Nguyên Nhân Bị Rôm Sảy ở Người Lớn Là Gì? Cách ... - Yoosun Rau Má
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê mới đây, có tới 33% người lớn có nguy cơ mắc bệnh rôm sảy và tỉ lệ này ngày càng có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây.
Bệnh rôm sảy là bệnh lành tính, thường có thể tự khỏi mà không cần áp dụng các phương pháp điều trị rôm sảy ở người lớn. Tuy nhiên, có nhiều dạng dạng rôm sảy ở người lớn có thể phải điều trị nhưng cách tốt nhất để làm thuyên giảm triệu chứng đó là ngăn ngừa mồ hôi và làm mát da.
I – Triệu chứng rôm sảy ở người lớn như thế nào?
Biểu hiện rôm sảy ở người lớn là tình trạng phát ban nhiệt xuất hiện nhiều nhất khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể bị nóng trong, suy nhược. Đây là bệnh lành tính nên thường không cần phải lo lắng vì nó có thể tự hết.
Tuy nhiên, nếu rôm sảy ở dạng nặng có thể gây hình thành mụn mủ, nhọt, nhiễm trùng da. Thậm chí là biến chứng thành các bệnh: Viêm da mãn tính, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, sốc phản vệ…Vì thế, bạn cần nắm rõ dấu hiệu rôm sảy ở người lớn để chữa bệnh kịp thời.
1. Rôm sảy thể bình thường:
– Xuất hiện các vết mẩn đỏ ở một hoặc vài vị trí trên cơ thể như: ngực, cổ, nếp gấp khuỷu tay, khuỷu chân.
– Các vết đỏ kéo dài và lan rộng trên bề mặt da.
2. Rôm sảy thể nặng
– Đau, sưng ở các vùng da bị rôm sảy và các khu vực da xung quanh.
– Vùng da bị rôm sảy có thể kèm theo mủ và chảy nước mủ.
– Sưng hạch bạch huyết ở cổ, háng và nách.
– Sốt trên 38 độ, có cảm giác ớn lạnh.
Nếu có những triệu chứng rôm sảy ở người lớn như trên, bạn cần tới ngay bệnh viện để được các bác sĩ xử lý kịp thời nhé.
II – Các nguyên nhân bị rôm sảy ở người lớn
Có nhiều nguyên nhân bị rôm sảy ở người lớn, trong đó phải kể tới một số lý do dưới đây:
– Tuyến mồ hôi của người bệnh hoạt động nhiều hơn bình thường khiến mồ hôi ra nhiều gây ứ đọng bã nhờn trên ống bài tiết, bít lỗ chân lông gây viêm da.
Đặc biệt khi có tác động của bụi bẩn bên ngoài càng làm tình trạng này nặng hơn. Những vùng càng có nhiều mồ hôi và vùng bị tiếp xúc với môi trường nhiều thì càng nhiều rôm sảy như: lưng, ngực, nách, háng, kẽ chân tay, trán, đầu, cổ…
– Nguyên nhân rôm sảy ở người lớn do thời tiết nóng ẩm cũng dễ tạo điều kiện cho rôm sảy hình thành và phát triển.
– Hoạt động thể lực, tập thể dục cường độ mạnh khiến mồ hôi tiết ra nhiều.
Nguyên nhân bị nổi sảy ở người lớn là do đâu?
– Thân nhiệt tăng đột ngột khi mặc quần áo quá nóng, đắp chăn dày…
– Nguyên nhân bị rôm sảy ở người lớn do tác dụng phụ của một số loại thuốc
III – Đối tượng người lớn dễ bị rôm sảy
Ngoài đối tượng là trẻ em thường mọc rôm sảy thì người lớn cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Những người lao động nặng, người bị liệt không đi lại được, người đang sử dụng một số loại thuốc gặp phản ứng phụ, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh…đều có thể gặp phải hiện tượng rôm sảy.
Với bà bầu mắc rôm sảy, khi thân nhiệt của bạn tăng cao, da luôn bị bí bách, khó chịu, mồ hôi không được thoát ra cũng dễ dẫn tới rôm sảy.
Bệnh rôm sảy có thể gây biến chứng nhiễm trùng da.
Ở phụ nữ sau sinh, do phải kiêng tắm trong khi người nhiều mồ hôi, nóng bức, ẩm ướt là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng rôm sảy sau sinh.
Với những người lao động nặng, làm việc với cường độ cao, làm ngoài trời chịu ánh nắng trực tiếp gây đổ mồ hôi nhiều, cùng với bụi bẩn bám vào da khiến lỗ chân lông bị bít lại, gây viêm da, rôm sảy.
