Nguyên Lý X Quang Và Những điều Bạn Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
- Xét tuyển trực tuyến
Ngày nay hình ảnh X quang đã trở thành một phần không thể thiếu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Vậy nguyên lý hoạt động của X quang ra sao? Có những kỹ thuật X quang nào?
Nội dung chính
-
Tổng quan về X quang
-
Tổng quan về tia X
-
Phương trình hấp thu tia X
-
Nguyên lý X quang
-
Các kĩ thuật X quang
Tổng quan về X quang
Tia X được phát hiện bởi nhà vật lý người Đức Wilhelm Roentgen (1845-1923) vào năm 1895. Chúng được đặt tên là tia X hay bức xạ X vì Rontgen không biết chúng là gì, và ông đang sử dụng ký hiệu 'X' cho một ẩn số hoặc điều gì đó chưa biết. Ông đã được trao giải Nobel Vật lý cho khám phá đột phá của mình.
Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chụp X quang là phương pháp ghi hình sử dụng tia X. Tia X (hoặc hiếm hơn, và thường là trong lịch sử, được gọi là bức xạ X hoặc tia Roentgen) đại diện cho một dạng bức xạ điện từ ion hóa. Chúng được tạo ra bởi một ống tia X, sử dụng điện áp cao để tăng tốc các electron được tạo ra bởi cực âm(cathode) của nó. Các điện tử được tạo ra tương tác với cực dương(anode), do đó tạo ra tia X. Các tia X được tạo ra bao gồm bức xạ hãm (Bremsstrahlung) và bức xạ đặc trưng cho phần tử cực dương.
Tổng quan về tia X
Tia X có thể tương tác với vật chất bằng cách sau:
· Hiệu ứng quang điện
· Hiệu ứng Compton
· Rayleigh hoặc tán xạ cổ điển
· Sản xuất cặp (không thể thực hiện được trong phạm vi chụp X quang chẩn đoán)
· Sự ion hóa
Các tính chất của tia X:
· Sóng điện từ, bước sóng ngắn 0, 01 - 10nm, tần số lớn, khả năng đâm xuyên mạnh
· Không trọng lượng, không mùi, không nhìn thấy
· Không mang điện nên không bị lệch trong điện trường
· Truyền theo đường thẳng và theo mọi hướng
· Tốc độ bằng tốc độ ánh sáng 3x10^8 m/s
· Càng xa tiêu điểm thì chùm tia càng phân kì
· Tác động lên lớp nhũ tương của phim (bạc bromua) để tạo ảnh tiềm tàng
· Gây phát quang 1 số chất
· Được hấp thu bởi vật chất
· Gây ion hóa hơi, khí
· Biến đổi sinh học tế bào, mô
Phương trình hấp thu tia X
Phương trình hấp thu tia X:
I = Io. e^ - µL |
Trong đó:
· I: cường độ tia X còn lại
· Io: cường độ tia X ban đầu
· µ: hệ số suy giảm tuyến tính, phụ thuộc vào bản chất mô
· L: độ dày vật chất đi qua
Từ phương trình ta thấy khả năng hấp thụ tia X phụ thuộc vào:
· Bản chất của vật (µ): số hiệu nguyên tử Z, sự cô đặc...ví dụ như chì có Z cao, hấp thụ tia X nhiều
· Độ dày vật chất đi qua (L): càng lớn thì khả năng hấp thụ càng cao, ví dụ người béo
· KV, mAs: KV (khi tăng KV thì tăng cường độ hay năng lượng của chùm tia X, số lượng tia không đổi, làm lượng tia X xuyên qua bệnh nhân nhiều, lượng tia X tới phim tăng, làm giảm tương phản mô mềm và xương. Ngược lại, giảm KV sẽ tăng sự tương phản bệnh nhân ăn tia nhiều hơn); mAs (tăng mAs sẽ làm tăng số lượng tia X, năng lượng không đổi, làm bệnh nhân ăn tia nhiều, tia tới phim nhiều hơn, phim càng đen. Ngược lại, giảm mAs hình sẽ trắng hơn. Ngoài tăng mA, ta có thể tăng thời gian (s))
· Thời gian phát tia.
Nguyên lý X quang
Chùm tia X sau khi được tạo ra từ ống phát tia X chiếu tới bộ phận trên cơ thể cần chụp và ghi hình trên Cassette.
Tùy thuộc vào bản chất của mô, độ dày vận chất đi qua, KV, mAs và phơi sáng mà mỗi mô có một mức độ hấp thụ tia X khác nhau:
· Hấp thụ nhiều --> trắng (tia X đến phim ít)
· Hấp thụ ít --> đen (tia X đến phim nhiều)
Từ đó làm hiện hình các cơ quan với 2 màu đen - trắng trên phim. Các đậm độ cơ bản có thể thấy trên phim từ thấp tới cao: Khí < Mỡ < Dịch, mô mềm < Xương(calci) < Kim loại
Sự tạo ảnh: hình chiếu; sự phóng đại
Các kĩ thuật X quang
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng kỹ Thuật hình ảnh X Quang có chia sẻ các kỹ thuật X quang phổ biến hiện nay bao gồm:
1. Phim cổ điển (quy ước): chụp phim rửa thủ công bằng nước rửa
2. CR:
· Computed Radiography
· Thay tấm cassette thường bằng tấm CR
· Sau chụp đưa tấm CR vào máy quét
· Máy quét đọc CR và tạo ảnh kĩ thuật số, hiển thị lên màn hình
· In phim từ máy in bằng laser
· Phim từ máy CR có độ phân giải thấp hơn phim cổ điển
3. DR:
· Digital Radiography
· Tấm phim điện tử, cấu tạo bởi nhiều transistor
· Chuyển tia X thành tín hiệu điện trực tiếp/gián tiếp
· Tín hiệu điện truyền về máy tính xử trí
· Phim DR có độ phân giải cao hơn CR
4. Tăng sáng truyền hình:
· Chiếu (Flouroscopy): chụp thực quản uống barit, chụp trong kết xương (C-arm)...
· DSA
Chuyên mụcTừ khóa » Nguyên Lý Của Chụp X Quang
-
Chụp X Quang Là Gì: Tất Cả Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Nguyên Lý Chụp X - Quang Và Những Vấn đề Ai Ai Cũng Nên Biết
-
Chụp X-quang: Nguyên Lý, Quy Trình Và đối Tượng Chỉ định
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Máy Chụp X Quang
-
Cơ Chế Tạo Hình ảnh X Quang
-
Chụp XQ Thường Quy - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nguyên Lý, Cấu Tạo Và Phân Loại Máy Chụp X Quang Y Tế
-
Bản Chất Tia X Và Cấu Tạo - Nguyên Lý Hoạt động Của Máy X-quang
-
Chụp X-quang Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
-
[DOC] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - VNU
-
[PDF] QUI TRÌNH KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
-
Giải đáp: Chụp X Quang Bao Lâu Thì Nên Có Thai Và Những Lưu ý?
-
NGUYÊN LÝ VÀ ƯNG DỤNG CỦA CHỤP X-QUANG THƯỜNG QUY