Nguyễn Huy Dũng – Wikipedia Tiếng Việt

Nguyễn Huy Dũng
Chức vụ
Chủ tịchỦy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Nhiệm kỳ6 tháng 9 năm 2024 (2024-09-06) – nay (81 ngày)
Tiền nhiệmTrịnh Việt Hùng
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Bí thưTỉnh ủy Thái Nguyên
Nhiệm kỳ6 tháng 9 năm 2024 (2024-09-06) – nay (81 ngày)
Bí thưTrịnh Việt Hùng
Phó Chủ tịchHiệp hội An ninh mạng Quốc gia
Nhiệm kỳ16 tháng 1 năm 2024 (2024-01-16) – nay (315 ngày)
Chủ tịchLương Tam Quang
Phó Chủ tịchHội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
Nhiệm kỳ9 tháng 9 năm 2021 (2021-09-09) – nay (3 năm, 78 ngày)
Chủ tịchNguyễn Ngọc Lương
Thứ trưởngBộ Thông tin và Truyền thông
Nhiệm kỳ16 tháng 11 năm 2020 (2020-11-16) – 6 tháng 9 năm 2024 (2024-09-06) (4 năm, 10 ngày)
Bộ trưởngNguyễn Mạnh Hùng
Cục trưởng Cục Tin học hóa
Nhiệm kỳ12 tháng 2 năm 2020 (2020-02-12) – 15 tháng 11 năm 2020 (2020-11-15)
Tiền nhiệmNguyễn Thành Phúc
Kế nhiệmĐỗ Công Anh
Cục trưởng Cục An toàn thông tin
Nhiệm kỳ26 tháng 2 năm 2019 (2019-02-26) – 11 tháng 2 năm 2020 (2020-02-11)
Tiền nhiệmNguyễn Thanh Hải
Kế nhiệmNguyễn Thành Phúc
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh7 tháng 11, 1983 (41 tuổi)Hà Nội
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấn
  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học Công nghệ Nanyang
Quê quánLàng Trường Lưu, xã Kim Song Trường, Huyện Can Lộc, Hà Tĩnh

Nguyễn Huy Dũng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1983) là một chính khách Việt Nam, hiện đang giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên[1]. Ông từng giữ các chức vụ Cục trưởng Cục Tin học hóa và Cục An toàn thông tin.[2] Năm 37 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và trở thành Thứ trưởng trẻ tuổi nhất trong Chính phủ Việt Nam tại thời điểm đó[3]. Ngày 06/09/2024, Nguyễn Huy Dũng được điều động, chỉ định làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên nhiệm kỳ 2020-2025 và được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên[1].

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu

Nguyễn Huy Dũng sinh ngày 7 tháng 11 năm 1983 tại Hà Nội, nguyên quán là làng Trường Lưu thuộc xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân từ dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu, một dòng họ có truyền thống khoa bảng với nhiều người từng đỗ đạt như gia đình Uẩn Đình hầu Nguyễn Huy Tự,[4][5] Thám hoa Nguyễn Huy Oánh,[6][7] những người đầu tiên mở và điều hành Phúc Giang thư viện – một điển hình về giáo dục tư thục Việt Nam thời bấy giờ.[8] Nguyễn Huy Oánh là con trai của Khiết Nhạ hầu Nguyễn Huy Tựu, từng đỗ kỳ thi Hương làm đến chức Tham chính Thái Nguyên, hàm Công bộ Thượng thư.[9]

Dòng họ Nguyễn Huy được liệt vào một trong những dòng họ lớn của vùng đất Hà Tĩnh. Hiện tại dòng họ đang lưu giữ  "Mộc bản Trường Lưu" hay "Mộc bản Phúc Giang". Bộ mộc bản này gồm 383 bản được khắc chữ Hán ngược để in thành 3 tập sách giáo khoa kinh điển của Nho giáo gồm 11 quyển và 1 quyển sách quy chế trường học: "Tính lý toản yếu đại toàn", "Ngũ kinh toản yếu đại toàn" và "Thư viện quy lệ". Đây được xem là khối mộc bản duy nhất và cổ nhất về giáo dục của một dòng họ được lưu trữ tại Việt Nam. Tháng 5 năm 2016, Mộc bản Trường Lưu được  UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Từng theo học lớp chuyên Toán của Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Huy Dũng đỗ vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Lúc đang học năm thứ nhất đại học, ông nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ Singapore và Chính phủ Việt Nam để du học chuyên ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Công nghệ Nanyang (thường viết tắt là NTU), 1 trong 6 trường đại học công lập của Singapore. Đây là trường đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng các trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới và đứng thứ 4 về nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ thông tin theo bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds vào năm 2020.[10]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp Đại học, ông về làm việc tại Bộ Bưu chính, Viễn thông (sau năm 2007 là Bộ Thông tin và Truyền thông) và lần lượt trải qua nhiều vị trí như Chuyên viên, Phó Trưởng phòng, hàm Trưởng phòng. Khoảng năm 2008, ông được điều từ Ban Quản lý dự án Công nghệ thông tin về Phòng Thư ký – Tổng hợp của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông.[11]

