại của nến thơm, cần sản xuất loại nến thơm có nguồn gốc từ thiên nhiên kếthợp với tinh dầu để đem lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng.Tinh dầu Sả có nhiều cơng dụng và tiềm năng kinh tế nên đã có nhiều cơng trìnhnghiên cứu. Tuy nhiên, có rất ít đề tài nghiên cứu ứng dụng tinh dầu sả vào thực tế.Đề tài “Nghiên cứu chiết tách tinh dầu sả chanh và ứng dụng sản xuất nến thơm”giúp cho việc sử dụng và bào chế thuận lợi, nâng cao giá trị của cây Sả vào trong đờisống con người.2. Mục tiêu của đề tàiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng tới hiệu suất chiết tách tinh dầuSả chanh và xây dựng công thức sản xuất nến thơm để làm cở khoa học cho việc ứngdụng vào trong thực tiễn. Cụ thể là: 2+ Xác lập điều kiện tối ưu cho việc chiết tách tinh dầu từ củ Sả bằng phươngpháp chưng cất lơi cuốn hơi nước.+ Đưa ra quy trình chưng cất tối ưu để thu được tinh dầu Sả chanh.+ Xác định thành phần hóa học của tinh dầu Sả chanh bằng sắc ký khí ghépkhối phổ (GC-MS)+ Xây dựng quy trình sản xuất nến thơm tinh dầu Sả.3. Phương pháp nghiên cứuĐể đặt ra được mục đích đề tài, nguyên cứu tiến hành theo các bước sau- Thu mua và sử lý nguyên liệu.- Ly trích tinh dầu bằng phương pháp chiết lôi cuốn hơi nước với các điều kiệnkhảo sát là thời gian trích và lượng dung mơi ly trích.- Khảo sát ảnh hưởng của muối NaCl đến quá trình ly trích.- Khảo sát thành phần hóa họ trong tinh dầu bằng máy sắc ký khí ghép khốiphổ (GC-MS)- Xác đinh thành phần nến thơm tinh dầu Sả.4. Đối tượng nghiên cứuCây Sả thu mua tại chợ Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.5. Bố cụcMỞ ĐẦUChương 1. TỔNG QUANChương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUChương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬNKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3CHƯƠNG 1TỔNG QUAN1.1. TỔNG QUAN VỀ SẢ CHANH1.1.1. Tên gọi1.1.2. Phân loại thực vật1.1.3. Đặc điểm hình thái1.1.4. Phân bố và thu hái1.1.5. Công dụng của cây Sả1.2. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU SẢ1.2.1. Khái niệm tinh dầu1.2.2. Thành phần hóa học tinh dầu Sả1.2.3. Ứng dụng của tinh dầu Sả1.2.4. Thị trường tinh dầu Sả trong và ngoài nước1.3. THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT TINH DẦU1.3.1. Thu hoạch, bảo quản và sơ chế nguyên liệu sản xuấ tinh dầu1.3.2. Các phương pháp sản xuất tinh dầu1.4. GIOI THIỆU NẾN THƠM1.4.1. Thành phần1.4.2. Lợi ích và tác hại1.4.3. Phương pháp sản xuất nến thơmCHƯƠNG 2NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. NGUYÊN LIỆU2.2. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ2.2.1. Dụng cụ2.2.2. Thiết bị2.2.3. Hóa chất2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.3.1. Xử lý nguyên liệu 42.