Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến & Ý Nghĩa, Ví Dụ
Có thể bạn quan tâm
Trong thế giới chúng ta có vô vàn các sự vật, hiện tượng và quá trình khác nhau. Tưởng chừng như chúng là cái đơn lẻ, tách biệt nhưng lại ẩn chứa mối quan hệ phổ biến gây ảnh hưởng đến nhau. Ở bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và các vấn đề liên quan nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Khái niệm mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- 2 Ba tính chất cơ bản của các mối liên hệ phổ biến
- 3 Ý nghĩa của phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- 3.1 1. Quan điểm toàn diện
- 3.1.1 Trong nhận thức hoặc trong học tập
- 3.1.2 Trong các hoạt động thực tiễn
- 3.2 2. Quan điểm lịch sử – cụ thể
- 3.1 1. Quan điểm toàn diện
Khái niệm mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng, khái niệm về mối liên hệ chỉ sử quy định, các tác động và sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, yếu tố của mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới.
Còn khái niệm mối liên hệ phổ biến được dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ những sự vật, hiện tượng của thế giới. Đồng thời, nó cũng chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật và hiện tượng thế giới, trong đó các mối liên hệ phổ biến nhất là các mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật và hiện tượng. Đồng thời, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng thông qua 6 cặp phạm trù cơ bản gồm:
- Cái chung và cái riêng
- Bản chất và hiện tượng
- Nội dung và hình thức
- Nguyên nhân và kết quả
- Khả năng và thực tế
- Tất nhiên và ngẫu nhiên
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến chính là nguyên tắc lý luận để xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ. Chúng ràng buộc và tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt của một sự vật và hiện tượng trên thế giới. Và nguyên lý này được biểu hiện rõ nhất qua mối quan hệ của 6 cặp phạm trù cơ bản nêu trên.
Ba tính chất cơ bản của các mối liên hệ phổ biến
Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ tồn tại ba tính chất gồm tính khách quan, tính phổ biến và tính phong phú, đa dạng. Cụ thể:
- Tính khách quan: Được biểu hiện qua việc các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng trong thế giới đều mang tính khách quan. Theo đó, sự quy định các tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc bản chất chúng là cái vốn có của nó; nó tồn tại độc lập hoàn toàn, không phụ thuộc vào ý chí con người. Và khi đó, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó vào hoạt động thực tiễn của mình.
- Tính phổ biến: Bất cứ một sự vật, hiện tượng hoặc quá trình nào đều tồn tại tuyệt đối, biệt lập với với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Bên cạnh đó, không có một sự vật và hiện tượng nào không phải một cấu trúc hệ thống. Nó sẽ bao gồm các yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, có nghĩa là bất cứ một tồn tại nào cùng là một hệ thống. Hơn thế nữa, nó còn là hệ thống mở; tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác rồi làm biến đổi lẫn nhau.
- Tính đa dạng, phong phú: Các sự vật và hiện tượng khác nhau hay không gian và thời gian khác nhau thì có các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Vì vậy, có thể chia các mối liên hệ này thành nhiều loại như mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp,… Và khi đó, chúng sẽ có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
||Bạn có biết: [Giải Đáp] Vì Sao Hàng Hóa Có Hai Thuộc Tính Giá Trị?
Ý nghĩa của phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Thông qua nội dung về việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng thì các quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử – cụ thể trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn đã được ra đời. Cụ thể là:
1. Quan điểm toàn diện
Trong quan điểm toàn diện thì chúng ta cần xem xét các sự vật, hiện tượng ở các khía cạnh:
Trong nhận thức hoặc trong học tập
- Thứ nhất, cần xem xét các mối liên hệ bên trong các sự vật và hiện tượng. Khi đó, cần xem xét mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố hay các thuộc tính khác nhau ở trong chính sự vật và hiện tượng đó.
- Thứ hai, cần xem xét các mối quan hệ bên ngoài của sự vật và hiện tượng. Tức là việc xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng đó với các sự vật và hiện tượng khác bằng cả trực tiếp và gián tiếp.
- Thứ ba, cần xem xét sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Tức là ứng với mỗi người, mỗi thời đại và hoàn cảnh lịch sử nhất định thì con người sẽ chỉ có một số phản ánh mang tính hữu hạn những mối quan hệ đó. Vì vậy, trí thức đạt được về sự vật và hiện tượng chỉ là tương đối, không có sự trọn vẹn và đầy đủ. Khi ý thức được điều này sẽ giúp chúng ta tránh được tuyệt đối hóa các tri thức đã có và tránh xem đó là những chân lý luôn đúng. Do đó, để nhận thức được hết sự vật, hiện tượng thì chúng ta phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ.
- Thứ tư, tránh xa quan điểm mang tính phiến diện khi xem xét một sự vật, hiện tượng. Phiến diện được hiểu là sự chú ý tuyệt đối vào một hoặc một số ít mối liên hệ, có nghĩa là xem xét nhiều mối liên hệ nhưng thực chất đều là mối liên hệ không có bản chất hay thứ yếu.
Có thể nói, với quan điểm toàn diện trong nhận thức thì đòi hỏi ta phải đi từ tri thức hay nhiều mối liên hệ đến cái khái quát để rút ra bản chất – cái quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng. Do đó, điều này không đồng nhất với cách xem xét dàn trải và mang tính liệt kê.
