Nguyên Ngộ Ngộ's Review Of Cuộc Cách Mạng Một-cọng-rơm

Discover new books on Goodreads Meet your next favorite book Facebook Sign in with Facebook Sign in options Join Goodreads Nguyên ngộ ngộ's Reviews > Cuộc cách mạng một-cọng-rơm Cuộc cách mạng một-cọng-rơm by Masanobu Fukuoka Want to Read saving…
  • Want to Read saving…
  • Currently Reading saving…
  • Read saving…
Error rating book. Refresh and try again. Rate this book Clear rating 1 of 5 stars2 of 5 stars3 of 5 stars4 of 5 stars5 of 5 stars Cuộc cách mạng một-cọng-rơm by 7150676 Nguyên ngộ ngộ's review really liked it bookshelves: laws Cuộc cách mạng một cọng rơm.Cuốn sách của một người nông dân, viết về quá trinh "tự nhiên hóa" trong việc làm ruộng, làm vườn của mình. Một cọng rơm đã dẫn dắt tới cuộc cách mạng 4 KHÔNG: (rất sốc)- không cày xới đất- Không dùng phân bón hóa học- Không làm cỏ bằng việc cày xới hay dùng thuốc diệt cỏ- Không phụ thuộc vào hóa chấtVới một người có triết lý sống hòa vào thiên nhiên, ông tâm niệm rằng đất đai vốn đầy màu mỡ rồi, việc phun hóa chất, thuốc trừ sâu vô tình giết chết rất nhiều vi sinh trong đất, việc cày xới đất chỉ giúp làm những mầm cỏ dại sâu dưới đất có cơ hội nhoi lên. Sau hơn 30 năm thất bại, cuối cùng, ông cũng tinh giản được phương pháp làm nông cách mạng, để rồi tách khỏi khoa học "vớ vẩn", và thoát cảnh "bán mặt cho đất bán lưng cho trời". Làm nông rất đơn giản và vui lắm!Hơn hết, thông điệp chủ đạo cuốn này muốn truyền tải là kêu gọi con người chuyển từ lối sống, nhận thức EGO sang ECO.descriptionỞ EGO, loài người tự cho mình là đứng trên muôn vật, cố gắng tách biệt, phân biệt rõ ràng rành rọt mọi thứ bằng "trí phân biệt" của mình. Cuộc sống vốn có kẻ mạnh, kẻ yếu... và con người tiến hóa đỉnh cao rồi... ta là tất cả... Ở ECO, con người hòa vào tự nhiên và sống, con người ý thức được một hệ sinh thái hài hòa, con người chỉ là một trong 1 chỉnh thể hoàn hảo đó: "Diều hâu săn rắn. Chó sói tấn công diều hâu. Con người giết con sói đó, và sau này lại phải đầu hàng trước một vi-rút lao. Vi khuẩn sinh sôi trong xác chết của con người, và các loài thú, cây cỏ lại phát triển mạnh nhờ những chất dinh dưỡng sử dụng cho hoạt động của bọn vi khuẩn. Côn trùng tấn công cây cối và lũ ếch lại ăn côn trùng."Khi đi qua khu vườn, ruộng của ông này, người ta thấy đầy rẫy các côn trùng: ong, bướm, giun, ếch, bọ bu bám, cộng sinh nhau sống, chứ không phải là một khu vườn chỉ có CÂY và NƯỚC.Một khi con người dẹp đi cái TÔI (EGO) bằng cách đừng cố TÁCH BIỆT mọi thứ rạch ròi, thì mọi thứ sẽ vẫn tồi tẹ như hiện có: trái cây nhìn rất đẹp nhưng đầy hóa chất tạo ngọt, rau to chắc khỏe với mớ thuốc sâu, nông dâng nai lưng giệt cỏ dại để tránh bị một vụ mùa tan tành... tất cả cũng chỉ vì chưa biết hòa vào tự nhiên vốn dĩ đã đầy quyền năng. Một thông điệp gút lại: chuyển từ nhận thức EGO sang ECO, thuận theo tự nhiên! 21 likes · Like ∙ flag Sign into Goodreads to see if any of your friends have read Cuộc cách mạng một-cọng-rơm. Sign In »

Reading Progress

March 23, 2015 – Started Reading March 23, 2015 – Shelved March 23, 2015 – Shelved as: laws March 24, 2015 – Finished Reading

Post a comment »Comments Showing 1-4 of 4 (4 new)