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm2.3.2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quátNguyên liệuXử lýNguyên liệu đã đượcxử lýLắp hệ thống Tỉ lệ nguyên liệu/dung môi Thời gian Nồng độ NaClHệ thống chưng cấthơi nướcBãHỗn hợp tinh dầuLàm khan bằng Na2SO4Tinh dầuKhảo sát thành phầnhóa họcỨng dụng làm nếnthơmHình 2.1: Quy trình chung ly trích tinh dầu SảGiải thích:- Nguyên liệu: Sả được mua tại chợ Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng- Xử lý: loại bỏ phần lá, lấy phần thân khoảng 5-7cm. Loại bỏ tạp chất bằngnước sạch. Thái nhỏ cỡ 0,3-0,5cm để dễ dàng cho công đoạn chưng cất- Ly trích tinh dầu: khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến q trình ly trích (thểtích dung mơi, thời gian ly trích, nồng độ muối)- Làm khan hỗn hợp tinh dầu bằng Na2SO4 để thu được tinh dầu nguyên chất 5Nhiệt độ chưng cất cũng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định thể tíchvà chất lượng tinh dầu. Tuy nhiên, do điều kiện thí nghiệm tại Phịng Thí nghiệm cịnhạn chế nên tạm thời bỏ qua yếu tố này.2.3.2.2. Thí nghiệm 1: Khảo sát thời gian ly tríchThời gian trích ly là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến lượng tinhdầu thu hồi. Nếu đun q ngắn thì lượng tinh dầu ly trích chưa hết hồn tồn hay nóvẫn cịn tồn tại trịn ngun liệu. Ngược lại, khi ly trích quá thời gian tối ưu thì tốnthời gian và đặc biệt lượng tinh dầu thu được sẽ theo hơi nước quay trở lại bình cầuđựng nguyên liệu. Tiến hành xác định thời gian chiết tối ưu, thực hiện như hình 2.2.Sả ChanhXử lýSả đã được xử lýChưng cất3060120150180210240270Hỗn hợp tinh dầuLàm khan bằng Na2SO4Tinh dầuXác định tỉ lệ tinh dầu thu được, chọn thời gian chiết tối ưuHình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm chọn thời gian chiết tối ưu 6Cách thực hiện:Cân 200g nguyên liệu đã được xử lý, cho nguyên liệu vào bình cầu. Thêm500ml nước cất vào bình cầu. Khảo sát thời gian trích ly trong vịng 5 giờ và chia thờigian làm nhiều giai đoạn, tiến hành khảo sát từng giai đoạn riêng, mỗi giai đoạn cáchnhau 30 phút. Thời gian được tính từ lúc giọt tinh dầu tiên ngưng tụ rơi xuống ốnghứng tinh dầu. Tiến hành đọc thể tích tinh dầu thơ tách ra trên ống nghiệm (có khắcvạch thể tích) thu được ở mỗi thời gian ly trích khác. Từ đó xác định được thời gianchiết tinh dầu tối ưu.2.3.2.3. Thí nghiệm 2: Khảo sát thể tích dung mơi chưng cất.Mục đích: Thể tích dung mơi ảnh hưởng đến khả năng phân li tinh dầu trongnguyên liệu, đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trìnhchưng cất. Thực hiện q trình khảo sát dung mơi như hình 2.3.Sả ChanhXử lýSả đã được xử lýLắp hệ thốngBãChưng cất200300400500600Dịch chiếtLàm khan bằng Na2SO4Tinh dầuXác định tỉ lệ tinh dầu thu được, chọn thể tích dung mơitối ưuHình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thể tích dung môitối ưu 7Cách tiến hành:Lấy 200g nguyên liệu đã xử lý cho vào bình cầu, với thời gian ly trích tối ưuđã chọn, cố định nhiệt độ và khảo sát quá trình ly trích tinh dầu với những thể tíchdung mơi là 200ml, 300ml, 400ml, 500ml và 600ml. Tiến hành đọc thể tích tinh dầuthơ tách ra trên ống nghiện (có khắc vạch thể tích) thu được ở mỗi thể tích dung mơily trích khác nhau để chọn được thể tích thối ưu nhất.2.3.2.4. Thí nghiêm 3: Khảo sát nồng độ NaClMục đích: NaCl có tác dụng tăng khả năng thẩm thấu của nước trong tế bào,tăng độ phân cực của dung dịch. Nhờ đó, làm giảm lực tương tác giữa các cấu tử tinhdầu kém phân cựu với nước. Nhờ đó, tinh dầu sẽ dễ dàng bay hơi trong quá trìnhchưng