Nguyên Lý Cấu Tạo Và Sơ Đồ Máy Lọc Nước RO Gia Đình
Có thể bạn quan tâm
Trên thị trường hiện nay, có hàng trăm nhãn hiệu máy lọc nước RO. Mỗi nhãn hiệu cũng có hàng chục model các kiểu. Mỗi model thông thường sẽ có những đặc điểm riêng. Vì vậy, nguyên lý cấu tạo và sơ đồ máy lọc nước RO của từng loại cũng khác nhau.
Trong bài viết này, Locnuoc.Store sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên lý cấu tạo và sơ đồ dòng máy lọc nước RO tiêu chuẩn.
Tóm tắt nội dung
Cấu tạo máy lọc nước RO
Các dòng máy lọc nước sử dụng công nghệ lọc nước RO giúp tạo ra nguồn nước tinh khiết, uống được ngay và không cần đun sôi.
Hệ thống máy gồm các lõi lọc nước, màng lọc nước như những thành phần chủ đạo tham gia và tạo nước tinh khiết. Các linh phụ kiện khác sẽ đóng vai trò hỗ trợ và tạo sự tiện dụng cho người dùng.
Cấu tạo máy lọc nước RO gia đình thường có 8 khối chính:
- Phần lọc tiền xử lý (thường là các cấp lọc 1, 2, 3)
- Màng lọc RO (thẩm thấu ngược)
- Lõi lọc chức năng (T33, Nano silver, Alkaline, Mineral, ORP,…)
- Hệ thống bơm tạo áp suất nước (sử dụng điện năng)
- Bình áp chứa và tích trữ nước tinh khiết
- Cơ cấp cấp nước
- Vòi lấy nước tinh khiết
- Vỏ máy (nếu có)
Sơ đồ máy lọc nước RO gia đình
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO thực ra rất đơn giản. Nước cấp vào máy sẽ đi qua các lõi lọc nước tiền xử lý, sau đó qua bơm áp giúp tăng áp suất nước trước khi nước được đẩy vào màng lọc RO.
Sau màng lọc RO, bao gồm hai đường nước, đường nước thải và đường nước tinh khiết. Nước tinh khiết sẽ được cấp vào bình áp, đồng thời đựa chia và đi qua các lõi lọc chức năng rồi đến vòi lấy nước tinh khiết.
Chức năng của các lõi lọc
- Lõi lọc số 1: Tiền xử lý, lọc tạp chất thô như: bùn đất, rỉ sét, cặn đá,… có kích thước > 5 micron
- Lõi lọc số 2: Tiền xử lý 2, hấp phụ chất hữu cơ, độc tố, thuốc trừ sâu, khử mùi, vi sinh,…
- Lõi lọc số 3: Tiền xử lý 3, lọc tạp chất thô như: bùn đất, rỉ sét, cặn đá, mạt than,… có kích thước > 1 micron
- Lõi lọc số 4 (Màng lọc RO): Lọc và loại bỏ các tạp chất hòa tan trong nước, với khe lọc đạt đến mức 0,0001 micron. Màng RO giúp loại bỏ gần như hoàn toàn tạp chất dù nhỏ nhất, giúp nước trở nên tinh khiết, có thể uống được luôn và không cần đun sôi.
- Lõi lọc số 5: Làm tươi nước, khử độc tố tàn dư, khử khuẩn, nấm mốc và mùi hôi trong nước,…
- Lõi lọc số 6: Bức xạ hồng ngoại, tách nhóm phân tử nước, tăng oxy cho nước,…
- Lõi lọc số 7 (Alkaline): Tạo nước kiềm tính, trung hòa axit dư thừa,…
- Lõi lọc số 8 (Meniral): Tái tạo và bổ sung khoáng chất cho nước…
- Lõi lọc số 9 (ORP): Chống lão hóa, giải độc cơ thể và tăng cường chức năng miễn dịch,…
Cơ chế tự động của máy lọc nước
Máy lọc nước RO gia đình làm việc hoàn toàn tự động dựa vào hệ thống bơm áp sử dụng điện.