Cục An toàn thông tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến tháng 7 năm 2014, ông được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin.[12] Trong những năm đảm nhiệm Phó Cục trưởng, Nguyễn Huy Dũng đã tham gia nghiên cứu, chủ trì biên tập và hoàn thiện hành lang pháp lý, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho an toàn thông tin và an ninh mạng Việt Nam. Tiêu biểu là Luật An toàn thông tin mạng được ban hành vào năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.[13] Tính riêng trong giai đoạn 2017–2019, Việt Nam đã tăng 50 bậc từ 100 lên 50 trong bảng xếp hạng toàn cầu về an toàn và an ninh mạng do Liên Hợp Quốc đánh giá.[14] Đến năm 2020, Việt Nam đã đạt được vị trí thứ 25 trên bảng xếp hạng này.[15]

Ngày 22 tháng 2 năm 2019, Cục trưởng Cục An toàn thông tin là Nguyễn Thanh Hải được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương, theo đó Nguyễn Huy Dũng được giao nhiệm vụ tạm thay quyền phụ trách vị trí Cục trưởng.[16] Đến tháng 6 cùng năm thì ông chính thức được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục An toàn thông tin.[17][18] Lúc này Nguyễn Huy Dũng mới 36 tuổi, là Cục trưởng trẻ nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông.[3]

Tháng 2 năm 2020, chỉ 1 năm sau khi bắt đầu công việc của Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Nguyễn Huy Dũng được điều làm Cục trưởng Cục Tin học hóa cũng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.[19][20]

Thứ trưởng trẻ nhất Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 6 tháng 11 năm 2020, Nguyễn Huy Dũng chính thức được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và trở thành Thứ trưởng trẻ tuổi nhất trong Chính phủ Việt Nam tại thời điểm đó.[21] Sau khi trở thành Thứ trưởng, ông là người chịu trách nhiệm tham mưu, chủ trì biên tập và tổ chức triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.[22] Là một Thứ trưởng trẻ tuổi được đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin hiếm hoi của Bộ Thông tin và Truyền thông, Nguyễn Huy Dũng được phân công giúp đỡ Bộ trưởng trong các lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, giao dịch điện tử, các công tác liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin tin, an toàn thông tin mạng và bưu chính.[23] Trong giai đoạn làm Thứ trưởng này, ông đã góp phần không nhỏ vào việc giúp Việt Nam lọt vào nhóm quốc gia bậc 1 "kiểu mẫu" trong bảng xếp hạng về Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 của Liên minh Viễn thông quốc tế[24], cũng như tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử trong báo cáo Khảo sát Chính phủ điện tử 2024 của Liên Hợp Quốc.[25]

Ngày 24 tháng 6 năm 2021, Bộ Y tế Việt Nam ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc, trong đó Nguyễn Huy Dũng là Phó trưởng ban kiêm đồng Trưởng Tiểu ban Ứng dụng Công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng Vắc-xin COVID-19 và truyền thông. Trong bối cảnh Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam đang bùng nổ, đây được xem là một bước đi quan trọng trong chiến dịch tiêm chủng phòng ngừa tại quốc gia này.[26]

Ngày 10 tháng 8 năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quyết định thành lập Ban điều hành triển khai Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021–2025 gồm 23 thành viên với Nguyễn Huy Dũng là trưởng ban và Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc là phó trưởng ban.[27][28]

Ngày 9 tháng 9 năm 2021, tại hội nghị lần thứ 5 của Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa 8, Nguyễn Huy Dũng đã trở thành 1 trong 3 thanh niên được chọn bổ sung vào vị trí Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.[29]