cất. Quá trình khảo sát hàm lượng muối được biểu thị như hình 2.5.Sả ChanhNước muốiXử lýSả được xử lý0%Lắp hệ thốngBãHệ thống chưng cất5%10%15%Hỗn hợp tinh dầuLàm khan bằng Na2SO4Tinh dầuXác định tỉ lệ tinh dầu thu được, chọn nồng độ thích hợpHình 2.4: Sơ đồ thí nghiệm xác định nồng độ muối 8Cách tiến hành:Lấy 200g nguyên liệu đã xử lý cho vào bình cầu, với thời gian ly trích tối ưu,thể tích dung mơi tối ưu và nhiệt độ cố định. Tiến hành khảo sát với hàm lượngNaCl (w/v) thay đổi: 0%, 5%, 10%, 15%.2.3.2.5. Thí nghiệm 4: Xác định thành phần hóa học của tinh dầu Sả chanhbằng phương pháp sắc ký ghép khối phổThành phần hóa học của tinh dầu sả thu được sau khi ly trích bằng phươngpháp chưng cất lơi cuốn hơi nước được phân tích bằng máy sắc ký khí ghép khối phổ(GC-MS).Điều kiện phân tích.Hệ sắc ký khí khối phổ: GC-MS 7890B-5977B hãng Agilent.- Phần GC:+ Cột phân tích: HP-5MS (dài 30m- đường kính trong 250µm- bề dày lớp phatỉnh 0,25µm)+ Chế độ buồng tiêm mẫu:• Chia dịng (Split) 100:1• Nhiệt độ: 2700C• Khí mang: He; tốc độ dịng khí mang: 1L/phút+ Chương trình nhiệt độ lò cột: 400C (giữ 0,5 phút) tăng 150C/phút đến 2000C(giữ 0 phút), tăng 300C/phút đến 2800C (giữ 5 phút).- Phần MS:+ Nhiệt độ Soure: 2300C+ Nhiệt độ MS1 Quad: 1500C; MS2 Quad: 1500C+ Chế độ ghi phổ: SCAN 40-450 m/z 92.3.2.6. Thí nghiệm 5: Quy trình sản xuất nến thơmNgun liệuĐun nóngchảyNgun liệu nóng chảyThêm phụ giaSápĐổ sáp vào khnNến thành phẩmHình 2.5: Quy trình làm nến đơn giản hóaGiải thích:- Nguyên liệu: Cân chính xác 40g sáp cọ mềm, 10g sáp ong trắng- Tiến hành đun chảy sáp bằng phương pháp đun cách thủy. Nhiệt độ nóngchảy của sáp ong (khoảng 630C) lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của sáp cọ mền (khoảng490C). Cho sáp ong đã cân vào cốc thủy tinh 500ml. Đun chảy sáp ong đến nhiệt độ790C để sáp ong tan chảy hoàn toàn. Tiếp tục cho sáp cọ mền đã cân vào. Khuấy đềunhẹ tay để sáp tan chảy hết vào hòa quyện vào nhau đến dạng lỏng hoàn toàn.- Cho dầu dừa và tinh dầu sả vào hỗn hợp nóng chảy trên khuấy đều theo tỉ lệkhảo sát.- Đỗ hỗn hợp sáp nóng chảy vào khn đã có tim nến. Để nguội ở nhiệt độphòng, ta thu được nến thành phẩm.- Khảo sát ảnh hưởng hàm lượng phụ gia lên nến thơm.Ảnh hưởng hàm lượng phụ gia lên chất lượng nến thơm 10Để nghiên cứu sự ảnh hưởng hàm lượng phụ gia lên chất lượng nến, sáp nóngchảy được xử lý như bảng 2.1.Bảng 2.1: Hàm lượng phụ gia thêm vào sáp nóng chảyPhụ giaMẫu 1Mẫu 2Mẫu 3Mẫu 4Dầu dừa (ml)-111Tinh dầu (ml)0,50,511,5Các mẫu nến thành phẩm sẽ được đánh giá theo các chỉ tiêu như màu,mùi, độsáng, thời gian cháy. 11CHƯƠNG 3KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤTVÀ THÀNH PHẦN TINH DẦU SẢ CHANH TRONG Q TRÌNH LY TRÍCH3.1.1. Ảnh hưởng của thời gian ly trích tinh dầu SảTiến hành khảo sát thời gian ly trích trên 200g nguyên liệu với thể tích dungmơi là 500ml nước cất, hàm lượng tinh dầu Sả được tính theo cơng thức thu được kếtquả như bảng 3.1.Bảng 3.1: Kết quả khảo sát thời gian ly trích của tinh dầu Sả chanhbằng phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nướcThể tích tinh dầuHàm lượng tinh