Nguyên Lý Làm Việc Của Cảm Biến Nhiệt độ - Van Điều Khiển
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1 Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ
- 1.1 Cảm biến nhiệt độ hoạt động như thế nào ?
- 1.2 Cách kiểm tra cảm biến pt100 2 dây với loại K
- 1.3 Chọn cảm biến nhiệt độ đúng túi tiền
Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ
Ở kỳ trước; Mình đã giới thiệu đến mọi người về cấu tạo các dòng cảm biến nhiệt một cách chi tiết dễ hiểu nhất. Và nếu như bạn nào chưa đọc mà muốn tìm hiểu thêm thì có thể tham khảo [ Tại đây ]
Trong bài này; chúng ta sẽ đi sâu về nguyên lý hoạt động của các dòng thiết bị đo trên
Đồng thời hướng dẫn bạn đọc mua thiết bị đo nhiệt vừa hiểu quả – Phù hợp với môi trường đo – Đồng thời có mức giá phù hợp
Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ dòng RTD và dòng Thermocouple mặc dù xét chức năng kiểm soát nhiệt khá giống nhau. Tuy nhiên; về cách thức vận hành và tín hiệu output hoàn toàn khác nhau
Chính do vậy; nhiều người chủ quan dẫn đến vấn đề đấu thiết bị vào bộ hiển thị nó báo sai hoặc không hoạt động
Nguyên nhân chính là do bộ hiển thị có thể chỉ nhận mỗi các dòng RTD hoặc nhận mỗi dòng Thermocouple. Do vậy nhiều anh cứ cắm đầu đi mua nhưng về lại dùng không được
Đặc biệt là dòng que dò pt100 2 dây với các dòng can nhiệt loại K. Chúng đều có kết cấu 2 dây output ra cả. Chính vì thế nên khó phân biệt được đâu là pt100 2 dây và đâu là Thermocoupe k
Cảm biến nhiệt độ hoạt động như thế nào ?
- Khi mà ta đấu dây thiết bị đo nhiệt vào một bộ hiển thị. Lúc này đem que dò nhiệt ra hơ lửa đốt
- Bộ phận Platinum dưới đầu que thiết bị sau khi nhận nhiệt lập tức truyền điện trở nhiệt theo các dây lõi lên trên
- Và output dòng điện trở theo dây dẫn về bộ hiển thị để đọc tín hiệu nhiệt độ
Đối với các dòng can nhiệt DTD PT100, PT500….. thì tín hiệu ra là các dòng điện trở. Và dòng điện trở tăng giảm lúc nào cũng phụ thuộc vào nhiệt độ
Ví dụ:
Cảm biến pt100 khi nhiệt độ ở mức O 0C thì lượng điện trở lúc này là 100 Ohm. Nhưng nếu nhiệt tăng đến 100 oC. Điện trở Ohm của cảm biến lúc này là 140 Ohm
Đối với các dòng cảm biến loại K – S – B thì tín hiệu ra khác hoàn toàn. Thay vì RTD output điện trở thì các dòng Thermocouple output điện áp dạng mV
Cách kiểm tra cảm biến pt100 2 dây với loại K
Như đã đề cập ở trên; thì 2 dòng thiết bị đo nhiệt này khá giống nhau nên vấn đề sử dụng lâu nhãn mác bị mờ sẽ dẫn đến việc nhầm lẫn trong khi mua. Vì vậy ta phải có kiến thức căn bản nếu không mua pt100 và sử dụng đồng hồ hiển thị chỉ nhận tín hiệu Thermocouple K, S thì không khác gì râu ông nọ cắm cằm bà kia.
