Nguyên Lý Hoạt động Và Cấu Tạo Của Bồn Cầu Bệt Và Bồn Cầu Xổm

Bồn cầu là thiết bị không còn quá xa lạ với chúng ta với cuộc sống hiện đại của ngày nay nhưng bạn đã hiểu về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bồn cầu chưa? Những thông tin chúng tôi đưa đến bạn sau đây về bồn cầu bệt và bồn cầu xổm chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu phần nào về thiết bị vệ sinh nhà mình, có thể phát hiện những lỗi bất thường của bồn cầu khi chúng hoạt động không ổn định.

1. Bồn cầu bệt

1.1 Cấu tạo của bồn cầu bệt

Hiện nay, các loại bồn cầu bệt trên thị trường được chia làm 4 bộ phận chính là:

– Két nước bồn cầu

– Thân bồn cầu (bệ ngồi)

– Vòi xịt

– Nắp bồn cầu

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các bộ phận xem chúng được cấu tạo như thế nào nhé!

Két nước bồn cầu

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bồn cầu bệt và bồn cầu xổm-10

Cấu tạo của két nước bồn cầu

Két nước hay bộ xả nước bồn cầu là bộ phận đảm nhận xả nước, tạo lực để đẩy chất thải xuống bể phốt. Cấu tạo của két nước bao gồm:

– Phao bồn cầu: Có nhiệm vụ điều chỉnh mực nước theo yêu cầu, khi lượng nước đủ phao sẽ nâng lên và hệ thống sẽ tự động ngắt, tránh làm tràn nước ra ngoài nắp bồn cầu

– Ốp nạp nước: Nạp lại nước vào két sau khi đã sử dụng

– Van bơm nước: Là bộ phận thẳng đứng thường được lắp được gắn bên trái của bộ xả bồn cầu, nó mở nguồn nước cung cấp vào bể và ngắt khi nước đạt mức phù hợp.

– Lẫy gạt nước: Sau khi đi vệ sinh thì gạt, ấn lẫy gạt này để cung cấp nước xuống bồn cầu, xả chất bẩn. Tùy vào loại bồn cầu mà nút này có ở vị trí khác nhau, có loại bồn cầu nó được thiết kế bên trái hoặc bên phải, nhưng cũng có mẫu bồn cầu lại thiết kế ở phía trên nắp két nước.

– Đường chống tràn: Nó có nhiệm vụ khóa nước hoặc phao khi nguồn nước đã đủ tránh tình trạng tràn nước ra ngoài

–  Toilet tank: Là khối vỏ bên ngoài của két nước để có thể bao bọc, bảo vệ các bộ phận bên trọng hoạt động ổn định và tạo tính thẩm mĩ cho bồn cầu.

– Van xả nước: Đây là bộ phận cho phép dẫn nước xuống bồn cầu.

– Xích nâng: Là bộ phân liên kết giữa cần gạt nước và nắp đặt cao su của van xả nước, để đóng mở nắp cao su theo điều khiển của cần gạt nước.

– Đường nước xuống bồn cầu: Nó là đường ống dẫn nước từ két nước xuống phía dưới của bồn cầu.

– Nút xả nước

Thân bồn cầu (bệ ngồi)

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bồn cầu bệt và bồn cầu xổm

Cấu tạo của bệ ngồi

– Bệ bồn cầu (bệ ngồi): Được làm sứ hoặc các chất liệu chắc chắn chịu được trọng lực lớn, an toàn khi ngồi sử dụng.

– Lỗ vành xả nước: Nước được đưa từ két bồn cầu xuống, thông qua các lỗ vành này để xả nước đều xuống bồn cầu.

– Xi phông: Đường dẫn chất thải đi ra

– Bẫy nước: Có tác dụng giữ lại một phần nước trong bồn cầu, tránh mùi hôi thối bốc lên từ bồn cầu.

– Lỗ thoát bồn cầu: Là đường đưa chất thải xuống bể phốt

Vòi xịt bồn cầu

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bồn cầu bệt và bồn cầu xổm-2

Cấu tạo của vòi xịt

Vòi xịt bồn cầu là một loại vòi phun nước được gắn trực tiếp vào bồn cầu, được dùng để vệ sinh hậu môn, bồn cầu và sàn nhà vệ sinh. Chúng có cấu tạo 3 phần cơ bản là đầu vòi, dây vòi và phần gác đầu vòi.