dầu(ml)(%)300,30,15600,60,3900,70,351200,80,41500,90,451801,10,552101,10,552401,20,62701,20,55Thời gian ly trích(phút)Qua bảng số liệu thu được từ quá trình thực nghiệm, tiến hành xây dựng đồ thịbiểu thị mối tương quan giữa thời gian ly trích và sự thay đổi hàm lượng phần trămtheo thể tích tinh dầu Sả chanh thu được qua từng giai đoạn khảo sát. 12Thảo luận:Nhìn vào sơ đồ hình 3.1 kết hợp với bảng 3.1 ta thấy:Lượng tinh dầu tăng nhanh trong 60 phút đầu, thể tích tinh dầu đạt được là 0,6ml, đạt hàm lượng tinh dầu là 0,3% (v/w). Từ 60 phút trở đi, cứ 30 phút, thể tích tinhdầu tăng đều 0,1ml tương ứng với hàm lượng tinh dầu là 0,05% (v/w). Đến 240 phút,lượng tinh dầu thu được là 1,2 ml tương ứng với hàm lượng tinh dầu là 0,6% (v/w).Tuy nhiên, tiếp tục đun đến 270 phút, thể tích tinh dầu khơng đổi so với thể tích tinhdầu thu được ở 240 phút. Vậy nên, thời gian ly trích tinh dầu Sả tối ưu là ở 240 phút(4 tiếng).3.1.2. Ảnh hưởng tỉ lệ ngun liệu/thể tích dung mơi trong q trình lytrích tinh dầu Sả. 13Tiến hành khảo sát thể tích dung mơi với 200g nguyên liệu trong thời gian 240phút, hàm lượng tinh dầu Sả được tính theo cơng thức thu được như ở bảng 3.2.Bảng 3.2: Kết quả khảo sát thể tích dung mơi ly trích của tinh dầu Sảbằng phương pháp chưng cất lơi cuốn hơn nướcThể tích tinh dầuHàm lượng tinh dầu(ml)(%)200 ml10,5300 ml10,5400 ml1,10,55500 ml1,20,6600 ml1,20,6Dung mơi ly trích(ml)Dựa theo kết quả bảng số liệu, tiến hành xây dựng đồ thị biểu thị sự phụ thuộccủa hàm lượng tinh dầu theo thể tích dung mơi và sự thay đổi hàm lượng phầm trămtheo thể tích của tinh dầu thu được ở mỗi thể tích dung mơi khảo sát.0.62Hàm lượng tinh dầu (% )0.60.580.56Hàm lượngtinh dầu (%)0.540.520.50.480100200300400Thể tích dung mơi (ml)500600700Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát thể tích dung mơi ly tríchtinh dầu Sả bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.Thảo luận:Kết quả này cho thấy: Khi thay đổi tỉ lệ dung môi cho vào nguyên liệu đemchưng cất thì lượng tinh dầu thu được cũng thay đổi. 14Dựa vào kết quả trên ta thấy khi dùng thể tích dung mơi là 200ml và 300mltương ứng với tỉ lệ NL/DM là 1/1 và 1/1,5 thì lượng tinh dầu thu được là 1ml (hàmlượng tinh dầu là 0,5% (v/w)). Nếu tiếp tục tăng thể tích dung mơi lên 400ml tươngứng với tỉ lệ NL/DM là 1/2 thì lượng tinh dầu thu được là 1,1ml (hàm lượng tinh dầulà 0,55% (v/w)). Thể tích tinh dầu thu được càng tăng khi tiếp tục tăng thể tích dungmơi lên 500ml tương ứng với tỉ lệ NL/DM là1/2,5 (hàm lượng tinh dầu thu được là0,6% (v/w)). Nếu tiếp tục tăng thể tích dung mơi lên cao nữa thì lượng tinh dầu thuđược khơng đổi như với thể tích dung mơi 600ml tương ứng với tỉ lệ NL/DM là 1/3thì lượng tinh dầu thu được là 1,2 ml tương ứng với hàm lượng tinh dầu là 0,6%. Dođó, thể tích dung mơi tối ưu là 500ml tương ứng với tỉ lệ NL/DM là 1/2,5.Khi tiến hành gia nhiệt hỗn hợp nguyên liệu và nước, nước sẽ có tác dụng thẩmthấu qua màng tế bào và xâm nhập vào bên trong các tế bào chứa tinh dầu làm chúngtrương phồng lên và tới lúc nào đó khi sức chịu đựng của màng khơng đủ, nó sẽ bịphá vỡ và giải phóng tinh dầu ra ngồi và bị lôi cuốn theo hơi nước. Trong trườnghợp sử dụng nước q thấp sẽ khơng đủ để hịa tan lượng chất keo có trong màng tếbào làm giảm tốc độ thẩm thấu của hơi nước và độ khuếch tán của tinh dầu.