Nguyễn Hữu Thọ – Wikipedia Tiếng Việt

Về người cùng tên xin xem thêm bài Hữu Thọ
Nguyễn Hữu Thọ
Nguyễn Hữu Thọ những năm 1980[1].
Chức vụ
Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhiệm kỳ4 tháng 7 năm 1981 – 17 tháng 6 năm 19875 năm, 348 ngày
Phó Chủ tịch
  • Phan Anh
  • Y Pah
  • Hòa thượng Thích Thế Long
  • Phêrô Võ Thành Trinh
  • Nghiêm Xuân Yêm
  • Huỳnh Cương
  • Cầm Ngoan
  • Nguyễn Xiển
  • Xuân Thủy
Tiền nhiệmTrường Chinh
Kế nhiệmLê Quang Đạo
Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nhiệm kỳ2 tháng 11 năm 1988 – 17 tháng 8 năm 19945 năm, 288 ngày
Tiền nhiệmHuỳnh Tấn Phát
Kế nhiệmLê Quang Đạo
Quyền Chủ tịch nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhiệm kỳ30 tháng 3 năm 1980 – 4 tháng 7 năm 19811 năm, 96 ngày
Tiền nhiệmTôn Đức Thắng (mất)
Kế nhiệmTrường Chinh
Phó Chủ tịch nướcPhó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhiệm kỳ24 tháng 6 năm 1976 – 19 tháng 7 năm 199216 năm, 25 ngày
Chủ tịch nướcTôn Đức ThắngTrường ChinhVõ Chí Công
Chủ tịch Hội đồng Cố vấnChính phủ Cách mạng Lâm thờiCộng hòa Miền Nam Việt Nam
Nhiệm kỳ8 tháng 6 năm 1969 – 2 tháng 7 năm 19767 năm, 24 ngày
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệmHợp nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Chủ tịch Mặt trận Dân tộcGiải phóng miền Nam Việt Nam
Nhiệm kỳ16 tháng 2 năm 1962 – 31 tháng 1 năm 197714 năm, 350 ngày
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệmHợp nhất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh(1910-07-10)10 tháng 7, 1910Chợ Lớn, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất24 tháng 12, 1996(1996-12-24) (86 tuổi)Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Đông Dương
VợDương Thị Chung

Nguyễn Hữu Thọ (10 tháng 7 năm 1910 – 24 tháng 12 năm 1996) là một luật sư, nhà cách mạng và chính khách Việt Nam. Ông là Phó Chủ tịch nước Việt Nam sau đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1992 trong giai đoạn này ông làm Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ năm 1981 đến năm 1987, sau đó ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 1988 đến năm 1994. Ông từng là Quyền Chủ tịch nước Việt Nam từ ngày 30 tháng 3 năm 1980 đến ngày 4 tháng 7 năm 1981 sau khi ông Tôn Đức Thắng qua đời. Trong Chiến tranh Việt Nam, ông là Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Cộng hòa miền Nam Việt Nam chức vụ tương đương với Chủ tịch nước.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyễn Hữu Thọ vào năm 1932

Ông sinh ra ở làng Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, quận Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay là thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An)[2]. Năm 1930, ông học luật ở Pháp và trở về nước năm 1933. Hành nghề luật sư khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, ông luôn bảo vệ công lý, bênh vực người dân vô tội trước tòa án thực dân. Năm 1947, ông vận động hàng trăm luật sư, kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, nhà giáo, nhà báo,... ký tên vào bản Tuyên ngôn của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn đòi Chính phủ Pháp đàm phán với Chính phủ Việt Nam do Việt Minh lãnh đạo. Năm 1948, ông tham gia Hội Liên Việt và ngày 16 tháng 10 năm 1949 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương[3].

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoạt động Cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông hoạt động trong phong trào trí thức và bị Pháp bắt tháng 6 năm 1950, bị giam ở Lai Châu rồi Sơn Tây cho đến tháng 11 năm 1952. Sau đó ông lại tham gia phong trào đấu tranh hợp pháp, đòi hòa bình ở Sài Gòn - Chợ Lớn, là Phó chủ tịch Phong trào hòa bình Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1954, ông bị chính quyền Quốc gia Việt Nam của Thủ tướng Ngô Đình Diệm bắt giam ở Phú Yên.