dateDown arrow newest » message 1: by Khue (new) Nov 29, 2015 04:49AM Khue Dinh Cảm ơn cậu, review rất hữu ích :DTớ đang định đọc cuốn này. Tớ chỉ hơi lấn cấn cách tiếp cận cuốn này của mọi người. Mọi người có vẻ rất khoái cái gọi là "tự nhiên". Nhưng thực sự có cái gì mình đang xài là "tự nhiên" cả đâu.Nói một ví dụ cụ thể xem nhé. Dân số thế giới ngày một tăng cao. Trước đây cũng có nhiều dự báo là đến ngày nào đó sẽ không thể nào đủ lương thực để nuôi sống cả trái đất. Rồi thì phân hóa học với mọi thứ kỷ thuật công nghiệp khác ra đời để giải quyết vấn đề đó.Nếu không có phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật cũng như tá lả thứ kỷ thuật như thế, chắc ăn là sẽ có cả triệu người chết đói. Nếu không có vắc xin thì sẽ nhiều cả triệu người chết bệnh. Nếu không có sợi hóa học, cả triệu người thiếu quần áo (con số là tượng trưng thôi nhé).Con người luôn muốn nhiều hơn. Lòng tham đó làm con người phát minh cái nọ cái kia để phát triển lên nữa. Bản thân cái gọi là đạo đức mà mọi người vẫn thừa nhận vẫn là một thứ vị kỷ nghĩa là đặt giống loài mình lên tất thảy. Hình ảnh mà nói, nếu phải chọn lựa hi sinh một con người với một con bọ, hãy hi sinh con bọ :DGiả sử, chỉ là giả sử thôi nhé. Ai cũng có một triết lý sống như Fukuoka, hẳn là sẽ thiếu đói, hẳn là chúng ta phải hi sinh không ít đứa trẻ sinh ra chỉ vì thiếu ăn. Hoặc chúng ta phải hạn chế sinh đẻ lại, bắt buộc sinh 1 con chẳng hạn. Hoặc nữa, chỉ cho một phạm vi loài người nhất định sinh sản, một số lượng người có chọn lọc được quyền sinh đẻ để bảo toàn cân bằng tự nhiên chẳng hạn. Tớ thấy ít ai có thể chấp nhận thứ tự nhiên kiểu này.Khi nhìn vào tự nhiên, mọi người chỉ thấy cây cối xanh rờn, mọi vật sống chan hòa, song đó chỉ vì không tồn tại con sâu nào có AK47 hay bom nguyên tử để bốc hơi loài khác. Con người có nhiều thứ để làm giống loài mình sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Vấn đề là có xài những thứ đó không. Fukuoka chọn không. Fukuoka cho đó là hài hòa, là tốt đẹp. Song đó cũng không phải là "tự nhiên". Tự nhiên ngoài hài hòa, tự nhiên còn rất tàn nhẫn, không tính người, máu lạnh. Tự nhiên coi con người ngang bằng con bọ. Nếu phải chọn giữa con người và con bọ, tự nhiên sẽ tung đồng xu. Tự nhiên không có thứ gọi là đạo đức. :DTớ không nghĩ là tự nhiên sẽ cứu lấy con người, nếu muốn sống hài hòa với tự nhiên, sẽ phải hi sinh nhiều thứ, kể cả mạng người, rất rất nhiều mạng người, để bảo tồn sự hài hòa, không điêu. :DGiống như trong phim Ma trận, con virus máy tính cũng có cùng mục đích với tự nhiên, bảo tồn sự cân bằng của trái đất. Tớ ít thấy người xem nào theo phe virus :DĐó là cách tớ nghĩ mình sẽ dùng khi đọc cuốn sách. Đó cũng là cái làm tớ lấn cấn :D reply | flag message 2: by SachChuyenTay (new) - rated it 5 stars Aug 17, 2017 02:55AM SachChuyenTay t thấy chính bác Fukuoka đã minh chứng cho năng suất ko hề kém của việc trồng cây thuận tự nhiên và trồng cây cơ giới như thế. Thứ 2 nữa, việc dựa vào hoá chất, giống biển đổi gien và cho rằng đó là cách duy nhất giải quyết nạn đói- là phiến diện. Bởi hoá chất, biến đổi gien đã cho thấy 1 vài hậu quả về thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn nước- hậu quả lâu dài khi sử dụng chúng thường xuyên liên tục. Đất bị suy kiệt trầm trọng và sau 1 thời gian sẽ ko còn chất dinh dưỡng nữa. Ng nông dân sử dụng hoá chất đó cũng dễ bị mắc các bệnh ung thư, hay bệnh tật khác nghiêm trọng. Chưa kể vấn đề FOOD WASTE- trên toàn cầu. Ở châu Âu, đó là việc thức ăn thừa đổ đi tại nhà hàng ăn, siêu thị thực phẩm, hoặc ng dân đổ đi... Nếu chúng ta có thể hạn chế đc điều này, thì rõ ràng thực phẩm sẽ có nhiều hơn cho nx người thiếu. Và còn nhiều nhiều điều nữa có thể thảo luận về vấn đề này. Hi vọng có thể có dịp nào đó trao đổi thêm với bạn! :) Aromíta reply | flag message 3: by Kim (new) - rated it 3 stars Jan 09, 2018 04:22AM Kim C.ơn review của các bạn, riêng mình thấy cách của cụ Fukuoka rất giống " môi trường nông nghiệp vĩnh cửu " gần đay đang được áp dụng tại các nước châu Âu reply | flag message 4: by Ooker (new) - rated it 5 stars Sep 08, 2019 06:13AM Ooker Mình có viết một bài phản biện chi tiết cuốn này, đứng ở cả hai góc nhìn (nhà khoa học, ông ấy). Mời bạn đọc: https://www.goodreads.com/review/show... reply | flag back to top post a comment » Add a reference: Book Author Search for a book to add a reference add: link cover Author: add: link photo Share on Facebook

Welcome back. Just a moment while we sign you in to your Goodreads account.

Login animation

Từ khóa » Nguyên Lý Cọng Rơm