Nguyên Lý Bơm Chân Không Vòng Nước | DBK Việt Nam

Nội dung
  1. Bơm chân không vòng nước có cấu tạo như thế nào?
  2. Nguyên lý bơm chân không vòng nước
    1. Nguyên lý chung của bơm chân không vòng nước
    2. Nguyên lý của bơm chân không vòng nước 2 cấp
  3. Ứng dụng của bơm chân không vòng nước

Bơm chân không vòng nước có cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo của thiết bị bơm chân không tuần hoàn nước khá phức tạp với nhiều bộ phận khác nhau.

  • Phần động cơ: trục bơm và cánh bơm làm từ gang, kim loại hoặc inox.
  • Phần buồng bơm: buồng chứa chân không và mặt bích. Trong đó bơm 1 cấp có 1 buồng bơm còn bơm 2 cấp có 2 buồng bơm. Đầu hút và đầu xả của buồng được kết nối chéo với nhau.
  • Đối với bơm chân không vòng nước 2 cấp có thêm vách ngăn.

Nguyên lý bơm chân không vòng nước 1

Nguyên lý bơm chân không vòng nước

Dưới đây là sự phân biệt nguyên lý hoạt động của bơm chân không vòng nước:

Nguyên lý chung của bơm chân không vòng nước

Bơm chân không vòng nước hoạt đông theo nguyên tách Piston: cánh gạt sẽ quay trong chất lỏng. Ở đây, trục bơm và cánh bơm là hai bộ phận chuyển động liên tục để tạo lực nhất định nhằm văng ly tâm hướng ra ngoài. Điều này giúp cho vòng chất lỏng quay đồng tâm với vỏ bơm.

Do cánh bơm chân không vòng nước được đặt lệch tâm nên chất lỏng sẽ di chuyển từ hướng trục của cánh bơm. Theo đó, lực ly tâm được hình thành sẽ hút không khí vào trong buồng bơm và xả ra tại các khoảng trống của cánh bơm.

Chất lỏng được tạo ra bởi lực ly tâm có nhiệm vụ hút không khí trong môi trường cần hút chân không. Sau đó, bộ phận cổng hút được thông, đồng thời chất lỏng quay ngược trở lại không gian giữa lưỡi bơm và cánh bơm. Mục đích của hoạt động này là đẩy không khí ra ngoài cổng xả.

Chu trình được thực hiện cho đến khi các lưỡi cánh chạm với cổng xả thì dòng chất lỏng sẽ đưa không khí bị nén đi vào cổng xả, từ đó đẩy không khí ra bên ngoài.

Tiếp theo, chất lỏng lại được đưa vào buồng bơm để thực hiện chu trình làm việc mới.

Nguyên lý bơm chân không vòng nước 2

Nguyên lý của bơm chân không vòng nước 2 cấp

Nguyên lý hoạt động của bơm chân không vòng nước 2 cấp cũng tương tự như nguyên lý ở trên. Tuy nhiên, quy trình hút, xả khí của bơm sẽ diễn ra 2 lần: lần lượt ở buồng bơm thứ nhất và buồng bơm thứ hai.

Cổng xả của buồng thứ nhất được kết nối với cổng hút của buồng bơm thứ hai. Theo đó, chất lỏng với không khí đã được nén và xả tại buồng đầu tiên sẽ tiếp tục được đưa tới buồng thứ hai.

Tại buồng bơm thứ hai, dòng chất lỏng và không khí tiếp tục chu trình hút - nén và được xả ra ngoài thông qua cổng xả của bơm. Chu trình vận hành liên tục và lần lượt từ buồng 1 đến buồng 2 cho đến khi bơm đạt được áp suất như yêu cầu.

Hiểu về nguyên lý của bơm hút chân không sẽ giúp người dùng tìm được thiết bị phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở giúp người sử dụng nắm được cách thức vận hành và có cách sửa chữa kịp thời khi máy bơm bị hỏng.

Nguyên lý bơm chân không vòng nước 3

Ứng dụng của bơm chân không vòng nước

Bơm chân không vòng nước được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong ngành sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Máy bơm chân không thường được dùng để chưng cất chân không, ngưng tụ chân không, hút ẩm, xử lý tro,...

Một số ứng dụng nổi bật của bơm chân không vòng nước:

  • Sản xuất giấy, bột giấy: thụ hưởng hóa chất, công việc bay hơi và bơm chân không vòng nước để loại bỏ nước khỏi bột giấy trong quá trình xử lý giấy.
  • Sản xuất nhựa, hạt nhựa.
  • Sản xuất hóa chất, thuốc nổ
  • Sản xuất mía đường, bia rượu, nước giải khát,...
  • Ngành công nghiệp xử lý nước thải: sục khí nước thải, sục khí ao hồ,...
  • Sử dụng trong ngành công nghiệp hóa dầu, dầu khí
  • Sử dụng trong công nghiệp sấy và chế biến gỗ.
  • Công nghiệp sản xuất ô tô.
  • Ngành dịch vụ F&B, đóng gói,...
  • Ngành xây dựng

Nguyên lý bơm chân không vòng nước 4

Trên đây là những thông tin liên quan tới bơm chân không vòng nước. Mong rằng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Ngày tạo: 2022-07-09 11:50:34 | Người tạo: Phát Review

Từ khóa » Nguyên Lý Bơm Chân Không Vòng Nước