Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục Chân Răng Bị đen AN TOÀN Nhất
Có thể bạn quan tâm
Răng bị đen không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim.
Nội Dung Chính
- Chân răng bị đen là gì?
- Tại sao răng bị xỉn đen?
- Cao răng
- Sâu răng
- Răng chết tủy
- Nhiễm Fluor
- Tác dụng phụ của thuốc
- Hút thuốc lá
- Thường xuyên dùng thực phẩm đậm màu
- Do miếng dán sứ hoặc mão răng
- Răng đen có ảnh hưởng gì không?
- Chân răng bị đen phải làm sao?
- Lấy cao răng
- Tẩy trắng răng
- Trám răng
- Dán sứ Veneer
- Bọc răng sứ
- Cách phòng ngừa vết đen trên răng
- Đảm bảo vệ sinh răng miệng
- Hạn chế ăn thực phẩm màu
- Không hút thuốc lá
- Điều trị bệnh lý
- Nha Khoa Kim – Địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng
- Hình ảnh điều trị chân răng bị đen hiệu quả tại Nha Khoa Kim
Chân răng bị đen là gì?
Răng bị đen là tình trạng một phần hoặc toàn bộ bề mặt răng nhiễm màu đen, khiến răng không còn trắng sáng. Ngoài ra, răng bị đen cũng là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng sức khỏe răng miệng hoặc cơ thể có vấn đề, người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị.
Chân răng bị đen là tình trạng một phần hoặc toàn bộ bề mặt của răng xuất hiện vết đen
Tại sao răng bị xỉn đen?
Răng bị đen có thể do một số nguyên nhân sau:
Cao răng
Ban đầu cao răng (hay vôi răng) không phải màu đen. Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp xúc với thực phẩm hay khói thuốc lá, nó có thể bị ám màu và có màu nâu, đen, xám,…
Nếu không được làm sạch, cao răng sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ, phát triển, phá hủy men răng và gây ra các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nha chu,…
Sâu răng
Sâu răng có thể biểu hiện dưới dạng những vết đen trên thân răng và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương bên dưới răng. Những vết đen do sâu răng gây ra nên được làm sạch và trám sớm trước khi sâu răng tấn công vào tổ chức răng, gây tổn thương men răng, ngà răng, thậm chí là làm tủy răng hư hỏng.
Răng chết tủy
Răng chết tủy rất dễ nhận thấy, một trong những dấu hiệu điển hình là răng bị đen trên bề mặt. Lúc này, tủy răng đã bị tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân gây chết tủy răng có thể là do sâu răng gây nhiễm trùng, viêm tủy răng không được điều trị kịp thời.
Nhiễm Fluor
Flour là hoạt chất giúp bảo vệ và tái tạo men răng, đây cũng là thành phần quan trọng trong kem đánh răng, nước súc miệng,… Tuy nhiên, nếu để răng tiếp xúc quá nhiều với Flour có thể gây tình trạng răng nhiễm Flour. Tình trạng này biểu hiện dưới dạng các đốm, vân trắng đục trên bề mặt răng. Mức độ nghiêm trọng có thể làm men răng bị đen.
Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây nên tình trạng răng ố đen, phổ biến nhất là thuốc kháng sinh Tetracycline. Răng của trẻ có thể bị nhiễm màu nếu mẹ uống Tetracyclin trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, trẻ trong giai đoạn phát triển xương dùng thuốc trong thời gian dài cũng có thể gây ra tình trạng này. Khi nhiễm Tetracycline, răng sẽ có màu vàng đậm và dần chuyển sang màu nâu, đen, xám,…khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh răng miệng. Thành phần độc hại trong thuốc lá như nicotine hay hắc ín góp phần nhuộm đen cao răng, khiến bề mặt răng, kẽ răng, chân răng có những vết nâu, đen.
Thường xuyên dùng thực phẩm đậm màu
Thường xuyên ăn uống các loại thực phẩm đậm màu như mâm xôi, việt quất, cà phê, trà, rượu vàng,…có thể khiến răng thay đổi màu sắc, dần trở nên vàng, nâu và thậm chí đen. Bên cạnh thực phẩm đậm màu, các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều acid cũng góp phần làm thay đổi màu răng tự nhiên.
