Nguyên Lý Tảng Băng Trong Giao Tiếp

NGUYÊN LÍ TẢNG BĂNG TRONG GIAO TIẾP

Người biết che giấu bảy phần chìm, thì ba phần nổi rất cứng cáp, rất ổn định

.

Trong thế giới tâm lí, một trong các bậc thầy đầu tiên dựa trên nguyên lí tảng băng là Freud. Ông ấy cho rằng ba phần nổi lên trên đầu người ta là ý thức, bảy phần chìm bên dưới là vô thức. Tại sao ông ấy lại theo lí đấy: Là bởi vì bảy phần bên dưới là phần thôi đẩy. Tức là cái càng sâu ở bên dưới bề mặt thể hiện ra, thì càng là phần thôi đẩy. Người mà phần nông cạn của họ nổi lên theo kiểu trồi hẳn lên, thì nó chỉ giống như một ngôi nhà xây trên cát. Đấy không phải là động lực

Nếu động lực là cái hiện hình ở bên trên, thì động lực này hết sức nhỏ bé, hết sức nông cạn, hết sức bạc nhược yếu đuối, không có giá trị gì lắm. Nhưng nếu động lực là cái sâu thẳm bên dưới, thì lúc đấy nó hết sức vững, gần như không ai cản nổi. Nó có thể tiến, có thể lùi mà không ai có thể thay đổi tiến trình của nó, trừ khi nó thực sự muốn như vậy

Một ngọn núi đích thực, bạn thấy nó cao như thế, nhưng chân đế của nó là cả một triền đá ở bên dưới rộng lớn. Một ngọn núi trông lớn như thế là bởi vì chân đế của nó hết sức rộng lớn. Còn một mảnh đất trông bằng phẳng, thì chỉ cần bạn đào khoảng 15 mét thôi bắt đầu thấy một vùng nước khác, một vùng bùn nhão nhoét rồi. Đào khoảng 30 mét bắt đầu cảm thấy toàn bộ vùng cát ở bên dưới và nước trồi lên rồi (nếu như ai khoan giếng chắc biết chuyện này)

Bên trên trông càng bằng phẳng, trông càng thể hiện, trông càng dễ sống, thì đơn thuần nó là một thứ rất nông cạn. Đáng tiếc là cuộc đời chúng ta rất nông cạn như thế

Cảng thẳng không sâu, người thẳng không giàu, tại sao nhắc đến điều này? Chúng ta chưa nói đến Người thẳng không giàu. Chúng ta nói đến chuyện là người nào mà đã nông cạn, thì không chứa được gì cả. Thật ra trong cuộc sống này có một động lực, đấy là nó thường khiến cho con người bình thường – tức là 70% con người trong chúng ta (rất khốn khổ là thế) – trở nên nông cạn. Bởi vì khi cuộc sống khiến chúng ta giao tiếp, tương tác với nhau và cố gắng thể hiện bản thân, cố gắng chứng tỏ mình, thì bất kể chúng ta tài năng hay không, chúng ta thường trở nên nông cạn trước người còn lại

Rất khốn khổ là trong mọi mối quan hệ, giống như hai bàn tay chúng ta ép vào nhau, thì cả hai đều cố gắng gia tăng lực để chống cự cái còn lại, không thể khác được, đúng không? Rất ít khi có người nào thật sự đạt được một dạng Nhu Thuận Nhẫn, tức là một dạng âm nhu ở trong mối quan hệ: Người ta tiến thì mình lùi; Người ta đứng lại thì mình đứng nhìn lại họ; Người ta lùi một bước thì mình mon men đi vòng sang một bên mình tránh nhìn. Còn bình thường, cuộc đời giống như bước nhảy, một người tiến một người lùi, cứ tiến tiến lùi lùi hợp tác như thế, sau này sẽ kết thúc trong đánh nhau. Và thường khi, tệ hơn nữa, một người tiến thì người kia cũng tiến, hai con dê qua cầu nhất định phải húc nhau đến chết thì thôi

– THUẬT DỤNG NHÂN – Tác giả Hạo Thái –

Từ khóa » Nguyên Lý Tảng Băng Trôi Trong Giao Tiếp