Nguyên Lý Máy Lọc Nước RO - Sunhouse

Nắm vững được nguyên lý hoạt độngcấu tạo máy lọc nước sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp và thuận tiện cho việc xây dựng cấu trúc, quy trình lắp đặt máy lọc nước tại nhà, từ đó có thể đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng máy lọc nước. Máy lọc nước sạch RO không còn quá xa lạ với nhiều gia đình, cơ quan, xí nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm sao để sử dụng máy lọc nước sinh hoạt RO một cách hiệu quả giúp tiết kiệm điện nước và nếu hệ thống bị trục trặc dẫn tới hỏng hóc phải xử lý ra sao. Trước hết, bạn cần nắm được quy trình lắp đặt nguyên lý máy lọc nước RO, từ đó biết cách sử dụng và sửa chữa hợp lý khi cần thiết.

Máy lọc nước RO SUNHOUSE với nhiều mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, phù hợp với mọi không gian

1. Máy lọc nước RO là gì?

Nguyên lý máy lọc nước RO như thế nào? Máy lọc nước RO có tốt không? 2 Công nghệ thẩm thấu ngược màng RO

Trên thị trường có 2 dòng máy lọc nước sạch phổ biến là nano và RO. Trong đó, máy lọc nước RO là dòng máy lọc nước loại tốt sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược màng RO.

Màng RO đóng vai trò chính trong hệ thống, giúp loại bỏ tất cả các phân tử có kích thước lớn hơn phân tử nước H2O. Nước sau lọc tại màng RO được kiểm chứng tinh khiết, loại bỏ tới 99% vi khuẩn, chất độc hại.

Ngoài ra, máy lọc nước sinh hoạt RO còn được lắp đặt các lõi lọc bổ sung khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, máy lọc nước sạch RO lọc sạch được tất cả các nguồn nước từ nước giếng khoan, nước sông, nước nhiễm phèn, cặn vôi…

Trái với máy lọc nước nano là dòng máy lọc nước không nước thải thì máy lọc RO thường cho ra 50 đến 60% nước thải trên tổng lượng nước thô đầu vào, còn lại là nước tinh khiết bổ sung khoáng có thể uống trực tiếp. Tuy nhiên, lượng nước thải này vẫn có thể dùng cho các mục đích sinh hoạt khác như giặt giũ, cọ rửa, tưới cây,..

2. Cấu tạo của máy lọc nước RO

Sơ đồ lõi lọc trong máy lọc nước ro SUNHOUSE 10 lõi

Cấu tạo của máy lọc nước sạch RO gồm thành phần chính như các lõi lọc thô, màng lọc RO, các lõi lọc bổ sung khoáng, bơm, bình áp, van điện từ và các thành phần khác như các mối nối, dây dẫn, van khóa nước, vòi nước...

Hình trên là cách bố trí các lõi lọc trên máy lọc nước 10 lõi RO SUNHOUSE. Thông thường, máy lọc nước được sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên như sau: Bình áp chứa nước; các lõi lọc thô 1,2,3; màng lọc RO; các lõi lọc bổ sung và bên ngoài vỏ tủ là van khóa nước và các vòi nước (máy lọc nước 2 vòi nóng lạnh hoặc máy lọc nước 3 vòi nóng lạnh nguội).

>> Xem thêm: Máy lọc nước có tốn điện không? Công suất máy lọc nước ro thực tế

3. Sơ đồ cấu trúc & nguyên lý hoạt động máy lọc nước RO

Như đã nói ở trên, máy lọc nước sạch RO sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược. Thẩm thấu ngược màng RO là một quá trình xử lý nước loại bỏ chất gây ô nhiễm bằng cách sử dụng áp lực đẩy các phân tử nước qua màng thẩm thấu.

Nói cách khác, màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp tạo ra một dòng chảy mạnh đẩy các thành phần hóa học, các kim loại, tạp chất...có trong nước chuyển động mạnh, văng ra vùng có áp lực thấp hay trôi theo dòng nước thải ra ngoài.

Với cơ chế hoạt động này, máy lọc nước sạch RO cần một áp lực cao. Áp lực của đường ống dẫn nước thông thường không đủ đáp ứng cho sự hoạt động của màng RO. Vì vậy cần một động cơ điện để bơm nước đạt đến áp suất cao.

Do đó máy lọc nước sinh hoạt RO cần điện để hoạt động và đạt hiệu quả lọc tốt nhất. Theo khảo sát, cứ 40 lít nước thô sẽ lấy được 10 - 15 lít nước dùng uống trực tiếp, còn lại là nước thải có thể sử dụng cho nhu cầu khác như tưới cây, giặt giũ… Trên thị trường có các máy lọc nước có cấu trúc từ 5 lõi lọc cho tới máy lọc nước 9 lõi, nhiều nhất là máy lọc nước 10 lõi.

Nguyên lý máy lọc nước RO như thế nào? Máy lọc nước RO có tốt không? 4 Sơ đồ cấu trúc và nguyên lý hoạt động máy lọc nước RO

Nguyên lý máy lọc nước RO hoạt động như sau:

Nguồn nước thô đi từ ống dẫn nước vào lõi lọc thô số 1. Lõi lọc số 1 được cấu tạo từ sợi thô PP có kích thước khe hở 5 micro giúp ngăn chặn cặn bẩn, bùn đất có kích thước từ 5 micro trở lên. Số còn lại sẽ cùng nước đi qua van áp thấp đến lõi lọc thô số 2. Lõi lọc 2 chứa than hoạt tính hấp thụ kim loại nặng, các chất hóa học độc hại, lõi lọc số 2 Cation (áp dụng tại một số máy chuyên biệt cho vùng nước nhiễm đá vôi) giúp giữ nguyên vị ngọt của nước.

Tiếp theo nước đến lõi lọc thô số 3. Tại đây, các tạp chất có kích thước từ 1 micro trở lên sẽ bị giữ lại. Nước tiếp tục được hút qua van điện từ đi vào bơm. Bơm có nhiệm vụ hút nước đẩy lên màng lọc RO của máy lọc nước sinh hoạt. Màng RO có khe hở cực nhỏ (chỉ 0.0001 micro) giúp lọc được hầu như hoàn toàn các tạp chất siêu nhỏ như vi khuẩn, vi sinh vật,... mà không làm thay đổi vị ngon ngọt của nước.

Sau khi qua màng RO, nước chia làm 2 phần là nước tinh khiết và nước thải. Nước thải của máy lọc nước sạch RO đi qua đường thải ra ngoài, còn nước tinh khiết được giữ lại đi qua van áp cao tới bình áp.

Khi nước đầy bình áp, van áp cao sẽ ngắt. Khi mở vòi để sử dụng nước tinh khiết, nước sẽ từ bình áp đi qua lõi lọc số 5 chứa cacbon t33 giúp diệt khuẩn, làm mềm và cân bằng độ pH cho nước tinh khiết hơn. Cuối cùng, nước đi qua các lõi lọc bổ sung khoáng chất (nếu có) để ra ngoài.

Sau một thời gian sử dụng, máy lọc nước gặp tình trạng không ra nước làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của gia đình bạn. Đừng lo, nguyên nhân và cách xử lý chi tiết được update trong bài viết Tại sao máy lọc nước chảy yếu giúp bạn cải thiện tình trạng trên nhanh chóng và hiệu quả.

4. Quy trình lắp đặt máy lọc nước RO

Sau khi đã hiểu rõ về nguyên lý, cấu tạo của máy lọc nước và chọn được loại máy phù hợp thì việc lắp đặt cũng rất quan trọng, điều này sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy lọc nước sau này. Dưới đây là quy trình lắp đặt máy lọc nước tổng quan: Chuẩn bị:

  • Máy lọc nước RO, dụng cụ, nguồn nước, nguồn điện, sách hướng dẫn.

Các bước thực hiện:

  1. Xác định vị trí: Chọn nơi bằng phẳng, khô ráo, gần nguồn nước và điện.
  2. Lắp đặt đường nước cấp: Kết nối dây cấp nước vào nguồn, van khóa điều chỉnh lưu lượng.
  3. Lắp đặt máy: Đặt máy, cố định bằng giá đỡ/ốc vít, kết nối dây RO với bình áp.
  4. Lắp đặt lõi lọc: Mở cốc lọc, lắp lõi đúng vị trí, vặn chặt.
  5. Lắp đặt vòi nước: Lắp vòi, kết nối dây nước lọc từ máy.
  6. Kiểm tra và vận hành: Mở van nước/bình áp, bật nguồn, kiểm tra hoạt động, xả nước thải 10-15 phút, thử nước.
*Lưu ý: Đây chỉ là hướng dẫn chung, có thể thay đổi tùy theo từng loại máy. Nên tham khảo sách hướng dẫn cụ thể để có hướng dẫn chi tiết nhất. Sau khi lắp đặt xong máy lọc nước có thể xẩy ra một vài các lỗi thường gặp, bạn đọc tham khảo qua bài viết tại sao máy lọc nước chạy liên tục để có cách xử lý nhanh và hiệu quả

5. Máy lọc nước RO có tốt không?

Máy lọc nước RO SUNHOUSE chất lượng, giá cả phải chăng

Câu hỏi này hẳn nhiều người đặt ra khi tìm mua một chiếc máy lọc nước sạch, máy lọc nước nấu ăn, hay máy lọc nước văn phòng… Trên thị trường có nhiều loại máy lọc nước sinh hoạt nhưng bạn nên chọn máy lọc nước ro nếu:

  • Nguồn nước nơi bạn sống không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm phèn, nhiễm cặn vôi hay bạn không chắc chắn về độ sạch của nước

  • Bạn muốn tiết kiệm thời gian, chi phí để có đươc nguồn nước sạch, có nước nóng lạnh nguội để sử dụng ngay khi cần

  • Bạn không muốn sử dụng nhiều vật dụng chứa đựng nước

  • Nguồn nước nhà bạn áp lực thấp, không sử dụng được máy lọc nano. Máy lọc nước nano sử dụng áp lực nước tự nhiên, không dùng điện hay bơm nước. Vì vậy nếu nguồn nước nhà bạn áp lực thấp nên dùng máy lọc nước sạch RO để khắc phục điều này.

  • Bạn muốn tiết kiệm chi phí thay lõi. Đặc biệt, theo đánh giá của thị trường, máy lọc nước RO SUNHOUSE có chi phí thay lõi thuộc top thấp nhất, chỉ từ 1 cho tới 1,5 triệu đồng/năm.

Với những thông tin về nguyên lý hoạt động máy lọc nước trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi máy lọc nước RO có tốt không… Nếu bạn quan tâm dòng máy lọc nước ro chất lượng, giá cả phải chăng, hãy tham khảo các sản phẩm máy lọc nước RO SUNHOUSE trên website chính thức của hãng hoặc tại các siêu thị, cửa hàng chuyên đồ gia dụng, điện máy.

Từ khóa » Nguyên Lý Cấu Tạo Máy Lọc Nước Ro