Nguyên Lý Làm Sạch Bằng Sóng Siêu âm (ultrasonic Cleaning Principle)
Có thể bạn quan tâm
Dải tần số ứng với siêu âm và một số dải ứng dụng
Siêu âm là âm thanh có tần số cao hơn tần số tối đa mà tai người nghe thấy được. Tần số tối đa này tùy vào từng người, nhưng thông thường nó vào cỡ 20000 Hz. Ngược lại với siêu âm, các âm thanh có tần số thấp hơn ngưỡng nghe được bởi tai người (thường vào khoảng 20 Hz) là hạ âm.
Siêu âm có thể lan truyền trong nhiều môi trường tương tự như môi trường lan truyền của âm thanh, như không khí, các chất lỏng và rắn, và với tốc độ bằng tốc độ âm thanh. Do cùng tốc độ lan truyền, trong khi có tần số cao hơn, bước sóng của siêu âm ngắn hơn bước sóng của âm thanh. Nhờ bước sóng ngắn, độ phân giải của ảnh chụp siêu âm thường đủ để phân biệt các vật thể ở kích thước cỡ centimét hoặc milimét. Do đó siêu âm được ứng dụng trong chẩn đoán hình ảnh y khoa (siêu âm y khoa) hoặc chụp ảnh bên trong các cấu trúc cơ khí trong kiểm tra không phá hủy. Nhờ khả năng không bị nhận biết được bởi người, sóng siêu âm còn được dùng trong các ứng dụng quan trắc khác, như để đo khoảng cách hay vận tốc. Ngoài ra còn có nhiều ứng dụng siêu âm khác như làm sạch bằng siêu âm, hàn siêu âm, ứng dụng siêu âm trong hóa học, sinh học,...
Nguyên lý làm sạch bằng sóng siêu âm
Theo đà phát triển của kỹ thuật, việc tẩy rửa các chi tiết chính xác nhỏ bé ngày càng quan trọng. Bằng sức người thì vừa tốn thời gian, vừa tốn sức, lại không thể sạch hoàn toàn, nhất là đối với những chi tiết phức tạp, nhiều lỗ, rãnh... Nhưng nhờ sóng siêu âm, mọi chuyện trở nên dễ dàng. Với thiết bị máy làm sạch bằng sóng siêu âm đã mang lại nhiều sự tiện dụng và hiệu quả cao trong việc làm sạch với người dùng.
Với máy làm sạch bằng sóng siêu âm bạn chỉ cần nhúng những chi tiết cần phải làm sạch vào bể chứa dung dịch rửa (như nước xà phòng, xăng…) sau đó đưa sóng siêu âm vào dung dịch rửa, chỉ trong chốc lát các chi tiết đã sạch sẽ. Vì sao sóng siêu âm làm được việc đó? Vốn là dưới tác dụng của sóng siêu âm, dung dịch rửa lúc thì bị ép lại đặc hơn, lúc thì bị dãn ra loãng hơn. Do dung dịch chịu không nổi lực kéo nên khi bị kéo ra loãng hơn đã tạo thành những chỗ trống, sinh ra rất nhiều bọt không khí nhỏ. Những bọt này trong chớp mắt sẽ vỡ tan ra. Quá trình vỡ bọt sinh ra những luồng sóng xung kích nhỏ rất mạnh, được gọi là “hiện tượng tạo chân không”.
Do tần số của sóng siêu âm rất cao, những bọt không khí nhỏ luân phiên xuất hiện, mất đi vô cùng nhanh chóng. Sóng xung kích mà chúng sản ra giống như muôn nghìn chiếc “chổi nhỏ” vô hình rất nhanh và rất mạnh lan tới, chải quét mọi xó xỉnh của chi tiết. Vì thế, khi tẩy rửa đồng hồ đeo tay, nếu làm thủ công thì bạn phải tháo rời từng bộ phận, hiệu suất rất thấp, nhưng nếu rửa bằng sóng siêu âm thì chỉ cần nhúng toàn bộ phần máy vào trong xăng, mấy phút sau bạn đã có chiếc đồng hồ như mới! Quả thật máy làm sạch bằng sóng siêu âm đã giúp người dùng rất nhiều trọng việc tẩy rửa.