Một số người già bị bệnh nằm một chỗ, bề mặt da tiếp xúc với giường chiếu lâu ngày bí bách, nóng nực, khó chịu cũng là nguyên nhân dẫn tới rôm sảy.
IV – Làm sao để hết rôm sảy ở người lớn? Cách trị rôm sảy ở người lớn tại nhà
Thông thường, bệnh rôm sảy ở người lớn sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh đúng cách. 3 cách trị rôm sảy ở nguời lớn tại nhà dưới đây sẽ giúp “đánh bay” rôm sảy nhanh chóng sau vài ngày:
1. Cách trị nổi sảy ở người lớn tại nhà bằng tắm các loại lá mát
Tắm rửa hàng ngày bằng nước lá giúp làm sạch da, hạn chế vi khuẩn sinh sôi phát triển trên bề mặt da, làm mát da, làm giảm tình trạng rôm sảy.
Trị rôm sảy cho người lớn với các loại lá sử dụng nhiều như lá kinh giới, sài đất, lá khế chua, lá ngải cứu, cỏ mần trầu, trầu không, chè xanh, quả mướp đắng,…
Cách làm hết rôm sảy ở người lớn tại nhà bằng việc đun nước lá tắm cần đảm bảo chọn đúng loại lá, rửa kỹ tránh côn trùng hoặc lẫn lá cỏ lạ. Sau khi tắm nên tráng lại bằng nước sạch để loại bỏ xác lá, bột lá bám lại trên da gây viêm nhiễm.
2. Cách chữa trị rôm sảy cho người lớn bằng thói quen hằng ngày
– Sử dụng máy lạnh, quạt với mức nhiệt phù hợp để da luôn được thoáng mát, hạn chế tiết mồ hôi, bã nhờn trên da cũng là cách trị rôm sảy tại nhà cho người lớn không cần dùng thuốc.
– Mặc quần áo chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
– Khi bị rôm sảy, cần giữ quần áo luôn khô thoáng bằng cách giặt phơi quần áo thật sạch sẽ, nên sử dụng nước xả vải thường xuyên giúp làm mềm sợi vải, thoáng khí, khử mùi mồ hôi dầu trên da cực tốt.
– Đảm bảo phòng ngủ thông thoáng, chăn ga gối đệm luôn sạch.
Người lớn bị rôm sảy phải làm sao? Vệ sinh chăn ga gối đệm thường xuyên cũng là cách điều trị bệnh rôm sảy ở người lớn
3. Kem bôi rôm sảy cho người lớn – Yoosun rau má
Các loại kem bôi da rôm sảy thường chú trọng làm sạch khuẩn, mát da, ức chế sự phát triển của rôm sảy.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị rôm sảy cho người lớn/kem bôi da trị rôm sảy cho người lớn tại nhà, chúng ta nên sử dụng những sản phẩm không chỉ mang lại hiệu quả tốt mà còn an toàn với mọi loại da, không kích ứng, không chứa codticod.
Kem Yoosun rau má là lựa chọn hàng đầu trong các cách làm hết rôm sảy ở người lớn và cả ở trẻ nhỏ.
>> CLICK VIDEO Mẹ Nhã Liên chia sẻ cảm nhân sau khi dùng kem rau má <<
Trong tuýp rau má Yoosun, dịch chiết rau má là thành phần quan trọng và chủ yếu, có chứa Asiaticosid, Asiatic Acid, Madecassic Acid với tác dụng kích thích tái tạo tế bài da, giúp cải thiện làn da khi bị sẹo mụn.
Thành phần vitamin E có tác dụng ngăn ngừa sự lão hóa do tác động của tia UV và Oxy hóa, giúp giữ ẩm cho da để da luôn mịn màng.
Cùng với hoạt chất D-panthenol và Chlorhexidine làm mềm dịu da, giảm ngứa rát cho da và bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn, rôm sảy một cách hiệu quả.
Sản phẩm này đã được kiểm nghiệm và cấp phép lưu hành. Chúng ta có thể yên tâm sử dụng và dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc trên toàn quốc.
V – Người lớn bị rôm sảy kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ giúp đẩy lùi rôm sảy ở người lớn nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thế nhưng người lớn bị rôm sảy kiêng ăn gì và nên ăn gì thì không phải ai cũng biết.
1. Người lớn bị rôm sảy kiêng ăn gì?
Các thực phẩm và thức ăn người bị rôm sảy nên kiêng ăn để tránh tình trạng rôm sảy nặng hơn gồm:
– Đồ cay nóng: Các đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, quế gây nóng trong, làm tăng tiết hoạt động của tuyến bã nhờn, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho rôm sảy cũng bùng phát.