Đầu năm 2022, quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông được ban hành. Danh sách ban chỉ đạo gồm 24 thành viên với Nguyễn Huy Dũng là trưởng ban.[30]

Tháng 4 năm 2023, Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được thành lập sau quyết định số 459/QĐ-TTg của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Trong đó Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà là trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương và Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan là phó ban, cùng 8 ủy viên bao gồm Nguyễn Huy Dũng.[31]

Ngày 15 tháng 6 năm 2023, Hội thảo khoa học Quốc gia về chủ đề "An ninh mạng và Mật mã trong nền an ninh quốc gia" do Ban Cơ yếu Chính phủ, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Học viện Kỹ thuật Mật mã. Hội thảo này là diễn đàn để tổ chức và cá nhân như các nhà lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến an ninh mạng, mật mã và quản trị an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia. Có 8 tham luận được phát biểu tại hội thảo, trong đó Nguyễn Huy Dũng trình bày "Thực trạng quản trị an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trong quá trình quản trị an ninh mạng".[32]

Ngày 16 tháng 1 năm 2024, Ban chấp hành Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đã thống nhất bầu bổ sung Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng vào Ban chấp hành, làm Phó Chủ tịch Hiệp hội, đóng vai trò chỉ đạo kết nối hoạt động của Hiệp hội với các cơ quan thuộc Bộ TT&TT; đồng phụ trách Ban Nghiên cứu, tư vấn chính sách, pháp luật, bao gồm việc chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động, khó khăn vướng mắc và chỉ đạo, điều hành ban này.[33]

Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 06 tháng 09 năm 2024, Nguyễn Huy Dũng được điều động, chỉ định làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên nhiệm kỳ 2020-2025 và được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên[1] trong bối cảnh Ban Thường vụ tỉnh uỷ tỉnh Thái Nguyên đưa ra định hướng phát triển "Thái Nguyên số, Thái Nguyên xanh và Thái Nguyên hạnh phúc" - một chủ trương nhằm hiện thực hoá quan điểm tiến bộ của Trung ương Đảng coi "chuyển đổi số" là "động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất", "hoàn thiện quan hệ sản xuất" và cam kết của Chính phủ Việt Nam "đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050"[34].

Với nền tảng học vấn được đào tạo bài bản về lĩnh vực công nghệ (sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Singapore, chuyên ngành Công nghệ thông tin), cùng các thành tích công tác trong các lĩnh vực Chính phủ số - kinh tế số - xã hội số góp phần cải thiện xếp hạng quốc gia của Việt Nam trong các chỉ số về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cung cấp dữ liệu mở[25][35], đặc biệt là chỉ số về an toàn, an ninh mạng[15][24], đã được ghi nhận trong nước và quốc tế, Nguyễn Huy Dũng trở thành Chủ tịch tỉnh đầu tiên tại Việt Nam có kinh nghiệm chuyên môn chính trong lĩnh vực Chuyển đổi số, một yếu tố quan trọng khi công tác chuyển đổi số tại các tỉnh miền núi Việt Nam như Thái Nguyên vẫn được đánh giá là rất giàu tiềm năng đang cần thêm những đột phá mới, mạnh mẽ trong thời gian tới.

Việc bổ nhiệm các lãnh đạo từ các Bộ chuyên ngành thời gian qua như Nguyễn Huy Dũng vào một vị trí lãnh đạo trong Cấp uỷ địa phương cũng là nét mới trong công tác nhân sự của Đảng chỉ sau 1 tháng từ khi Tổng bí thư Tô Lâm nhậm chức vào 3/8/2024, và cũng thể hiện sự tin tưởng, gửi gắm của Tổng bí thư Tô Lâm[36] đối với các lãnh đạo trẻ, có kinh nghiệm thực tế về chuyển đổi số theo tinh thần "người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền" phải có "nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số".

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2005, khi vẫn còn là sinh viên đại học Nanyang, Nguyễn Huy Dũng đã tham gia cuộc thi Trí tuệ Việt Nam với vai trò trưởng nhóm Trường Sơn. Sản phẩm "Hệ thống công nghệ thông tin bác sĩ" của nhóm đã giành được giải Ba chung cuộc vào đúng ngày 1 tháng 1 năm 2006.[37] Sau đó, sản phẩm tiếp tục trở thành 1 trong 9 đại diện của đoàn Việt Nam tham gia APICTA (The Asia Pacific ICT Alliance Awards, Giải thưởng Liên minh Công nghệ thông tin – Truyền thông Châu Á Thái Bình Dương) 2005 tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan.[38]

Năm 2010, Nguyễn Huy Dũng là 1 trong 10 thanh niên Công nghệ thông tin được nhận Quả cầu Vàng của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.[39]

Ngày 14 tháng 3 năm 2023, Nguyễn Huy Dũng lọt vào danh sách Lãnh đạo trẻ tiêu biểu toàn cầu (tiếng Anh: Young Global Leaders) do Diễn đàn Kinh tế thế giới bầu chọn. Ông cũng là người Việt Nam duy nhất lọt vào danh sách trong nhiệm kỳ này.[40] Việc bầu chọn được diễn ra sau mỗi nhiệm kỳ kéo dài 6 năm với các ứng cử viên dưới 44 tuổi từ 70 quốc gia có thành tích xuất sắc ở các lĩnh vực.[41][42][43]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Tiểu sử đồng chí Nguyễn Huy Dũng, tân Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên”. Báo điện tử Chính phủ. 6 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ Thảo Anh (27 tháng 7 năm 2020). “Triển khai ứng dụng "truy vết" người nghi nhiễm COVID-19 tại Đà Nẵng”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ a b Long Nguyễn (17 tháng 11 năm 2020). “Bộ Thông tin và Truyền thông có tân Thứ trưởng 37 tuổi”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ Đào Duy Anh (2005), tr. 181.
  5. ^ Nguyễn Duy Quý (2008), tr. 60.
  6. ^ Trịnh Khắc Mạnh (2007), tr. 374.
  7. ^ Trần Hồng Đức (2002), tr. 134.
  8. ^ Nguyễn Tuấn Cường (2020), tr. 118.
  9. ^ Nguyễn Lộc (1992), tr. 318.
  10. ^ “University Rankings” (bằng tiếng Anh). Top Universities. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2019. Truy cập 21 tháng 8 năm 2016.
  11. ^ Anh Tuấn (18 tháng 11 năm 2020). “Chuyện chưa kể về Tân Thứ trưởng trẻ Nhất Việt Nam Nguyễn Huy Dũng”. Nghệ An 24h. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023.
  12. ^ B.Trân (9 tháng 5 năm 2018). “150 chuyên gia an ninh mạng khủng đấu với mã độc đào tiền ảo”. Người Lao Động. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  13. ^ PV (19 tháng 11 năm 2020). “Dấu ấn của Thứ trưởng trẻ nhất Việt Nam Nguyễn Huy Dũng trong lĩnh vực CNTT”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023.
  14. ^ “Việt Nam xếp thứ 50 về Chỉ số an toàn thông tin toàn cầu (GCI)”. Báo điện tử Chính phủ. 6 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  15. ^ a b Nhóm PV (10 tháng 7 năm 2021). “Xếp hạng Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu 2020: Việt Nam bứt phá mạnh mẽ”. Tạp chí điện tử Thông tin và Truyền thông. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  16. ^ “Ông Nguyễn Huy Dũng được giao phụ trách điều hành Cục An toàn thông tin”. VietNamNet. 26 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  17. ^ Trọng Đạt (12 tháng 6 năm 2019). “Bộ TT&TT bổ nhiệm ông Nguyễn Huy Dũng làm Cục trưởng Cục ATTT”. VietNamNet. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  18. ^ PV (12 tháng 1 năm 2011). “Ông Nguyễn Huy Dũng được bổ nhiệm Cục trưởng Cục An toàn thông tin”. Báo Đại đoàn kết. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  19. ^ T.Hà (13 tháng 2 năm 2020). “Bộ Thông tin - truyền thông điều động, luân chuyển 13 vị trí cán bộ chủ chốt”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  20. ^ Ái Vân (13 tháng 2 năm 2020). “Bộ Thông tin và Truyền thông điều động, bổ nhiệm 13 cán bộ chủ chốt”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  21. ^ Trọng Đạt (17 tháng 11 năm 2020). “Bộ Thông tin và Truyền thông có Thứ trưởng 37 tuổi”. VietNamNet. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023.
  22. ^ Tạ Hiển (18 tháng 11 năm 2020). “Tân Thứ trưởng 37 tuổi là cựu sinh viên Bách Khoa, chủ trì biên tập Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  23. ^ Phạm Đông (8 tháng 5 năm 2023). “Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm được giao làm người phát ngôn của Bộ Thông tin Truyền thông”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  24. ^ a b Du Lam (14 tháng 9 năm 2024). “Việt Nam trong nhóm top 1 an toàn thông tin toàn cầu”. Báo điện tử VietNamNet. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2024.
  25. ^ a b Du Lam (18 tháng 9 năm 2024). “Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử”. Báo điện tử VietNamNet. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2024.
  26. ^ Quang Ninh (24 tháng 6 năm 2021). “Bước đi quan trọng trong chiến dịch tiêm chủng phòng Covid-19”. VietNamNet. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023.
  27. ^ Trần Tuấn (9 tháng 9 năm 2021). “Phân công công tác Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  28. ^ Lâm Thảo (12 tháng 8 năm 2021). “Thành lập Ban điều hành Đề án phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023.
  29. ^ Vũ Thơ (9 tháng 9 năm 2021). “Thứ trưởng 8x làm Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  30. ^ Vân Anh (15 tháng 1 năm 2022). “Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng làm Trưởng ban chỉ đạo cải cách hành chính Bộ TT&TT”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  31. ^ Phạm Đông (29 tháng 4 năm 2023). “Danh sách Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  32. ^ Vương Trần (14 tháng 6 năm 2023). “An ninh mạng và mật mã trong nền an ninh quốc gia”. Báo Lao Động. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  33. ^ “Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng làm Phó Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia”. mic.gov.vn. 16 tháng 1 năm 2024.
  34. ^ “Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào 2050”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2 tháng 11 năm 2021.
  35. ^ “Năm 2022, dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam tăng 5 bậc, dữ liệu mở tăng 10 bậc”. Báo Nhân Dân điện tử. 31 tháng 8 năm 2024.
  36. ^ “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Báo Nhân Dân điện tử. 2 tháng 9 năm 2024.
  37. ^ “Khát khao đóng góp cho bốn chữ "Trí tuệ Việt Nam"”. Báo Nhân Dân điện tử. 10 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  38. ^ Nguyễn Huy Dũng (22 tháng 2 năm 2006). “Việt Nam giành huy chương vàng APICTA 2005”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  39. ^ “10 cá nhân đoạt giải thưởng "Quả cầu vàng" năm 2010”. Báo Hànộimới. 30 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023.
  40. ^ Werthmuller, Sam (14 tháng 3 năm 2023). “From AI Researchers to TV Producers: Discover the Young Global Leaders Class of 2023”. Diễn đàn Kinh tế thế giới (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023.
  41. ^ Nominate a Young Global Leader, lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2018, truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018
  42. ^ Lista Iz Davosa, Vreme, 2013, lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2015, truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014
  43. ^ Wo die junge Elite zusammenkommt, Wirtschafts Woche, 2013, lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2014, truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014

Nguồn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đào Duy Anh (2005). Trịnh Bá Đĩnh (biên tập). Đào Duy Anh, nghiên cứu văn hóa và ngữ văn. Nhà xuất bản Giáo dục. OCLC 80908393.
  • Nguyễn Tuấn Cường (31 tháng 3 năm 2020). “Private Academies and Confucian Education in 18th-Century Vietnam in East Asian Context: The Case of Phúc Giang Academy” [Trường học tư thục và giáo dục Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ 18 trong bối cảnh Đông Á: Trường hợp Thư viện Phúc Giang]. Confucian Academies in East Asia [Trường học Nho giáo ở Đông Á] (bằng tiếng Anh). Brill. tr. 89–126. ISBN 9789004424074.
  • Nguyễn Duy Quý (2008). Nhận thức văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. OCLC 276394395.
  • Nguyễn Lộc (1992). Văn học Việt Nam: nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. Đại học và giáo dục chuyên nghiệp. OCLC 6091932.
  • Trần Hồng Đức (2002). Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc. OCLC 52680665.
  • Trịnh Khắc Mạnh (2007). Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hoá thông tin. OCLC 1083192463.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng Lưu trữ 2023-06-19 tại Wayback Machine

Từ khóa » Thứ Trưởng Bộ 4t