Đồng thời, khi lượng nước q ít thì áp lực tạo ra khơng đủ để phá vỡ hồntồn các túi tinh dầu cũng như không tạo đủ lượng hơi cần thiết để lôi cuốn tinh dầura khỏi hỗn hợp. Do đó, lượng tinh dầu thu được sẽ ít. Trường hợp ngược lại, khi tỉlệnguyên liệu/nước quá cao thì các cấu tử có tính phân cựu trong tinh dầu (andehit,este, xeton...) sẽ hòa tan vào nước và cạnh tranh với tinh dầu thu được.Với thời gian chưng cất lôi cuốn hơi nước đã tiến hành thử nghiệm ở là 240phút (4 tiếng) thì lượng thể tích dung mơi chưng cất tối ưu là 500ml.3.1.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của muối NaClẢnh hưởng của hàm lượng NaCl trong dung môi chiết được khảo sát với 200gnguyên liệu, với thời gian khảo sát ở trên là 240 phút và thể tích dung mơi khảo sát ở 15trên là 500ml. Hàm lượng tinh dầu % (v/w) được tính theo cơng thức thu được ở bảng3.3.Bảng 3.3: Kết quả khảo sát ảnh hưởng nồng độ NaCl trong nước ly tríchtinh dầu Sả bằng chưng cất lơi cuốn hơi nướcNồng độ NaClThể tích tinh dầuHàm lượng tinh dầu(ml)(%)0%1,20,65%1,30,6510%1,40,715%1,20,620%10,5(%)Dựa theo kết quả bảng số liệu, tiến hành xây dựng đồ thị biểu thị sự phụ thuộccủa hàm lượng tinh dầu theo thể tích dung mơi và sự thay đổi hàm lượng phầm trămtheo thể tích của tinh dầu thu được ở mỗi nồng độ muối khảo sát.0.8Hàm lượng tinh dầu (%)0.70.60.5Hàm lượngtinh dầu (%)0.40.30.20.10051015Nồng độ NaCl2025Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ NaCl(%) đến q trình chưng cất lơi cuốn hơi nướcThảo luận:Khi bổ sung muối ở nồng độ tăng từ 0% đến 10% thì thể tích tinh dầu cũngtăng theo và đạt cực đại 1,4 ml ở 10% hay tinh dầu có tỉ lệ 0,7% (v/w) so với mẫu, 16tăng một lượng 0,2 ml so với trường hợp không sử dụng muối. Tuy nhiên, khi tăngnồng độ muối thêm nữa thì lượng tinh dầu thu hồi sẽ giảm đi. Do đó, việc thêm vàtăng nồng độ muối vào khơng tỉ lệ thuận với lượng tinh dầu thu hồi. Theo kết quảtrên thì tỉ lệ muối cho vào mẫu là 10%.NaCl có tác dụng tăng khả năng thẩm thấu của nước trong tế bào, tăng độ phâncực của dung dịch, nhờ đó làm giảm lực tương tác giữa các cấu tử tinh dầu kém phâncực với nước nên tinh dầu sẽ dễ dàng bay hơi trong quá trình chưng cất. Tuy nhiên,khi nồng độ NaCl quá cao sẽ xảy ra hiện tượng co nguyên sinh trên màng tế bào, kếtquả làm kích thước các lỗ xốp trên màng bị thu hẹp lại, do đó q trình khuếch táncủa tinh dầu ra ngồi sẽ bị hạn chế.3.1.4. Đề xuất quy trình ly trích tinh dầu Sả bằng phương pháp chưng cấtlơi cuốn hơi nướcSảXử lýSả đã được xử lýLắp hệ thống 17Giải thích quy trình:- Chuẩn bị ngun liệu: Lựa chọn Sả có độ tươi và độ lớn của thân đồng đều,tránh khô héo. Loại bỏ lá, lấy phần thân từ 5-7 cm phục vụ cho việc làm thí nghiệm.Sau đó rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất có trên bề mặt nguyên liệu. Thái nhỏcỡ 0,3-0,5 để dễ dàng cho công đoạn sau.- Tiến hành pha nước muối với hàm lượng NaCl trong nước là 10%. Chonguyên liệu đã xử lý vào bình cầu và cho nước cất vào bình cầu với tỉ lệ ngunliệu/thể tích dung môi là 1/2,5 (w/v).