– Thực phẩm và đồ ăn chứa nhiều đường: Trái cây khô, kem, bánh, kẹo không chỉ làm tăng nguy cơ bị béo phì mà còn khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh, tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển.
Người lớn bị rôm sảy không nên ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
– Đồ chiên rán: Các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ gây tích nhiệt và nóng trong nên rôm sảy cũng rất dễ bùng phát.
– Đồ uống có ga và cồn: Không chỉ có hô sức khỏe, các đồ uống có chứa ga và cồn như nước ngọt, bia rượu còn chính là nguyên nhân khiến bạn bị rôm sảy hỏi thăm.
( >> Xem thêm bé bị rôm sảy nên ăn gì và kiêng ăn gì TẠI ĐÂY)
2. Người lớn bị rôm sảy nên ăn gì?
Các thực phẩm người lớn bị rôm sảy nên ăn để giúp cơ thể không bị “bốc hỏa”, da mát mẻ sẽ ngăn ngừa và hạn chế tình trạng rôm sảy phát triển gồm:
– Các loại nước uống giải nhiệt và làm mát cơ thể như nước rau má, nước râu ngô, nước lọc, nước bột sắn dây…
– Các loại trái cây giàu vitamin C và có hàm lượng nước dồi dào như cam, dưa chuột, dâu tây, chanh, dưa hấu, bưởi, lê, thanh long, chanh leo, măng cụt, táo…
Người lớn bị rôm sảy nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả có tính mát
– Các loại rau xanh người lớn nên ăn khi bị rôm sảy gồm rau má, rau diếp cá, rau dền, rau ngót, rau muống, rau mồng tơi, rau cải, súp lơ…
– Các loại củ có tính mát như khoai lang, củ cải, củ mã thầy, cà rốt, củ sen…
VI – Cách phòng ngừa bệnh rôm sảy hiệu quả cho người lớn
Dù dùng thuốc bôi trị rôm sảy cho người lớn, sử dụng các loại lá tắm hay các cách điều trị bệnh rôm sảy ở người lớn khác thì đều cần chú ý:
– Luôn tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày.
– Mùa hè nên mặc quần áo thoáng mát, vải cotton mềm, mỏng. Mùa đông mặc ấm
– Nên sử dụng điều hòa khi thời tiết quá nóng để tránh tăng tiết mồ hôi.
– Sau khi thể dục thể thao, vận động nhiều cần lau người sạch sẽ bằng khăn khô và ngồi quạt để ráo mồ hôi.
– Dọn dẹp nhà cửa, giường chiếu, chăn ga gối sạch sẽ.
Với những thông tin hữu ích chúng tôi đã chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn phòng và trị rôm sảy cho người lớn một cách hiệu quả nhất. Liên hệ tổng đài 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sỹ tư vấn thêm.
Để biết thêm thông tin về cách sử dụng kem Yoosun rau má trừ rôm sảy ở người lớn, mẹ bầu và mẹ sau sinh, các bạn hãy gọi tới tổng đài chăm sóc khách hàng (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sỹ tư vấn chi tiết.
Tham khảo thêm:
- Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Nguyên nhân và cách trị rôm sảy cho bé
- Những loại hoa quả ăn dễ bị rôm sảy
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
4.3/5 - (7 bình chọn) Bình luận mặc định Bình luận trên facebookChưa có bình luận!
Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.
Tên của bạn*Địa chỉ email*Ghi nhớ tên và email cho lần bình luận sau.
Từ khóa » Nổi Sẩy ở Người Lớn
-
Nguyên Nhân Gây Nổi Rôm Sảy ở Người Lớn Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Nguyên Nhân Bị Rôm Sảy ở Người Lớn - Hello Bacsi
-
13 Cách Trị Rôm Sảy Dứt điểm Cho Cả Người Lớn Và Trẻ Nhỏ
-
Bệnh Rôm Sảy ở Người Lớn: Nguyên Nhân, điều Trị, Phòng Ngừa
-
Trị Rôm Sảy ở Người Lớn, Thuốc Gì?
-
Rôm Sảy ở Người Lớn: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Top 11+ Cách Trị Rôm Sảy ở Người Lớn Khỏi Nhanh Dứt điểm Tại Nhà
-
Chia Sẻ Cách Trị Rôm Sảy ở Người Lớn Dứt điểm
-
Mách Bạn Cách Trị Rôm Sảy ở Người Lớn Bằng Bài Thuốc Dân Gian ...
-
Rôm Sảy Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị Nhanh Nhất
-
Bị Nổi Rôm Sảy Nên Bôi Gì Cho Nhanh Khỏi?
-
Rôm Sảy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
6 Bài Thuốc Dân Gian Trị Rôm Sảy ở Người Lớn
-
Rôm Sảy Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị