Nguyên Lý, Phân Loại, đặc điểm Bơm Ly Tâm - Cửa Hàng Vật Tư™

Mục lục [Hiển thị]

  • 1/ Bơm ly tâm là gì?
  • 2/ Các thành phần của bơm ly tâm
    • 2.1/ Bộ phận quay
      • Cánh quạt máy bơm
      • Trục
      • Ống lót trục
    • 2.2/ Vỏ bơm
    • 2.3/ Ống hút
  • 3/ Phân loại bơm ly tâm
    • 3.1/ Bơm ly tâm trục đứng
    • 3.2/ Bơm bọt
    • 3.3/ Bơm ly tâm đa tầng (nhiều cấp trục ngang)
  • 4/ Ưu và nhược điểm của bơm ly tâm
    • 4.1/ Ưu điểm
    • 4.2/ Nhược điểm {

1/ Bơm ly tâm là gì?

Bơm ly tâm là một dạng máy bơm chuyển đổi từ động năng quay sang động lực chất lỏng từ đó tạo lực hút và lực đẩy đối với chất lỏng. Nói một cách đơn giản, đây là một loại thiết bị được được sử dụng để vận chuyển chất lỏng từ nơi thấp đến nơi cao. Nó được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp và trong đời sống hằng ngày

Bơm ly tâm

Chất lỏng sẽ đi vào bên trong khoang của máy bơm thông qua ống hút và tiếp tục di chuyển ra bên ngoài (Tùy vào công suất sẽ quyết dịnh đến lưu lượng, áp suất, vận tốc nước), cánh quạt là bộ phận tạo ra lực ly tâm

Để tạo chuyển động quay cho cánh quạt của bơm cần phải có thiết bị tạo momen xoắn: Động cơ điện, máy nổ diesel, động cơ chạy xăng,…

2/ Các thành phần của bơm ly tâm

2.1/ Bộ phận quay

Cánh quạt máy bơm

Đây được xem như là trái tim và linh hồn của máy bơm, giúp tạo ra lực ly tâm chuyển đổi từ momen quay sang thủy động từ đó hút nước vào và đẩy nước đi, có 2 loại cánh quạt: Cánh quạt kín và cánh quạt hở

  1. Cánh quạt hở: Không được bịt kín phía trên và bên dưới, thường được dùng khi phải bơm các loại chất lỏng có nhiều tạp chất.
  2. Cánh quạt kín: Được bọc kín tòa bộ tạo thành các khoang bên trong (để hở phần miệng). Loại này được dùng khá rộng rãi cho các loại máy bơm thương trong dân dụng và sản xuất

cánh quạt

Trục

Động là bộ phận làm nhiệm vụ truyền chuyển động quay cho cánh quạt. Nó cũng truyền momen xoắn đến cánh quạt và giữ đồng bộ với các bộ phân khác của máy bơm

trục bơm ly tâm

Ống lót trục

Bộ phận này bao bọc bên ngoài trục lắp khi lắp ráp và bảo vệ khỏi sự ăn mòn. Nó hở một đầu

2.2/ Vỏ bơm

Vỏ sử dụng sử dụng cho bơm ly tâm có 2 loại: Vỏ hình xoắn ốc và vỏ dạng xoáy. Vỏ xoắn ốc có dạng hình phiễu, với thiết kế như vậy giúp giảm áp lực của dòng chất lỏng đến trục của máy bơm. Nó hoạt động an toàn và giữ cho vận tốc dòng chảy luôn được kiểm soát. Loại vỏ hình xoắn có van chuyển đổi động năng thành áp suất

cấu tạo bơm ly tâm

2.3/ Ống hút

Ống được làm nhiệm vụ kết nối giữa nguồn chất lỏng và bơm. Đầu bên dưới của ống sẽ được nhúng ngậm vào trong chất lỏng và đầu này của ống có gắng các bộ phận giúp cho rác, sỏi đá, mãnh kim loại, cặn không đi vào trong bơm trong quá trình hoạt động. Nó cũng có van một chiều để không có nước chạy ngược ra lại (Chỉ cho nước đi vào bên trong bơm)

3/ Phân loại bơm ly tâm

3.1/ Bơm ly tâm trục đứng

Chúng ta cũng biết đến loại bơm này với cái tên là bơm cantilever dùng để nạo vét, tăng áp. Loại này được thiết kế để cho phép cụm bơm nằm chìm trong chất lỏng và động cơ sẽ nằm trên cao, sử dụng rất nhiều trong công nghiệp ở các bể hút, bù áp, bơm đi một đoạn đường dài hoặc lên cao.

Loại bơm này động cơ sẽ luôn được ở lên cao nên tuyệt đối khô ráo và an toàn. Có nhiều loại bơm ly tâm trục đứng khác nhau tùy vào nhu cầu sẽ lựa chọn phù hợp

bơm trục đứng

3.2/ Bơm bọt

Đây là loại bơm ly tâm cánh mở, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản hoặc ngành công nghiệp mà có nhiều tạp chất trong chất lỏng. Trong khai thác khoáng sản, rất nhiều các bọt bẩn được tạo ra, những bọt này theo thời gian sẽ làm tắt nghẽn đối với các loại bơm thông thường, bơm bọt đã được ra đời để khắc phục vấn đề này

bơm bọt

3.3/ Bơm ly tâm đa tầng (nhiều cấp trục ngang)

Đây là loại phức tạp nhất trong tất cả các loại và có cấu tạo rất đặc biệt. Loại bơm này, cánh quạt có thể được gắn vào một trục hoặc nhiều trục tùy thuộc vào mục đích sử dụng và có nhiều giai đoạn chuyển động của chất lỏng. Trong mỗi giai đoạn, chất lỏng được di chuyển đến trung tâm trước khi đi ra ngoài. Các cánh quạt được kết nối song song thành một dãy và lưu lượng nước sẽ lớn hơn, áp suất lớn hơn

bơm ly tâm nhiều cấp

bơm ly tâm nhiều cấp

Note: Có thể hiểu đơn giản thay vì sử dụng một cánh quạt thì bơm ly tâm đa tầng sử dụng nhiều cách quạt nhằm giúp tăng lưu lượng và tắng áp suất cho chất lỏng. Giúp cột nước cao hơn, đi xa hơn

4/ Ưu và nhược điểm của bơm ly tâm

4.1/ Ưu điểm

  • Không bị vấn đề về rò rỉ
  • Có thể sử dụng cho bơm các chất lỏng dễ cháy: Xăng và dầu diesel
  • Không bị mất năng lượng do ma sát
  • Lợi về mặt kinh tế
  • Dể sử dụng, dễ lắp đặt
  • Lưu lượng nước lớn và áp suất lớn

4.2/ Nhược điểm

  • Đôi khi có thể bị tắt nghẽn đường ống
  • Những rung động mạnh của môi trường bên ngoài có thể làm hỏng bơm
  • Trong trường hợp lưu lương chất lỏng quá ít sẽ gây hiện tượng quá nhiệt
  • Có nguy cơ bị hiện tượng xâm thực máy bơm
  • Cần phải có chất lỏng để mồi
  • Cần phải thiết bị cung cấp momen xoắn: Động cơ, máy nổ Diesel
  • Không sử dụng được cho những loại chất lỏng có tính ăn mòn cao hoặc độ nhớt lớn

Từ khóa » đặc Tính Làm Việc Của Bơm Ly Tâm