Nguyên Lý Của 2 Sơ đồ Mạch điện Chạy Luân Phiên 2 Timer Và 1 Timer

Tìm hiểu về sơ đồ và nguyên lý hoạt động của 2 mạch điện chạy dừng luân phiên dùng 2 timer ON Delay và 1 timer ON/OFF Delay.

1. Mạch chạy luân phiên dùng 2 rơ le thời gian

– Thông số kỹ thuật timer AH3-3:

+ Dãy điện áp:

DC: 12, 24V

AC: 12, 24, 110, 220, 380, 415, 440V tần số 50/60Hz

+ Thời gian:

Giây: 1, 3, 6, 10, 12, 30, 60

Phút: 3, 6, 10, 30, 60

Giờ: 3, 6, 10, 24

+ Công suất tiếp điểm: 250VAC 5A với tải điện trở

+ Công suất tiêu thụ: 2VA

+ Giá bán timer On delay AH3-3 chỉ từ 65.000đ

timer AH3-3 On delay

Giá các loại timer AH3-3 tại Shopee

– Sơ đồ đấu dây mạch luân phiên 2 timer

+ Mạch luân phiên sử dụng 2 timer On Delay để điều khiển thời gian chạy và dừng của một động cơ. Timer T1 điều khiển thời gian chạy, timer T2 điều khiển thời gian dừng.

mạch chạy luân phiên dùng 2 timer

Sơ đồ đấu dây mạch luân phiên 2 timer

– Nguyên lý hoạt động:

+ Khi nhấn nút ON thì cuộn dây contactor K và timer T1 được cấp điện. Do contactor K hút nên động cơ hoạt động và đồng thời timer T1 bắt đầu đếm thời gian. Tiếp điểm thường hở K đóng lại, cùng với tiếp điểm thường đóng (5 8) của T2 tự giữ trạng thái nút nhấn.

+ Khi timer T1 đếm đến giá trị cài trước thì tiếp điểm thường hở (6 8) của T1 đóng lại cấp điện cho timer T2. Đồng thời tiếp điểm (5 8) của T1 mở ra ngắt điện contactor K và T1 nên động cơ ngừng hoạt động.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem: Tổng hợp 20 sơ đồ đấu dây contactor 3 pha

=> T1 là thời gian chạy

Sau khi timer T1 bị ngắt điện thì tiếp điểm (6 8) của T1 trở về trạng thái mở. Timer T2 lúc này tự duy trì thông qua tiếp điểm không phụ thuộc thời gian (1 3) của T2.

+ Khi timer T2 đếm đến giá trị cài đặt thì tiếp điểm (6 8) đóng lại, cấp điện cho contactor K và timer T1. Đồng thời tiếp điểm (5 8) của T2 mở ra ngắt điện cuộn dây timer T2. Chu kỳ được lặp lại.

=> T2 là thời gian động cơ dừng.

Tham khảo video hướng dẫn lắp mạch luân phiên chi tiết – Tôi Yêu Nghề

2. Sơ đồ mạch điện chạy luân phiên 1 timer

– Thông số kỹ thuật timer ON/OFF Delay TF62N:

Timer ON/OFF Delay là một dạng rơ le thời gian chuyên dụng cho các ứng dụng điều khiển thời gian bật, tắt thiết bị luân phiên. Với ưu điểm là đơn giản, tiện lợi, tối ưu cho việc đấu dây.

+ Điện áp nguồn: 24 – 240V AC 50/60 Hz, 24 – 240V DC

+ Khoảng thời gian cài đặt: có nhiều timer với các khoảng thời gian khác nhau. Loại timer trong hình dưới có thể cài trong khoảng 3 giây/ 3 phút/ 3 giờ.

+ Công suất tiếp điểm: 250V AC 3A với tải thuần trở.

+ Giá timer đôi TF62N chỉ từ 138.000đ

timer TF62N ON OFF Delay

Giá bán các loại timer TF62N tại Shopee

– Sơ đồ mạch điện chạy luân phiên dùng 1 timer ON/OFF Delay

Hình bên dưới là sơ đồ mạch điện chạy luân phiên dùng 1 timer đôi. Cuộn dây của timer T luôn được cấp điện và tiếp điểm thường hở (6 8) sẽ luân phiên đóng, mở để điều khiển bật, tắt động cơ.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem: Phân tích 3 sơ đồ mạch on off 2 nút nhấn và mạch dùng công tắc 2 vị trí

mạch chạy luân phiên dùng timer ON OFF Delay

Sơ đồ mạch điện chạy luân phiên dùng 1 timer ON/OFF delay

– Nguyên lý hoạt động:

+ Khi nhấn nút ON thì cuộn dây của timer T và rơ le R được cấp điện. Khi đó tiếp điểm thường hở của R đóng lại nên mạch vẫn kín khi nhã nút nhấn. Và khi cuộn dây timer T được cấp điện thì tiếp điểm (6 8) đóng lại và timer bắt đầu đếm thời gian ON. Do đó contactor K hút và động cơ được cấp điện.

+ Sau khi timer đếm hết thời gian ON thì mở tiếp điểm (6 8) và bắt đầu đếm thời gian OFF. Khi đó tiếp điểm (6 8) của timer mở ra dẫn đến contactor K bị ngắt điện, do đó động cơ ngừng quay.

+ Hết thời gian OFF thì tiếp điểm (6 8) lại chuyển sang thường đóng và lặp lại theo chu kỳ.

+ Khi nhấn nút OFF thì cuộn dây rơ le R và timer T bị mất điện nên mạch trở về trạng thái ban đầu.

>>> Xem thêm:

4 mạch ứng dụng điều khiển sao tam giác dùng timer, PLC

6 mạch điều khiển đảo chiều động cơ 3 pha – ưu nhược điểm từng mạch

Mạch điều khiển 2 và 3 bơm chạy luân phiên

Từ khóa » Sơ đồ Mạch điện Chạy Luân Phiên 1 Timer