Nguyễn Đức Toàn – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nguyễn Đức Toàn | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 10 tháng 3, 1929 |
Nơi sinh | Hà Nội |
Mất | |
Ngày mất | 7 tháng 10, 2016 | (87 tuổi)
Nơi mất | Hà Nội |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Lĩnh vực | Âm nhạc, hội họa |
Khen thưởng | Huân chương Độc lập |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Vai trò | Nhạc sĩ |
Giai đoạn sáng tác | Tân nhạc Việt Nam |
Năm hoạt động | 1945 - 2000 |
Đào tạo | Nhạc viện Kiev |
Tác phẩm | Biết ơn chị Võ Thị Sáu |
Sự nghiệp hội họa | |
Đào tạo | Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương |
Giải thưởng | |
Giải thưởng Hồ Chí Minh 2000Văn học nghệ thuật | |
[sửa trên Wikidata]x • t • s |
Nguyễn Đức Toàn (1929 – 2016), là một Nghệ sĩ Ưu tú, nhạc sĩ và họa sĩ của Việt Nam. Ông là một cựu sĩ quan quân đội với quân hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam và từng được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho những đóng góp của mình.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông
[sửa | sửa mã nguồn]Ông sinh ngày 10 tháng 3 năm 1929 tại Hà Nội., nguyên quán ở thôn Quế Ổ, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ (nay là thị xã Quế Võ), tỉnh Bắc Ninh. Thân sinh ông là nhà điêu khắc, các anh chị em ông hầu hết đều làm công tác âm nhạc.[1]
Năm 1944, ông học vẽ tại trường . Và lúc đầu đối với ông, hội họa là niềm say mê chính.[1]
Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội và đã viết bài hát đầu tiên Ca ngợi đời sống mới.[1]
Năm 1946, ông tham gia Đoàn Kịch Sao Vàng[1] cùng nhạc sĩ Đỗ Nhuận, và tham gia kháng chiến chống Pháp.
Trong Kháng chiến chống Pháp, ông được biết đến qua bài hát nổi tiếng Quê em miền Trung du (tuy là bài hát kháng chiến, nhưng Đài Pháp Á trong vùng Pháp tạm chiếm vẫn phát sóng qua song ca của Thái Thanh – Thái Hằng). Trong thời kì này, ông làm Phó đoàn Đoàn Văn công Việt Bắc, ông tham gia diễn kịch, vẽ minh hoạ, trình bày báo, và sáng tác âm nhạc, với những bài Chiều hậu phương, Lúa mới và một số ca cảnh.
Sau năm 1954, bài hát Mời anh đến thăm quê tôi đánh dấu bước chuyển trong sáng tác âm nhạc của ông. Trong thời kỳ này, ông sáng tác một loạt tác phẩm về các liệt sĩ như Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Noi gương Lý Tự Trọng, Bài ca Ngô Mây, Ca ngợi Trần Thị Lý, Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi...
Trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết các bài Đào công sự, Bài ca người lái xe, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Khâu áo gửi người chiến sĩ...
Trong những năm 1968 – 1970, ông tu nghiệp ở Nhạc viện Kiev (Ukraina),[2] tại đây ông đã viết các tác phẩm khí nhạc như Sonate viết cho violon (dàn dựng và xuất bản ở Moskva), Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc (dàn nhạc Novosibirk)... Về nước, ông viết những ca khúc, hợp xướng như Bài ca xây dựng, Tiếng hát buổi bình minh, Bài ca chiến thắng...
Sau khi Việt Nam thống nhất, ông viết những bài hát nhạc nhẹ trữ tình như Từ ngày hôm nay, Tình em biển cả, Chiều trên bến cảng, Hà Nội một trái tim hồng
Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật[2] cho các tác phẩm: Quê em, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Đào công sự, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương, Tình em biển cả, Chiều trên bến cảng.
Ông qua đời vào sáng ngày 7 tháng 10 năm 2016 (87 tuổi) tại Hà Nội[3].
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]- Bài ca chiến thắng
- Bài ca Ngô Mây
- Bài ca người lái xe
- Bài ca xây dựng
- Bài hát về Lê Đình Chinh (1979)
- Bé nhè
- Biển muôn đời vẫn thế
- Biết ơn chị Võ Thị Sáu (1958)
- Ca ngợi đời sống mới (1945)
- Chú mèo con
- Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi
- Ca ngợi Trần Thị Lý
- Câu chuyện tình yêu
- Chiều hậu phương
- Chiều trên bến cảng (1978)
- Chuyện ngày xưa
- Đảng là cuộc sống của tôi
- Đào công sự
- Em yêu hòa bình (nhạc thiếu nhi)
- Giải phóng (hợp xướng 4 chương, 1970)
- Hà Nội, một trái tim hồng
- Khâu áo gửi người chiến sĩ
- Lời ước nguyện về 1000 năm Thăng Long (cantate năm chương, 2010)
- Lúa mới
- Mời anh đến thăm quê tôi (1954)
- Ngập ngừng
- Nguyễn Viết Xuân, cả nước yêu thương
- Noi gương Lý Tự Trọng
- Quê em miền trung du (1946)
- Sonate viết cho violon (khí nhạc)
- Tiếng hát buổi bình minh
- Tình em biển cả
- Tổ quốc (tổ khúc giao hưởng) (1971)
- Từ ngày hôm nay
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 238
- ^ a b Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 239
- ^ Nhạc sĩ 'Hà Nội một trái tim hồng' - Nguyễn Đức Toàn từ trần ở tuổi 87
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Gallery tranh của Nguyễn Đức Toàn Lưu trữ 2010-11-25 tại Wayback Machine
| |
---|---|
|
Bài viết tiểu sử liên quan đến nhạc sĩ Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Ca Sĩ Nguyễn Phúc Toàn
-
Nguyễn Phúc Toàn - YouTube
-
NHỮNG BÀI HÁT PHÚC TOÀN SÁNG TÁC. - YouTube
-
Phúc Toàn Chinh Phục Giải Vàng Tài Năng âm Nhạc Nhờ Hát Giọng ...
-
Nguyễn-phúc-toàn Trang Cá Nhân - Facebook
-
Ca Sĩ Phúc Tiệp Mối Duyên Lạ Với Dòng Nhạc Bác Học - Báo Thanh Tra
-
Nguyễn Đức Toàn - Người Nhạc Sĩ, Họa Sĩ Tài Hoa Của Hà Nội | VOV.VN
-
Thông Tin, Tiểu Sử Về Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Toàn - Hợp Âm Pro
-
Đào Tố Loan, Phúc Tiệp Cùng Dàn Nhạc Giao Hưởng HN Tham Gia ...
-
Nguyễn Phúc Xuân Lê Và Tình Yêu Nhiếp ảnh
-
Only C Tiếp Tục Bắt Tay Với Em Trai Nguyễn Phúc Thiện Trong Bản ...
-
Nguyễn Đức Toàn - Bài Ca đi Cùng Năm Tháng
-
Only C Kết Hợp Cùng Em Trai Nguyễn Phúc Thiện Trong Dự án Ballad ...
-
Bất Ngờ Danh Tính Nữ Ca Sĩ Hợp Tác Cùng Nguyễn Phúc Thiện Và G ...