Nguyên Lý Thiết Kế đồ Gỗ Và Nội Thất (Phần 2) - MyThuatMS

Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 2)

Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 2)

Khi thiết kế đồ nội thất, cần lưu ý đến khía cạnh thể chất người dùng. Đồ nội thất nhất thiết phải phù hợp với kích thước của người dùng. Cần lưu ý đến tầm với, tầm kiểm soát, tầm nhìn, chiều cao nơi làm việc và chỗ ngồi, nhằm tránh cho người dùng những nhọc nhằn không cần thiết và để có được cuộc sống thoải mái tiện nghi hơn.

* Cần lưu ý: Đây là kích thước dùng cho người phương Tây, người Việt Nam có kích thước nhỏ hơn.

Phù hợp về nhân trắc học

Mỗi người có chiều cao khác nhau, cho nên ta sẽ dùng chiều cao trung bình khi ước tính kích thước trong bản vẽ. Cũng cần lưu ý đến sự chênh lệch chiều cao giữa nam giới và nữ giới. Chiều cao tầm kiểm soát trên của nữ giới khi đứng thẳng là 1700-1800mm, dưới thấp là khoảng 620mm. Ở nam tương ứng là 1800-1900mm và 670mm. Tầm với trên tối đa của nữ giới là khoảng 1950m, của nam giới là 2200mm. Nằm ngoài kích thước này, ta không nên đặt tay cầm cho đồ nội thất.

Kích thước khi ngồi cũng khác nhau theo chiều cao cơ thể người. Cho nên mặt ghế thường có chiều cao từ 450-460mm. Để có tư thế ngồi thoải mái, mặt bàn thường cao hơn mặt ghế từ 270-275mm. Bề rộng của mặt ghế cho một người ngồi cũng cần được lưu ý, thường là 560mm. Khi làm ghế dài cho nhiều người ngồi cạnh nhau, thì bề rộng dành cho mỗi người tối thiểu là 600mm. (Hình 62).

noi that 61 Hình 61: Kích thước trung bình khi đứng của nam giới và nữ giới cùng với tầm kiểm soát và tầm với

noi that 62 Hình 62: Kích thước trung bình khi ngồi của người

Yêu cầu chỗ ngồi nhóm phụ thuộc vào kích thước của bàn và không gian hoạt động xung quanh nhóm ngồi. Yếu tố quan trọng nhất là số lượng người ngồi tại bàn. Bề rộng tối thiểu dành cho một người ngồi tại bàn ăn là 800mm. Đối với bàn dành cho 4 người ngồi thì cạnh bàn phải dài 2 x 600 = 1200mm. Đối với ghế cho nhân viên, chiều dài cạnh là 500mm. Khoảng cách để đứng lên và đẩy ghế qua lại cũng là 500mm. Cũng cần lưu ý bố trí không gian di chuyển, ví dụ như để vận động, thêm khoảng 700mm. Bên cạnh chiều cao của mặt bàn và mặt ghế, cũng cần chú ý đến chiều cao của đèn. Ở đây, chiều cao tầm mắt của người khi đứng và khi làm việc đóng vai trò quan trọng đối với chiều cao của đèn. Quan trọng là đèn không mờ và có thể nhìn rõ người đối diện (Hình 63). Bốn người ngồi tại một bàn vuông, mỗi người ngồi tại một cạnh bàn. Ở đây, ta cần 600mm bề rộng chỗ ngồi cho mỗi người và thêm 200mm thừa ra mỗi bên. Vì thế, ta cần chiếc bàn có kích thước 1000 x 1000mm (Hình 64).

noi that 63 Hình 63: Yêu cầu về khoảng cách dành cho người ngồi tại bàn ăn với một bên không gian di chuyển

noi that 64 Hình 64: Yêu cầu về khoảng cách dành cho 4 người ngồi tại một bàn vuông

Kích thước tối thiểu của bàn trong phòng ăn được tính theo tiêu chuẩn sau:

Nhìn chung:

* Bề rộng của bàn = 800 (1000)mm

* Bề dài của bàn = Số lượng người ngồi tại một cạnh bàn x 600mm

Nếu còn có một người ngồi đầu bàn, thì mỗi cạnh bàn phải được nới rộng thêm 200mm (Hình 65).

Kích thước cho bàn 4 người ngồi là 800 x 1200mm, cho 5 người ngồi là 800 x 1200mm, cho 5 người ngồi là 800 x 1400mm, cho 6 người ngồi là 800 x 1600mm, cho 8 người ngồi là 800 (1000) x 2200mm (Hình 66 và 67).

Việc xác định kích thước của bàn tròn có hơi phức tạp hơn đôi chút. Ở bàn tròn, càng mở rộng ra ngoài, người ngồi càng có nhiều không gian hơn và càng hướng vào tâm bàn, không gian càng thu hẹp lại. Bàn tròn có đường kính 600mm dành cho 2 người ngồi (Hình 68), đường kính 800mm dành cho 3 người (Hình 69) và 1000mm đủ cho 4 người ngồi (Hình 70).

