Nguyên Lý Chụp Mạch Số Hóa Xóa Nền (DSA) - PGS Hà Hoàng Kiệm

Nguyên lý chụp mạch số hóa xóa nền (DSA - Digital Subtraction Angiography)

PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, BV 103

Kỹ thuật chụp mạch máu số hóa xóa nền (Digital Subtraction Angiography - DSA) là một hệ thống chụp hình mạch máu mới bằng tia X. Đây là sản phẩm của sự kết hợp giữa kỹ thuật chụp hình mạch máu thông thường theo kỹ thuật Seldinger với kỹ thuật xử lý hình ảnh bằng máy vi tính.

Một hệ thống DSA thường bao gồm các thành phần như bộ phận phát tia X, bộ phận thu nhận hình ảnh, bộ phận xử lý hình ảnh số và bộ phận hiển thị….Bộ phận trung tâm của hệ thống là bộ xử lý hình ảnh số (digital image processing system). Trước khi tiến hành chụp DSA, người ta tiêm cho bệnh nhân một chất nhuộm huỳnh quang có tác dụng làm sáng mạch máu, chất nhuộm này hoàn toàn vô hại và sẽ thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu của bệnh nhân. Khi tia X được phát ra, đi xuyên qua cơ thể người bệnh và được thu nhận bằng bầu tăng sáng (Image Intensifier). Một ống kính được đặt giữa bầu tăng sáng và video camera nhằm giới hạn cường độ ánh sáng truyền đến camera.Trước khi thực hiện thuật toán xóa nền, máy chụp hình ảnh ban đầu khi chưa tiêm thuốc cản quang. Sau đó, chất cản quang sẽ được tiêm vào mạch máu cần chụp qua ống thông luồn vào động mạch đùi qua da. Tiếp theo là quá trình thu nhận ảnh động khi chất cản quang đi vào cơ thể trong 1 đơn vị thời gian được cài đặt sẵn. Bộ phận xử lý hình ảnh sẽ lấy ảnh thu nhận được khi chưa có chất cản quang làm ảnh nền (ảnh mask) và tiến hành loại trừ ảnh nền với ảnh thu được khi có chất cản quang đó là những cấu trúc giải phẫu tĩnh giống nhau giữa 2 ảnh.

Như vậy nguyên lý cơ bản của hệ thống chụp DSA là dùng ánh sáng huỳnh quang và tia X chụp hình mạch máu ở những vị trí cần kiểm tra khi chưa bơm thuốc cản quang và sau khi đã bơm thuốc cản quang vào mạch máu cần chụp. Máy tính sẽ xóa mờ hình ảnh nền để làm rõ hệ thống mạch máu.

Trước khi chụp DSA, bệnh nhân phải được chuẩn bị kỹ: xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi, ghi điện tâm đồ và nhịn ăn sáng. Bệnh nhân được đưa một ống thông vào lòng mạch máu từ bẹn lên đến động mạch cần chụp để bơm thuốc cản quang. Vì vậy kỹ thuật chụp DSA là kỹ thuật chụp xâm lấn và có nguy cơ tai biến khi chụp nên phải được chỉ định chặt chẽ và được bệnh nhân đồng ý. Sau khi chụp, bệnh nhân sẽ được băng bó vùng bẹn và nằm bất động trong 24h, tuyệt đối tránh cử động chân.

Hình 1. Chụp DSA động mạch thận. Hình trái: hẹp động mạch thận phải sau chỗ xuất phát từ động mạch chủ (mũi tên). Hình phải: Sau khi đặt stent chỗ hẹp đã được khắc phục.

Hình 2. Chụp DSA động mạch não cho thấy phình mạch dạng túi (mũi tên). (a): Động mạch thông trước. (b): Động mạch cảnh trong.

Hình 3. Chụp DSA. Ảnh trái: động mạch chủ bụng và động mạch chậu, Renal Artery: động mạch thận; Aota: động mạch chủ bụng; Iliac Artery: động mạch chậu. Ảnh phải Quai động mạch chủ và động mạch chủ ngực, A Ao: động mạch chủ lên, D Ao: động mạch chủ ngực, BC: động mạch cánh tay-đầu, LCC: động mạch cảnh chung trái, SC: động mạch dưới đòn trái.

Tài liệu tham khảo

1. Anagnostakos, Nicholas Peter; Tortora, Gerard J. (1990). Principles of Anatomy and Physiology. San Francisco: Harper & Row. ISBN0-06-046694-4.

2. Eddy AC, Nance DR, Goldman MA et al. (May 1990). "Rapid diagnosis of thoracic aortic transection using intravenous digital subtraction angiography". Am. J. Surg. 159 (5): 500–3. doi:10.1016/S0002-9610(05)81255-3. PMID2334014.

3. CS1 maint: Explicit use of et al. (link)D'Alotto C, Pelz DM, Rankin RN (September 1985). "A comparison of angiography, intravenous digital subtraction angiography and duplex ultrasound in the diagnosis of carotid artery atherosclerosis". J Can Assoc Radiol 36 (3): 200–8. PMID3900078.

4. Zwiebel WJ, Strother CM, Austin CW, Sackett JF (1 July 1985). "Comparison of ultrasound and IV-DSA for carotid evaluation". Stroke 16 (4): 633–43. doi:10.1161/01.STR.16.4.633. PMID3895593

5. Sam, Amir H.; James T.H. Teo (2010). Rapid Medicine. Wiley-Blackwell. ISBN1405183233.

6. Jump up to: R. Herzig, S. Burval, B. Krupka, I. Vlachova, K. Urbanek, J. Mares (2004). "Comparison of ultrasonography, CT angiography, and digital subtraction angiography in severe carotid stenoses" (PDF). European Journal of Neurology: 774–5. Retrieved 26 June 2013.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Từ khóa » đọc Phim Dsa