Nguyên Lý Hoạt động Và Cấu Tạo đèn đường Năng Lượng Mặt Trời
Có thể bạn quan tâm
Trong cuộc sống hiện đại, con người đều mong muốn phát triển mọi thiết bị, vật dụng dù là sở hữu cá nhân hay cơ sở hạ tầng công cộng theo hướng tiết kiệm chi phí. Việc thay thế đèn đường thông thường bằng đèn Led sử dụng Năng lượng mặt trời là góp phần tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường.
ĐÈN ĐƯỜNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI LÀ GÌ ?
Đèn đường năng lượng mặt trời Là hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện cung cấp cho đèn chiếu sáng ngoài trời, nên gọi là hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời.
- Đèn đường năng lượng mặt trời được sử dụng bằng pin, loại pin này được sạc bằng năng lượng mặt trời .
- Loại đèn này được sử dụng ngoài trời như: ngoài đường, sân vườn, sân banh, sân golf, sân tenic và có thể sử dụng trong nhà.
- Thời gian sạc trung bình của đèn năng lượng khoảng 6 – 8 tiếng tùy thuộc vào loại đèn.
- Thời gian đèn hoạt động tầm 10 – 12 tiếng liên tục, Thậm chí có những sản phẩm hoạt động suốt 1 – 3 đêm.
- Tuổi thọ của đèn năng lượng 10 đến 15 năm.
- Đèn có tiêu chuẩn bảo vệ tuyệt đối chống thấm nước chống bụi bẩn. là sản phẩm tiện nghi thích hợp mọi môi trường.
Nguyên lý hoạt động đèn năng lượng mặt trời
- Đây là thiết bị thông minh có khả năng tự động bật tắt theo cường độ ánh sáng mặt trời.
- Hệ thống đèn đường chiếu sáng đô thị thì hoàn toàn giống với hệ thống năng lương mặt trời độc lập. Điểm khác biệt của hệ chiếu sáng là tải “tự cung tự cấp” nên thường là các bóng đèn dùng loại dòng điện DC. Lúc này ắc quy cung cấp điện trực tiếp mà không cần thông qua inverter.
- Hoạt động: ban ngày các tấm pin pannel nhận năng lượng, bộ điều khiển vừa ổn áp điện áp cho bộ điều khiển, vừa kiểm soát mức pin trong ắc quy để quyết định dòng sạc vào ắc quy.
- Đến chiều tối tại một giờ chỉ định, bộ điều khiển cảm biến bật đèn chiếu sáng, và sáng bộ điều khiển tự động tắc nguồn điện (thường là từ 18h chiều đến 5h sáng hôm sau).
Nguyên lý hoạt động của đèn pha năng lượng mặt trời
Đi sâu hơn vào bộ điều khiển, để tự động hoàn toàn việc bật tắt đèn, có những phương pháp sau:
- Dùng cảm biến quang điện thực chất là do các linh kiện quang điện tạo thành. Khi ánh sáng thích hợp rọi vào bề mặt của cảm biến quang, chúng sẽ thay đổi tính chất. Tín hiệu quang được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ hiện tượng phát xạ điện tử ở cực catot (Cathode) khi có một lượng ánh sáng chiếu vào.
Cấu tạo đèn năng lượng mặt trời
Thiết kế được tạo thành từ các bộ phận sau:
- Tấm pin sạc: Bộ phận này có chức năng hấp thụ ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Vì vậy tấm pin sẽ có hướng chiếu lên lên để ánh sáng được hập thu tốt nhất và nhiều nhất.
- Bộ điều khiển Có công dụng sẽ ngắt dòng điện khi ắc quy đã đầy. Ánh sáng mặt trời sẽ được chuyển hóa thành điện năng và dự trữ ở ắc quy. Khi điện năng đã đầy bình, bộ điều khiển sẽ tự ngắt để tránh tình trạng quá tải gây ra cháy nổ. Ngoài ra thiết bị này có tác dụng nhận biết ngày và đêm. Vào ban ngày đèn sẽ không chiếu sáng mà chỉ nhận ánh nắng, vào ban đêm đèn mới tự động sáng.
- Ắc quy: Bộ phận lưu trữ điện năng đã được chuyển hóa từ ánh nắng mặt trời.
- Đèn Led: Có các chip Led được nhập ngoại cao cấp tạo nên ánh sáng êm dịu và an toàn. Cường độ ánh sáng khác nhau nhưng đều có thể chiếu trên phạm vi rộng với sức chiếu mạnh.
- Thân đèn: Đèn đường năng lượng mặt trời có thân được làm bằng hợp kim nhôm bền chắc. Chất liệu không bị rỉ sét và chịu được mưa nắng nên rất thích hợp để lắp đặt ở công viên.