Cách tốt nhất để kiểm tra 2 loại này đó chính là sử dụng đồng hồ Vom đo điện trở. Dòng đồng hồ này có 2 dây đỏ và đen tượng trưng cho 2 cực âm dương
Tuy nhiên; nó lại có 4 lỗ cắm 1 cắm dây đen là cố định. 3 lỗ cắm dây đỏ linh động cho từng trường hợp. Với trường hợp này ta cần đo là đơn vị Ohm. Vì vậy ta cắm dây đỏ vào lỗ bên phải của dây đen như hình
Sau đó nối 2 dây khác màu của pt100 lại với 2 cực trên ta sẽ thấy hiện lên tầm trên 111 Ohm như hình ( Nhiệt độ phòng lúc này tầm 29-30 oC) thì đây chính là pt100 loại 2 dây
Còn khi nối vào can K loại 2 dây như hình thì chỉ nằm dưới 10 Ohm. Điều này không chính xác.
Đây cũng là một trong những cách kiểm tra cảm biến nhiệt độ bị hư. Nếu trong trường hợp đo ở nhiệt độ phòng mà dưới 100 Ohm thì chúng ta nên thay thế cái mới
Đối với các loại Thermocouple K -S – B cũng vậy vặn đồng hồ Vom qua đơn vị mV để đo đầu ra của nó
Chọn cảm biến nhiệt độ đúng túi tiền
Bạn mặc dù có hiểu về các thiết bị đo này nhưng chưa biết lựa chọn như thế nào để có một thiết bị đo tốt nhất. Đồng thời mức giá phải ok
Cũng là người trong ngành nhiều năm. Đã từng làm tại các nhà máy lớn như Pepsi, Vinamilk tôi cho rằng nếu ở phân khúc nhà máy thì ta nên chọn các thiết bị đo nhiệt độ chính xác tầm Class A hoặc Class B. Mặc dù giá thành có cao nhưng dùng được lâu dài – Chế độ bảo hành tốt – Họ chỉ tận nơi
Còn nếu các bạn sinh viên đang trong trường muốn thực tập làm đề án về các chuyên ngành liên quan đến thiết bị công nghiệp. Thì tốt nhất các bạn nên chọn các thiết bị xuất xứ Trung hoặc hàn quốc. Vì căn bản các bạn chỉ sử dụng duy nhất một lần; mà thấy cô trong đó cũng chả biết được độ chính xác cao hay thấp. Họ chỉ biết làm sao diễn giải để hiển thị và phương án làm tốt nhất
Hy vọng; bài chia sẻ về nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ sẽ giúp bạn đọc thu thập thêm nhiều kiến thức về dòng thiết bị công nghiệp này
Ở bài chia sẻ tiếp theo mình sẽ hướng dẫn bạn đọc cách đấu dây và hiển thị nhiệt độ chuẩn xác nhất
Từ khóa » Nguyên Lý Làm Việc Pt100
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của [Cảm Biến Nhiệt độ Pt100]
-
Cảm Biến Pt100 Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động?
-
Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động Và ứng Dụng Của Can Nhiệt PT100
-
Cấu Tạo Cảm Biến Nhiệt Độ Pt100 | Hướng Dẩn Đấu Dây Pt100
-
Cảm Biến Nhiệt Độ Pt100 Là Gì - Nguyên Lý Và Ứng Dụng
-
Cảm Biến Nhiệt độ Pt100 Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Cảm Biến Nhiệt độ PT100 | Cấu Tạo – Nguyên Lý Hoạt động – Phân Loại
-
[Định Nghĩa] Pt100 Là Gì? Cấu Tạo Và Ứng Dụng ... - Loadcell | MV
-
Nguyên Lý Làm Việc – Sơ đồ Pt100 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Pt100 Là Gì? - DrGauges
-
[ KIẾN THỨC] Cảm Biến Nhiệt độ Pt100 Là Gì? Cấu Tạo Nguyên Lý ...
-
Cấu Tạo Cảm Biến Nhiệt độ RTD Pt100 - Thiết Bị đo Lường
-
Giới Thiệu Pt100 Là Gì
-
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ CỦA CẢM BIẾN RTD PT100