- Lắp hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước theo kiểu Clevenger (có hồn lưunước chưng), lắp kín thiết bị, giữa các mối nối có bơi vaselin để tránh quá trình bayhơi tinh dầu. Tiến hành chưng cất trong vòng 240 phút.- Ngưng tụ: Hỗn hợp nước và tinh dầu thoát ra được đi vào ống sinh hàn củathiêt bị chưng cất, dưới tác dụng của nước có trong ống sinh hàn sẽ chuyển hóa hỗnhợp trên từ dạng hơi sang dạng lỏng và sau đó được chảy vào bộ phận ngưng tụ củathiết bị. 18- Phân ly: Để yên cho hỗn hợp thu được trong bộ phận ngưng tụ đến khi táchhoàn toàn 2 pha. Dùng pipet hút hết lớp tinh dầu ở bên trên.- Làm khan: Thêm Na2SO4 khan vào lượng tinh dầu thu được, vừa thêm vừakhuấy đều cho đến khi quan sát thấy tinh thể muối Na2SO4 rời ra.- Lắng gạn-thu tinh dầu: Để lắng hỗn hợp trên. Cho phần tinh dầu đã làm khancho vào bình chứa sản phẩm.Sản phẩm tinh dầu thu được cho vào các bình chứa hay lọ sẫm màu, đậy kín,bảo quản trong tối ở 2-40C.3.1.5. Kết quả xác định thành phần hóa học của tinh dầu Sả chanhBằng phương pháp phân tích GC/MS ta có kết quả xác định thành phần hóahọc của tinh dầu Sả chanh được thể hiện ở bảng 3.4.Bảng 3.4: Kết quả phân tích GC/MS tinh dầu Sả 19Tên chấtCTPTCTCTHàm lượng(%)α-CitralC10H16O55.47C10H16O36.01Isogeranial C10H16O1.25(Geranial)β-Citral(Netral)OcimeneC10H160.75β-PineneC10H161.83Một sốCxHy4.7chất khácNhận xét:Dựa vào kết quả phân tích ở trên, cho thấy rằng tinh dầu chiết tách phần lớngồm có các monoterpenes (chiếm khoảng hơn 90%). Trong đó, α-citral chiếm 2055,47%, β-citral chiếm 36,01%, isogeranial chiến 1,25%. Kết quả nghiên cứu thànhphần hóa học chính của tinh dầu Sả chanh được so sánh với thành phần hóa học donhóm nghiên cứu trường đại học Cần thơ thực hiện.Bảng 3.5: So sánh thành phần hóa học của tinh dầu Sả thu đượcvới các cơng trình nghiên cứu khácSTTHàm lượng %Hợp chấtTrong đồ ánNghiên cứu khác[4]1α-Citral (Geranial)55.4741.252β-Citral (Netral)36.0126.273Ocimene0.75-4Caryopyllene-3.445β-Pinene1.831.856Eudesm -7(11)-en-4-ol-8.9357Isogeranial1.25-So sánh thành phần hóa học tinh dầu Sả trong đồ án với các nghiên cứu kháccho thấy rằng phụ thuộc vào họ Sả mà thành phận và hàm lượng các chất hóa học củamỗi tinh dầu là khác nhau. Tuy nhiên, thành phần chính ln có trong tinh dầu Sả vàchiếm hàm lượng khá cao là α-Citral (Geranial) và β-Citral (Netral), có ý nghĩathương mại to lớn, ứng dụng trong mỹ phẩm, nước hoa và dược phẩm.3.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẾN THƠM 21Hình 3.5: Nến thành phẩm3.2.1. Kết quả khảo sát các thông sốBảng 3.6: Thành phần các mẫu nến thơmThành phầnMẫu 1Mẫu 2Mẫu 3Mẫu 4Sáp cọ (g)40404040Sáp ong (g)10101010Dầu dừa (ml)-111Tinh dầu Sả (ml)0,50,511,5Kết quả khảo sát đánh giá các thông số chất lượng của nến thơm được trìnhbày ở bảng 3.7.Thông sốMàuMùi chưa đốtMùi khi đốtĐộ cháyThời gianBảng 3.7: Kết quả phân tích mẫu nến thơmMẫu 1Mẫu 2Mẫu 3Mẫu 4Trắng đụcTrắng đụcTrắng đụcTrắng đụcThơm nhẹThơm nhẹThơm nhẹThơm nhẹMới đốt: thơm nhẹThơm nhẹThơm nhẹ Thơm rõ rệtSau 30 phút: khôngcảm nhậnĐềuĐềuĐềuĐềuKhôngKhông khói Khơng khói Khơng khóikhói10h10h10h10hQua phân tích kết quả ở bảng 3.7, ta thấy ở mẫu 1 khi không cho đầu dừa vàosau khi đốt 30 phút không cảm nhận được mùi hương tinh dầu Sả điều đó chứng tỏcho dầu dừa vào mẫu nến làm cho tinh dầu phân bố đồng đều vào sáp và lưu lại lâuhơn. Đối với mẫu 2, mẫu 3 và mẫu 4 chỉ ra rằng hàm lượng tinh dầu càng tăng thìmùi thơm tinh dầu Sả càng rõ ràng. Tuy nhiên nếu sử dụng hàm lượng tinh dầu qcao thì sẽ khơng an tồn với người sử dụng vì hàm lượng tinh dầu cho phép sử dụng 22là từ 1-3%. Trong trường hợp với nến thơm, ngoài sử dụng khơng an tồn với sứckhỏe con người, khi hàm lượng tinh dầu quá cao cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượngcủa nến như xuất hiện hiện tượng cặn đen ở tim nến hoặc sẽ dư một lượng lớn sápsau khi nến đã cháy hết tim nến. Vì vậy, để đạt được nến theo tiêu chuẩn thì mẫu 4 làmẫu tốt nhất.3.2.2. Đề xuất công thức làm nếnĐể làm nến thơm khơng khói, có mùi thơm rõ rệt, thời gian cháy tương đối lâuthì ta nên sử dụng cơng thức phối nến như sau:- Sáp cọ mền: 40g- Sáp ong trắng: 10g- Dầu dừa: 1ml- Tinh dầu Sả: 1,5 mlHình 3.6: Sản phẩm nến tealightKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 23Từ các kết quả sau đây có thể rút ra các kết luận sau:- Điều kiện thích hợp để tách chiết tinh dầu từ Sả Chanh bằng phương phápchưng cất lôi cuốn hơi nước như sau:+ Thời gian chưng cất: 240 phút+ Tỉ lệ nguyên liệu/dung môi: 1/2,5(w/v)+ Nồng độ NaCl cho vào trong dung môi: 10%- Đề xuất được quy trình chưng cất lơi cuốn hơi nước tinh dầu Sả tối ưu- Xác định được thành phần hóa học của tinh dầu Sả bằng phương pháp sắc kíkết hợp với khối phổ và cho thấy thành phần chính của tinh dầu Sả gồm α-Citral(Geranial) và β-Citral (Netral).- Đề xuất được công thức tạo nến thơm tinh dầu Sả đạt tiêu chuẩn khơng khói,cháy lâu, có mùi thơm nhẹ.+ Sáp cọ mền: 40g+ Sáp ong trắng: 10g+ Dầu dừa: 1ml+ Tinh dầu Sả: 1,5 ml2. KIẾN NGHỊDo thời gian và phạm vi đề tài nghiên cứu có hạn, thơng qua kết quả đề tài, emmong muốn đề tài được phát triển rộng hơn về một số vấn đề như sau:- Nghiên cứu chiết tách tinh dầu Sả bằng phương pháp hiện đại hơn (hỗ trợbằng vi sóng, chiết CO2 siêu tới hạn...) để tìm ra phương pháp chiết tối ưu nhất.- Nghiên cứu phân lập và định lượng các thành phần trong tinh dầu Sả- Nghiên cứu để tìm ra các chất định hương để giữ mùi thơm tinh dầu được lâuhơn.- Bổ sung một số hương thơm tự nhiên hoặc phẩn màu tự nhiên để tăng độthẩm mĩ và đa dạng nến.- Nghiên cứu thêm khả năng ứng dụng của tinh dầu Sả trong các lĩnh vực khácnhau như y học, dược phẩm, công nghiệp, thực phẩm… 24TÀI LIỆU THAM KHẢOTiếng Việt[1]. GS.TS Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học,688-689.[2]. Nguyễn Năng Vinh (1977), Kĩ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, NXB Nôngnghiệp, 40-47.[3]. Vũ Thị Hà (2015), Nghiên cứu quá trình chiết và khảo sát hoạt tính chống oxyhóa của dịch chiết từ cây Sả Chanh (Cymbopogon citratus Stapf), Đồ án tốt nghiệp,Trường Đại học Nha Trang.[4]. Nguyễn Quốc Châu Thanh (2013), Ly trích và khảo sát thành phần hóa học củatinh dầu Sả Chanh (Cymbopogon Citratus Stapf), Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại họcCần Thơ.