Đèn đường năng lượng mặt trời – xu hướng tiết kiệm năng lượng mới
- Xu hướng thay thế đèn đường thông thường bằng đèn led sử dụng năng lượng mặt trời đang được triển khai áp dụng ngày càng phổ biến trên cả nước. Việc thay thế này góp phần tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Hiện nay, lĩnh vực chiếu sáng công cộng thường sử dụng đèn huỳnh quang và đèn compact, những đèn này có công suất thấp nhưng vẫn đảm bảo độ sáng cao, tỏa đều; hệ số công suất khá cao, giúp giảm phụ tải nhất là tuổi thọ sử dụng đèn kéo dài đến 5000giờ.
- Tuy nhiên, loại đèn năng lượng mặt trời, loại đèn không hề tiêu tốn điện lưới, tự thắp sáng bằng ánh sáng tổng hợp, tất yếu sẽ trở thành một xu hướng nhân rộng trên thế giới. Thiết bị điện sử dụng nguồn năng lượng mặt trời đang được dùng trong công nghiệp, an ninh quốc phòng, sân bay, sân golf… giúp tiết kiệm lượng điện tiêu thụ. Đèn năng lượng mặt trời trên thị trường đều dùng bóng đèn led, vỏ bên ngoài bằng nhôm đúc, tuổi thọ có thể hơn 15 năm.
Đèn đường năng lượng mặt trời được lắp đặt miền núi.
- So với các loại đèn khác, chi phí cho một đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời khá đắc, chính vì vậy, loại đèn này vẫn chưa được đầu tư lắp đặt rộng, đại trà làm đèn chiếu sáng công cộng tại hầu khắp các thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, với tuổi thọ bền (trung bình 15 năm cho một sản phẩm), an toàn khi sử dụng và tiết kiệm chi phí điện, về lâu dài, đèn năng lượng mặt trời chắc chắn sẽ là giải pháp tiết kiệm hợp lý nhất. Hiện tại ở nước ta, loại đèn năng lượng mặt trời chủ yếu tập trung triển khai và áp dụng tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi.
- Ngoài ra bộ điều khiển còn tự động mở/tắt đèn khi trời tối và ngược lại. Đây là loại đèn duy nhất có khả năng tiết kiệm 100% năng lượng so với đèn chiếu sáng thông thường. Chính vì tính ưu việt của đèn năng lượng mặt trời này mà hệ thống chiếu sáng công cộng dùng năng lượng mặt trời đang được quan tâm rất nhiều và lắp đặt tại hầu hết các huyện đảo mà đường điện khó xây dựng đi tới ở nước ta. Không cần phải thi công dây điện, lắp đặt đơn giản, khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin năng lượng, tấm pin chuyển quang năng thành điện năng và đưa đến bộ điều khiển, bộ điều khiển điều khiển sạc vào pin hoặc ắc quy để tích điện và điện này là nguồn để phát sáng bóng đèn led.
>> Tìm hiểu thêm về đèn cảm biến năng lượng mặt trời || Đèn năng lượng mặt trời 100w
Mục đích của bài viết này Việt -Solar cung cấp một thông tin tổng quát và đầy đủ để bạn có thể tự tính toán và thiết kế một hệ thống pin mặt trời. Hoặc có thể tự trang bị kiến thức để chọn một công ty về đèn năng lượng uy tín với dầy dặn kinh nghiệm như Việt-Solar là phương án dử dụng hợp lý nhất.
Từ khóa » Nguyên Lý Làm Việc đèn Năng Lượng Mặt Trời
-
Tất Tần Tật Về Cấu Tạo Đèn Năng Lượng Mặt Trời & Nguyên Lý ...
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của đèn Năng Lượng Mặt Trời
-
Nguyên Lý Làm Việc Của đèn Năng Lượng Mặt Trời
-
Nguyên Lý đèn Năng Lượng Mặt Trời
-
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Của đèn đường LED Năng Lượng Mặt Trời
-
Nguyên Lý Hoạt động đèn - Đèn đường Năng Lượng Mặt Trời Cao Cấp ...
-
CẤU TẠO CỦA ĐÈN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Và CÁCH THỰC ...
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lí Hoạt động Của đèn đường Năng Lượng Mặt Trời
-
Cấu Tạo Của Nguyên Lý Hoạt động Của đèn Năng Lượng Mặt Trời
-
[Tổng Hợp] Cấu Tạo đèn Năng Lượng Mặt Trời Và Nguyên Lý Làm Việc
-
Đèn Năng Lượng Mặt Trời Là Gì - Cấu Tạo Và Nguyên Lý - GP Solar
-
Nguyên Lý Hoạt động Của điện Mặt Trời - GP Solar
-
#1 Nguyên Lý Hoạt động đèn Năng Lượng Mặt Trời Nên Biết
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của đèn Năng Lượng Mặt Trời