– Đầu vòi: gồm thân tay cầm, đầu vòi xịt nước và van tăng xả áp.

+ Thân tay cầm: Được thiết kế liền khối hoặc liên kết chặt chẽ với đầu vòi xịt.

+ Đầu vòi xịt nước: Được thiết kế các lỗ nhỏ li ti, kích thước giống nhau để cung cấp nước bên trong xả ra ngoài.

+ Van tăng xả áp: Bộ phận này có tác dụng điều chỉnh lực nước của vòi xả.

– Dây vòi xịt: thường được làm bằng INOX 304 hoặc nhựa, nó dẫn nước từ két xả nước xả nước bồn cầu đưa đến đầu vòi xịt và có độ dài 1m2, 1m5,..

– Phần gác đầu vòi: Được thiết kế gắn chặt vào tường là bệ đỡ vòi xịt khi không sử dụng tạo sự ngăn nắp, gọn gàng cho nhà vệ sinh

Nắp bồn cầu

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bồn cầu bệt và bồn cầu xổm-11

Nắp bồn cầu là phần được lắp đặt phía trên bệ ngoài để đậy lại khi không sử dụng, nó giúp nhà vệ sinh có không khí trong lành hơn và mang tính thẩm mĩ cao hơn.

1.2 Nguyên lý hoạt động của bàn cầu bệt

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bồn cầu bệt và bồn cầu xổm-1

– Khi ấn gạt cần nước hay nút xả trên nắp thì nước trong két bồn cầu sẽ chảy xuống thân bồn cầu thông qua lỗ vành xả nước

– Từ trên các lỗ vành này, nước sẽ trải đều lên bệ xả

– Khi có lượng nước vừa đủ, nước sẽ tràn qua xi phông chữ S tạo lực hút rất mạnh để cuốn trôi mọi chất bẩn ở bồn cầu

– Trong quá trình xả nước làm sạch bồn cầu, bẫy nước sẽ giữa lại một lượng nước sạch nhỏ để ngăn chặn khí thải từ hầm cầu bốc lên

– Khi này nước dự trữ trong két bồn cầu sẽ hết, nắp cao su sẽ tự động đóng lại, van cấp nước bắt đầu một quá trình xả nước cho đến khi bể đầy, phao bồn cầu sẽ nổi để đóng ngắt nước.

2. Bồn cầu xổm

2.1 Cấu tạo của bồn cầu xổm

Ngày nay, bồn cầu xổm rất ít được sử dụng, mà chỉ còn dùng ở những vùng nông thôn và nhà vệ sinh công cộng. Nó được thiết kế rất đơn giản chỉ có 2 bộ phận là đế ngồi (bệ ngồi) và bộ xả nước.

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bồn cầu bệt và bồn cầu xổm-12

Bồn cầu xổm gồm bệ ngồi và bộ xả nước

Bệ ngồi

Bệ ngồi được thiết kế cho người dùng có thể ngồi xổm khi đi vệ sinh. Nó cũng được thiết kế ống thoát chất thải xuống bể phốt và bẫy nước để giữ lại một lượng nước nhỏ trong bồn cầu.

Bộ xả nước

Bộ xả nước được gắn phía trên bồn cầu để xả nước sau mỗi lần đi vệ sinh. Tuy nhiên, có những mẫu bồn cầu cũ sẽ không có bộ phận này mà phải dùng xô, chậu nước dội.

2.2 Nguyên lý hoạt động của bàn cầu xổm

Sau khi đi vệ sinh xong, bạn chỉ cần ấn nút xả nước để đưa các chất thải xuống rảnh bồn cầu. Tại đây, nước sẽ đi vòng tròn tạo nên một lực mạnh để đẩy chúng xuống đáy bồn cầu, ra bể phốt. Khi đó, bẫy nước sẽ giữ lại một phần nước nhỏ giữ trong bồn cầu để ngăn mùi cho nhà vệ sinh. Bộ xả nước của bồn cầu xổm có nguyên lý hoạt động giống như bàn cầu bệt.

Hi vọng với những thông tin về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bồn cầu bệt và bồn cầu xổm mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bồn cầu và dễ dàng phát hiện những bộ phận trục trặc khi hoạt động không ổn định.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tự thay thế bồn cầu tại nhà

Từ khóa » Nguyên Lý Xả Nước Bồn Cầu