[5]. Phạm Thị Mỹ Loan (2012), Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ vỏ quả Quất bằngphương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học NhaTrang.[6]. Trương Bảo Gum (2017), Nghiên cứu sản xuất nến thơm quy mơ phịng thínghiệm, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Bà rịa-Vũng tàu.[7]. Văn Ngọc Hướng (2003), Hương liệu và ứng dụng, trang 98,119.[8]. Vương Ngọc Chính (2005), Hương liệu mỹ phẩm, NXB ĐH Quốc gia TP. HồChí Minh.Tiếng Anh[9]. Asgwini Dinkar Jagdale, Snehalata Prakash Kamble, Megha LaxmanNalawwadeet al (2014), Citronellol: A Potantial Antioxidant And AldoseReductase InhibitorFrom Cymbopogon Citratus, International Journal of Pharmacy and PharmaceuticalSciences, 3, 204-209.[10]. Christopher E. Ekpenyong, Ernest E. Akpan, Nyebuk E. Daniel (2014),Phytochemical Constituents, Therapeutic Applications and Toxicological Profile ofCymbopogon citratus Stapf (DC) Leaf Extract, Journal ofPharmacognosy and Phytochemistry, 3(1): 133-141.[11]. David E. Sasser (1991), Process for the purification of citral, 1-42.

Tài liệu liên quan

  • Nghiên cứu chiết tách tinh dầu từ vỏ quả cam, bưởi (citrus) và ứng dụng xử lý rác thải xốp Nghiên cứu chiết tách tinh dầu từ vỏ quả cam, bưởi (citrus) và ứng dụng xử lý rác thải xốp
    • 75
    • 2
    • 17
  • Nghiên cứu chiết tách tinh dầu từ vỏ quả quất, quýt để xử lý rác thải xốp tại thành phố Thái Nguyên Nghiên cứu chiết tách tinh dầu từ vỏ quả quất, quýt để xử lý rác thải xốp tại thành phố Thái Nguyên
    • 77
    • 1
    • 3
  • NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH PROTEIN TỪ  BÃ HẠT ĐẬU PHỘNG VÀ ỨNG DỤNG  LÀM CHẤT KEO TỤ XỬ LÝ NƢỚC ĐỤC NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH PROTEIN TỪ BÃ HẠT ĐẬU PHỘNG VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT KEO TỤ XỬ LÝ NƢỚC ĐỤC
    • 86
    • 772
    • 3
  • Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng. Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng.
    • 158
    • 171
    • 0
  • Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng
    • 164
    • 136
    • 0
  • Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng
    • 168
    • 177
    • 0
  • Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng tt Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng tt
    • 27
    • 168
    • 0
  • Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng
    • 158
    • 110
    • 0
  • Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng   NCS phùng thị anh minh Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng NCS phùng thị anh minh
    • 164
    • 94
    • 0
  • Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng   NCS phùng thị anh minh (tt) Mô phỏng quá trình chưng chân không để tách phân đoạn tinh dầu thông và ứng dụng NCS phùng thị anh minh (tt)
    • 27
    • 136
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(967.34 KB - 26 trang) - Nguyên cứu chiết tách tinh dầu sả và ứng dụng làm nến thơm Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tách Citral Từ Tinh Dầu Sả Người Ta Dùng