Trong các hoạt động thực tiễn
- Để có thể cải tạo sự vật, hiện tượng thì theo quan điểm toàn diện chúng ta phải dùng hoạt động thực tiễn biến đổi các mối liên hệ nội tại của sự vật và cả các mối liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác. Vì thế, để đạt được mục đích này thì ta cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp và phương tiện khác nhau nhằm tác động và thay đổi các mối liên hệ tương ứng.
- Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần kết hợp các “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm” một cách chặt chẽ. Chẳng hạn, trong thực tiễn xây dựng và triển khai chính sách Đổi mới thì Đảng Cộng sản Việt Nam vừa coi trọng việc đổi mới toàn diện các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội,… và vừa nhấn mạnh “việc đổi mới kinh tế” mới là trọng tâm.
2. Quan điểm lịch sử – cụ thể
Theo như tính chất bên trên thì mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian và thời gian nhất định; đồng thời nó sẽ mang dấu ấn của không gian và thời gian đó. Vì vậy, chúng ta cần quán triệt quan điểm về lịch sử – cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Cụ thể:
- Chúng ta cần chú ý đúng mức đến hoàn cảnh lịch sử – cụ thể đã làm tái sinh vấn đề đó. Nó đi từ bối cảnh hiện thực, cả khách quan và chủ quan của sự ra đời và phát triển của một vấn đề.
- Đồng thời, khi không quán triệt quan điểm lịch sử – cụ thể thì cái mà chúng ta coi là chân lý sẽ trở thành sai lầm. Bởi, chân lý cũng có giới hạn tồn tại và có không gian cùng thời gian của riêng nó.
||Tim hiểu thêm: So Sánh Cảm Giác Và Tri Giác Qua Góc Nhìn Khoa Học
Nội dung của bài viết trên đây, kienthuctonghop.vn đã chia sẻ đến bạn đọc nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Để khám phá thêm nhiều quan điểm triết học, hãy truy cập website của chúng tôi mỗi ngày với các bài viết mới nhất nhé!
||Bài viết liên quan khác:
- Nhận Thức Là Gì? Mối Quan Hệ Giữa Nhận Thức Và Tình Cảm
- Sản Phẩm Của Ngành Giao Thông Vận Tải Là Gì? Tại Sao?
- So Sánh Truyện Ngụ Ngôn Và Truyện Cười | Giống, Khác Nhau
- Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông
Bài viết liên quan
- 19 Tháng Tư, 2024 0
Cô cạn là gì? Phương pháp cô cạn như thế nào? ứng dụng ra
- 17 Tháng Tư, 2024 0
Phép nối là gì? Phân biệt các phép nối trong câu [có ví
- 13 Tháng Tư, 2024 0
Ngôi thứ 3 là gì? Cách sử dụng ngôi thứ 3 như thế nào
Video mới nhất
-
Deadline dí "THẦN CHẾT" chạy sml...
-
Pha xử lý khi gặp gia đình người yêu kh...
Tin mới nhất
-
Halloween 2024 là ngày nào?
-
Đầu tư bất động sản tại Bồ Đào Nha: Cơ hội định cư và sinh lời lâu dài
-
[Mới nhất] Các loại máy tính được mang vào phòng thi THPT 2024
-
Con tịnh là con gì? Chi tiết ý nghĩa câu nói “to như con tịnh”
Tin liên quan
-
Cô cạn là gì? Phương pháp cô cạn như thế nào? ứng dụng ra sao?
-
Phép nối là gì? Phân biệt các phép nối trong câu [có ví dụ]
-
Ngôi thứ 3 là gì? Cách sử dụng ngôi thứ 3 như thế nào là đúng?
-
Ngũ tử lương tướng của Tào Ngụy gồm những nhân vật nào?
-
Hướng dẫn quy trình tiêu hủy tài liệu hết giá trị chi tiết từ A-Z
Từ khóa » Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Trong đời Sống Xã Hội
-
Hai Nguyên Lý Của Phép Biện Chứng Duy Vật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mối Liên Hệ Phổ Biến Là Gì?Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến?
-
Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến
-
Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Và ý Nghĩa Phương Pháp Luận
-
PHÂN TÍCH Nguyên LÍ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ Ý NGHĨA ...
-
Nguyên Lý Mối Liên Hệ Phổ Biến: Phân Tích Nội Dung Và ý Nghĩa Phương
-
Ví Dụ Về Mối Liên Hệ Phổ Biến - Luật Hoàng Phi
-
Ví Dụ Mối Liên Hệ Phổ Biến - Luật Hoàng Phi
-
Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến - Triết Học Mác-Lê Nin
-
Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến | Triết Học Kỳ Thú
-
Khái Niệm Về Nguyên Lý Mối Liên Hệ Trong Phép Biện Chứng Duy Vật
-
Anh (chị) Hãy Trình Bày Nguyên Lý Của Mối Liên Hệ Phổ Biến. Từ đó Rút ...
-
Vận Dụng Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Trong Quá Trình đổi Mới ...
-
Câu 6: Phân Tích Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến.Ý Nghĩa Phương ...