Với 6 người ngồi nên dùng bàn có đường kính 1200mm (Hình 71), cho 8 người dùng bàn có đường kính 1500 (Hình 72) hoặc 1600mm (Hình 73).

noi that 65 Hình 65: Yêu cầu về khoảng cách của bàn dành cho 5 người ngồi

noi that 66 Hình 66: Yêu cầu về khoảng cách của bàn dành cho 6 người ngồi

noi that 67 Hình 67: Yêu cầu về khoảng cách của bàn dành cho 8 người ngồi

noi that 68 Hình 68: Yêu cầu về khoảng cách và kích cỡ của bàn tròn dành cho 2 người ngồi

noi that 69 Hình 69: … dành cho 3 người ngồi

noi that 70 Hình 70: … dành cho 4 người ngồi

noi that 71 Hình 71: … dành cho 6 người ngồi

noi that 72 Hình 72: … dành cho 8 người ngồi

noi that 73 Hình 73: Bàn dành cho 8 người ngồi nên có đường kính là 1600mm

Tư thế ngồi cũng cần được lưu ý. Người ta ngồi thẳng đứng khi ăn và làm việc ngồi tựa ra phía sau khi tán gẫu và thư giãn. Các tư thế ngồi chuẩn đã được nghiên cứu, chỉ ra mối tương quan giữa góc ngồi cũng như độ gập của lưng ghế phụ thuộc vào chiều cao ghế. Dạng cấu trúc phù hợp là hình vuông 800 x 800mm. Các cạnh được chia theo Tỷ lệ vàng. Khi phác họa ghế ngồi, với cả ghế đặt ở góc, cũng cần áp dụng tỷ lệ trên. Thường thì độ nghiêng của góc ngồi hoặc góc tựa lưng không lớn, cũng như thiết kế ghế thấp để tạo cảm giác thoải mái (Hình 74, 75 và 76).

Khi thiết kế một quầy bar ăn uống, phải tham chiếu với chiều cao mặt bàn thao tác. Quầy được dùng cùng với các ghế cao (600 đến 650mm) có chỗ gác chân. Điều quan trọng là phải đủ không gian đặt chân dưới mặt bàn cho tất cả vị trí ghế ngồi. Khoảng cách từ mặt ghế đến cạnh dưới bàn tối thiểu là 190mm, hay tốt hơn là 200mm (Hình 77 và 78). Ghế đẩu ở quầy ăn cao khoảng 800mm. Quầy bar cao khoảng 1000 đến 1150mm, để có thể dùng thức uống khi đứng. Bề mặt quầy bar phải đủ rộng (tối thiểu là 170mm) để chừa đủ chỗ đặt chân (Hình 79).

Để sắp đặt một bộ ghế ngồi, bao gồm bộ ghế bành hoặc cả ghế bành và trường kỷ (đi-văng), lại đòi hỏi nhiều không gian hơn. Độ cao bàn nước thấp, khoảng 300mm - 450mm. Đệm ngồi chỉ nên cách mặt đất vào khoảng 360mm. Như vậy với kiểu ghế mà lưng tựa có độ nghiêng càng lớn, thì độ sâu khi ngồi sẽ càng nhiều. Phía trước bàn cần thiết phải có một khoảng trống để chân ít nhất là 400mm. Mặt khác, cũng cần có một lối đi lại ở phía sau nơi đặt ghế bành vào khoảng 800 đến 900mm. Do đó, để đặt tổng thể một bộ ghế ngồi, đòi hỏi phải cần một khoảng không gian rộng từ 3800 đến 4200mm (Hình 80).

noi that 74 Hình 74: Chuẩn dành cho ghế, dựa vào hình vuông 800 x 800mm

noi that 75 Hình 75: Kích thước để có một chỗ ngồi thoải mái, thư giãn ở bàn nước

noi that 76 Hình 76: Kích thước của một vị trí ngồi thoải mái ở bàn nước

noi that 77 Hình 77: Kích thước khi ngồi tại bàn ăn

noi that 78 Hình 78: Kích thước khi ngồi tại quầy ăn

noi that 79 Hình 79: Kích thước của một bar với ghế đẩu và quầy rượu – độ cao của chỗ gác chân

noi that 80 Hình 80: Không gian cần thiết để bố trí tổng thể một bộ ghế ngồi. Chú ý khoảng trống để chân phía trước bàn nước

Đối với các ghế đặt trong góc, khoảng cách giữa hai ghế ít nhất phải là 100mm, để người ngồi không chạm chân sang phần để chân trước ghế của người bên cạnh. (Hình 81).

noi that 81 Hình 81: Chú ý khoảng cách tối thiểu giữa hai ghế khi bố trí vuông góc với nhau

>>> Nguyên lý thiết kế đồ gỗ và nội thất (Phần 1)

>>> Hiểu và sử dụng tỉ lệ bản vẽ trong kiến trúc nội thất

>>> Nghệ thuật trang trí nội thất của Pháp từ thời vua Louis XIV đến Louis XVI (Phần 1)

Từ khóa » Nguyên Lý Ge