Chính phủ Cách mạng lâm thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 11 năm 1961 ông Thọ về đến bắc Tây Ninh, tháng 2 năm 1962 Đại hội lần thứ I Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tổ chức và ông được bầu làm Chủ tịch.[4]

Khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập vào tháng 6 năm 1969, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn (tương đương với Chủ tịch nước) nhưng thực tế thì không có quá nhiều quyền lực lên nhà nước.Quyền lực thực tế nằm trong tay Chủ tịch Chính Phủ Huỳnh Tấn Phát[5]

Sự nghiệp chính trị sau năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1976 ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất.[4]

Tháng 4 năm 1980 ông làm Quyền Chủ tịch nước đến tháng 7 năm 1981 sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời.[4]

Năm 1981 ông là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đến năm 1987, rồi là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tại đại hội năm 1988. Ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước khóa VII, VIII.[6]

Ông được thưởng Huân chương Sao vàng năm 1993.[6]

Qua đời và vinh danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]
Mộ của ông Nguyễn Hữu Thọ và vợ của ông

Ông qua đời lúc 20h40 tối ngày 24 tháng 12 năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh[4], và được an táng ở Nghĩa trang TP.HCM.

Lễ quốc tang sẽ diễn ra trong 3 ngày (29, 30 và 31 tháng 12 năm 1996), lễ viếng và lễ truy điệu diễn ra tại Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh và lễ an táng tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 30 tháng 12 năm 1996. Trong thời điểm Quốc tang, các chương trình đón năm mới 1997 đều bị hủy bỏ.

Vinh danh

[sửa | sửa mã nguồn]
Đường Nguyễn Hữu Thọ tại Sài Gòn

Tên của ông được đặt cho các đường phố ở Việt Nam, gồm có: Hà Nội (nối Giải Phóng với đường Linh Đường), Thành phố Hồ Chí Minh (nối Khánh Hội - cầu Bà Chiêm), Đà Nẵng (nối Nguyễn Tri Phương đến Võ Chí Công), Điện Biên Phủ (quốc lộ 12 đến điểm cắt Bế Văn Đàn),...