Máy làm sạch bằng sóng siêu âm hay các thiết bị sử dụng công nghệ sóng siêu âm đều bao gồm bốn thành phần cơ bản là đầu khuếch đại sóng siêu âm, bộ phát nguồn, bể chứa và các chất lỏng làm sạch. Hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống phụ thuộc vào việc thiết kế và xây dựng các đầu khuếch đại sóng siêu âm và bộ phát nguồn. Hiệu quả tổng thể của việc làm sạch phụ thuộc vào chất lỏng làm sạch. Kích thước của bể chứa phụ thuộc vào kích thước của các bộ phận tính làm sạch. Số lượng các đầu khuếch đại sóng siêu âm và bộ phát nguồn được xác định bởi kích thước bể. Việc lựa chọn các giải pháp làm sạch phụ thuộc vào các bộ phận được làm sạch và chất bẩn cần loại bỏ.
Một số ứng dụng làm sạch bằng bể rửa siêu âm
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch dầu mỡ bôi trơn có nhiệt độ nóng chảy trên 200°C trên vòng bi thép
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch bụi các-bon bám trên đầu phun
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch gỉ sét trên vòng kẹp
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch chất gây cháy trên bảng mạch in (PCB) sau khi hàn tay
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch vết hàn cháy trên ống khí thải
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch vết sơn trên khuôn đúc bằng kim loại
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch vết keo dán, phụ gia trên dụng cụ phẫu thuật
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch chất gây cháy (chứa axit) trên vật liệu đồng
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch vết cháy do dầu trên ống thủy lực bằng đồng thau
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch chất béo bám trên chi tiết trong nhà máy bia
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch vết bẩn khô từ bia trên chi tiết thép không gỉ
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch keo Polyurethan trên chi tiết thiết bị nấu keo
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch sơn bột bám trên vật liệu PTFE
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch muối và vôi trên đĩa phun titan (400 mm)
Hình ảnh trước và sau khi làm sạch vôi và gỉ đồng bám trên đồng hồ nước (bằng đồng thau & đồng thau phủ niken)
Giới thiệu sản phẩm siêu âm và dung dịch làm sạch của hãng ELMA (Đức)
Từ khóa » Nguyên Lý Máy Làm Sạch Bằng Sóng Siêu âm
-
Máy Làm Sạch Bằng Sóng Siêu âm Hoạt động Như Thế Nào? - RAMA
-
Nguyên Lý Và Cấu Tạo Của Máy Rửa Siêu âm - NION VN
-
Nguyên Lý Làm Sạch Bằng Siêu âm Trên Máy Rửa Thực Phẩm Ecomama
-
Nguyên Lý Làm Sạch Bằng Sóng Siêu âm - Ecomama.
-
Nguyên Lý Làm Sạch Của Máy Rửa Sóng Siêu âm
-
Sóng Siêu âm Và Nguyên Lý Làm Sạch Cùng Những ứng Dụng Máy ...
-
Nguyên Lí Làm Sạch Bằng Sóng Siêu âm Và Những Vấn đề Liên Quan
-
Lời Khuyên Khi Sử Dụng Máy Làm Sạch Siêu âm
-
Máy Rửa Siêu âm Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Và ưu, Nhược điểm
-
Làm Sạch Bằng Sóng Siêu âm Và Những điều Cần Biết
-
Nguyên Lý Và Cấu Tạo Của Máy Rửa Siêu âm
-
Nguyên Lý Và Cấu Tạo Của Máy Rửa Siêu âm - HotLine : 0981195528
-
Máy Làm Sạch Bằng Sóng Siêu âm Và Nguyên Lý Sử Dụng Hiệu Quả
-
Làm Sạch Bằng Sóng Siêu âm Và ứng Dụng - CNCVina