Nước lọc khi nạp đầy bình áp chứa nước, máy sẽ tự động dừng. Khi đó rơ le áp cao (van áp cao) được ngắt và cắt điện vào bơm cũng như van điện từ. Bơm dừng, sẽ ngừng cấp áp lực nước vào màng lọc RO. Van điện từ ngắt sẽ khóa nước đầu vào máy, dừng cấp nước vào máy.
Trường hợp áp suất nước đầu vào máy bị yếu hoặc không có nước. Khi đó rơ le áp thấp (van áp thấp) sẽ ngắt điện vào bơm và van điện từ. Máy dừng làm việc để bảo vệ bơm làm việc liên tục gây hư hỏng cho máy.
Cả van áp thấp và áp cao đều lấy áp suất nước trên ống nước tại vị trí lắp đặt để tác động vào piton của van. Các nhà sản xuất đã tính toán với mức áp suất phù hợp để piton sẽ tác động vào rơ le điện để đóng mở tiếp điểm dẫn điện của rơ le.
Cơ chế tích nước của bình áp
Bình áp chứa nước của máy lọc được thiết kế khá đặc biệt. Là bình chứa nước dạng tích áp tự nhiên. Bên trong ruột bình gồm hai khoang tách biệt bởi một bóng silicon chuyên dụng. Một khoang được bơm đầy hơi thông qua một van hơi (van xe máy). Khoang còn lại là khoang chứa nước và được kết nối ra ngoài bằng cửa khóa nước.
Về nguyên lý, khoang hơi sẽ được nạp đầy hơi với áp suất vừa đủ để bóng hơi có thể lấp kín thể tích bên trong bình áp. Khi nước lọc (có áp suất) được nạp vào bình bên khoang chứa nước.
Nhờ áp suất nước có được từ bơm tăng áp, nước sẽ dần chiếm thể tích trong bình áp. Quá trình đó sẽ khiến cho áp suất được tích sẵn trong khoang chứa nước, giúp bạn có thể lấy toàn bộ nước trong bình ra mà không cần tác động từ bên ngoài.
Một số trường hợp khi bạn sử dụng máy lọc nước, có hiện tượng nước trong bình vẫn đầy nhưng không có nước ra. Bạn cần kiểm tra van hơi để xem hơi trong bình có còn không để xử lý.
Trên đây là nội dung bài viết giới thiệu nguyên lý cấu tạo và sơ đồ máy lọc nước RO gia đình. Mọi ý kiến đóng góp hoặc yêu cầu xin vui lòng liên hệ Hotline: 090 666 9000 để nhận sự hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng cảm ơn!
Từ khóa » Sơ đồ Nguyên Lý Máy Lọc Nước Ro
-
Sơ đồ Máy Lọc Nước RO Và Nguyên Lý Hoạt động Cơ Bản
-
Hướng Dẫn Sơ đồ Nguyên Lý Cách Lắp Máy Lọc Nước Gia đình RO
-
Sơ đồ Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động Máy Lọc Nước RO - Fpt123
-
Sơ đồ Và Nguyên Lý Mạch điện Của Máy Lọc Nước RO
-
Sơ đồ Máy Lọc Nước RO - Nguyên Lý Hoạt động Của Máy Lọc Nước
-
Tìm Hiểu Sơ đồ Máy Lọc Nước RO
-
Sơ đồ Nguyên Lý Máy Lọc Nước RO
-
Sơ đồ Nguyên Lý Máy Lọc Nước RO - An Dân
-
Sơ Đồ Lắp Máy Lọc Nước RO Karofi Đúng Chuẩn Tại Nhà
-
Sơ đồ Cấu Tạo Máy Lọc Nước RO Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Sơ đồ điện Máy Lọc Nước RO & Nguyên Lý Mạch điện Của Máy Lọc ...
-
Nguyên Lý Hoạt Động Và Sơ đồ Máy Lọc Nước RO Cơ Bản |Lgg3
-
Sơ đồ Mạch điện Máy Lọc Nước RO | Nguyên Lý Hoạt động Của Nó