Tên của ông được đặt cho ngôi trường lớn ở quê hương ông (Bến Lức) THPT Nguyễn Hữu Thọ gần nhà văn hóa Bến Lức, ở quận 7 trường THCS Nguyễn Hữu Thọ trên đường Lâm Văn Bền và ở quận 4 ngày 12/03/2010 tên ông được đặt cho trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, gần Bến Nhà Rồng tọa lạc địa chỉ số 02 Bến Vân Đồn phường 12 quận 4. Ngoài ra, Đền thờ Nguyễn Hữu Thọ đã được xây dựng ở quê hương ông nằm giữa nhà văn hóa huyện và ngôi trường mang tên ông.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Gắn bó với dân tộc, với nhân dân, với cách mạng". Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Hữu Thọ (10-7-1910 - 10-7-2020) Người đảng viên cộng sản kiên trung”. Thông tấn xã Việt Nam.
  2. ^ “Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Nhà trí thức yêu nước vĩ đại”. SGGPO. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
  3. ^ “Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Hữu Thọ (10-7-1910 - 10-7-2020) Người đảng viên cộng sản kiên trung”. Báo Khánh Hòa điện tử.
  4. ^ a b c d Tóm tắt tiểu sử, quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Báo Long An, 06/07/2020
  5. ^ “Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam (1969-1976)”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ a b “Quyết định số 111/KT/CTN ngày 28 tháng 6 năm 1993 của Chủ tịch nước về việc điều chỉnh mức tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lên Huân chương Sao Vàng cho luật sư Nguyễn Hữu Thọ”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phỏng vấn Nguyễn Hữu Thọ, 1981
Tiền nhiệm:Trường Chinh Chủ tịch Quốc hội Việt Nam1981-1987 Kế nhiệm:Lê Quang Đạo
Tiền nhiệm:Tôn Đức Thắng(Chủ tịch nước) Quyền Chủ tịch nước Việt NamTháng 4 năm 1980-Tháng 7 năm 1981 Kế nhiệm:Trường Chinh(Chủ tịch Hội đồng Nhà nước)
Tiền nhiệm:Huỳnh Tấn Phát Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam11/1988 - 8/1994 Kế nhiệm:Lê Quang Đạo
  • x
  • t
  • s
Chủ tịch nước Việt Nam Việt Nam
Danh sách • Chế định
  • Hồ Chí Minh (1945–1969)
  • Huỳnh Thúc Kháng (1946)
  • Tôn Đức Thắng (1969; 1969–1980)
  • Nguyễn Hữu Thọ (1980–1981)
  • Trường Chinh¹ (1981–1987)
  • Võ Chí Công¹ (1987–1992)
  • Lê Đức Anh (1992–1997)
  • Trần Đức Lương (1997–2006)
  • Nguyễn Minh Triết (2006–2011)
  • Trương Tấn Sang (2011–2016)
  • Trần Đại Quang (2016–2018)
  • Đặng Thị Ngọc Thịnh (2018)
  • Nguyễn Phú Trọng (2018–2021)
  • Nguyễn Xuân Phúc (2021–2023)
  • Võ Thị Ánh Xuân (2023)
  • Võ Văn Thưởng (2023–2024)
  • Võ Thị Ánh Xuân (2024)
  • Tô Lâm (2024)
  • Lương Cường (2024–)
  • ¹ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
  • In nghiêng: Quyền Chủ tịch
  • x
  • t
  • s
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Việt Nam
  • Nguyễn Văn Tố (1946)
  • Bùi Bằng Đoàn (1946–1955)
  • Tôn Đức Thắng (1955–1960)
  • Trường Chinh (1960–1981)
  • Nguyễn Hữu Thọ (1981–1987)
  • Lê Quang Đạo (1987–1992)
  • Nông Đức Mạnh (1992–2001)
  • Nguyễn Văn An (2001–2006)
  • Nguyễn Phú Trọng (2006–2011)
  • Nguyễn Sinh Hùng (2011–2016)
  • Nguyễn Thị Kim Ngân (2016–2021)
  • Vương Đình Huệ (2021–2024)
  • Trần Thanh Mẫn (2024–)
  • x
  • t
  • s
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • Hoàng Quốc Việt (I: 1977 – 1983)
  • Huỳnh Tấn Phát (II: 1983 – 1988)
  • Nguyễn Hữu Thọ (III: 1988 – 1994)
  • Lê Quang Đạo (IV: 1994 – 1999)
  • Phạm Thế Duyệt (V, VI: 1999 – 2008)
  • Huỳnh Đảm (VI, VII: 2008 – 2013)
  • Nguyễn Thiện Nhân (VII, VIII: 2013 – 2017)
  • Trần Thanh Mẫn (VIII, IX: 2017 – 2021)
  • Đỗ Văn Chiến (IX, X: 2021 - nay)
  • Chủ tịch danh dự: Tôn Đức Thắng (I)
  • Hoàng Quốc Việt (II, III)
  • Nguyễn Hữu Thọ (IV)
  • x
  • t
  • s
Phó Chủ tịch nước Việt Nam Việt Nam
  • Nguyễn Hải Thần (1945–1946)
  • Tôn Đức Thắng (1960–1969)
  • Nguyễn Lương Bằng (1969–1979)
  • Nguyễn Hữu Thọ (1976–1992)
  • Chu Huy Mân (1981–1986)
  • Xuân Thủy (1981–1982)
  • Lê Thanh Nghị (1982–1986)
  • Huỳnh Tấn Phát (1982–1989)
  • Nguyễn Quyết (1987–1992)
  • Đàm Quang Trung (1987–1992)
  • Lê Quang Đạo (1987–1992)
  • Nguyễn Thị Định (1987–1992)
  • Nguyễn Thị Bình (1992–2002)
  • Trương Mỹ Hoa (2002–2007)
  • Nguyễn Thị Doan (2007–2016)
  • Đặng Thị Ngọc Thịnh (2016–2021)
  • Võ Thị Ánh Xuân (2021–)

Từ khóa » Chữ Ký Nguyễn Hữu Thọ