Do miếng dán sứ hoặc mão răng
Miếng dán sứ Veneer thường được dùng để cải thiện thẩm mỹ răng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật, khiến vùng chân răng không được dán kín trong thời gian dài sẽ làm vùng chân răng hở bị đen.
Mão răng sứ cũng là một biện pháp cải thiện thẩm mỹ răng. Thông thường, sau khi phục hình răng sứ kim loại được 1 thời gian, lớp sườn bên trong sẽ bị oxy hóa dần trong môi trường miệng và các khoáng chất trong thức ăn. Lớp sườn bị oxi hóa sẽ làm viền chân răng bị đen.
Vết đen trên răng xuất hiện do nhiều nguyên nhân như sâu răng, cao răng, chân răng sứ bọc sai cách,…
Răng đen có ảnh hưởng gì không?
Răng bị đen gây mất thẩm mỹ, khiến nụ cười trở nên kém tự nhiên. Răng bị xỉn đen cũng là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, chết tủy răng,…
Răng đen do bệnh răng miệng khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Nếu không sớm điều trị có thể làm mất răng vĩnh viễn, thậm chí người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Răng bị đen trên bề mặt gây mất thẩm mỹ, lâu ngày nếu không được điều trị có thể dẫn đến sâu răng, viêm tủy và nặng hơn là mất răng
Chân răng bị đen phải làm sao?
Khi phát hiện răng bị ố đen bạn nên tìm đến các nha khoa uy tín để điều trị triệt để. Gần như không có phương pháp nào có thể giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả tại nhà. Việc tự ý sử dụng các sản phẩm tẩy trắng răng có thể làm men răng bị hư hỏng.
Lấy cao răng
Theo khuyến nghị của các bác sĩ, nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 – 12 tháng/lần để làm sạch răng miệng, loại bỏ các đốm đen hình thành do mảng bám, cao răng. Ngoài ra, lấy cao răng định kỳ còn mang đến nhiều lợi ích như:
- Phòng ngừa sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
- Loại bỏ nơi trú ngụ và phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.
- Cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
- Duy trì sức khỏe răng miệng tốt.
Lưu ý: Lấy cao răng chỉ có khả năng làm sạch, không thể cải thiện được màu sắc của răng. Để răng trắng sáng hơn, sau khi lấy cao răng bạn nên thực hiện các phương pháp khác như tẩy trắng răng.
▷ Tham khảo thêm: Cạo Vôi Răng Giá Bao Nhiêu Tiền Tại Nha Khoa Kim?
Lấy cao răng là cách giúp tẩy các vết đen trên bề mặt răng an toàn, nhanh chóng
Tẩy trắng răng
Tẩy trắng răng là phương pháp giúp cải thiện tình trạng răng đen do nhiễm Flour, tác dụng phụ của thuốc hoặc mảng bám đen do hút thuốc lá gây ra.
Trước khi thực hiện bác sĩ sẽ bôi gel bảo vệ lên mô nướu để cách ly với thuốc tẩy trắng. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng thuốc tẩy trắng chứa peroxide có nồng độ nhất định để bôi lên bề mặt răng, kết hợp với ánh sáng để tạo ra phản ứng oxi hóa giúp loại bỏ các phân tử tạo màu có trong men răng và ngà răng. Tẩy trắng răng có thể giúp khắc phục gần như triệt để tình trạng răng bị đen do nhiễm màu nặng.
Tẩy trắng răng nha khoa là phương pháp giúp loại bỏ mảng bám đen trên bề mặt răng nhanh chóng
Trám răng
Với các trường hợp răng bị đen do sâu men răng, sâu chân răng, bác sĩ sẽ điều trị sâu răng để giúp loại bỏ mô vi khuẩn tấn công và phá hủy răng. Sau đó, tiến hành trám răng thẩm mỹ để bảo vệ răng, tránh vi khuẩn tấn công trở lại và giúp tái tạo hình thể, màu sắc răng như ban đầu.
Vật liệu trám được sử dụng cho các trường hợp răng bị sâu thường là Composite. Loại vật liệu này có màu sắc tương đồng với màu răng thật. Sau khi phục hình, răng sẽ trắng đẹp, đạt được tính thẩm mỹ cao.
Trám răng là phương pháp được áp dụng nhằm khắc phục tình trạng đen kẽ răng hoặc các vết đen do sâu răng gây ra
Dán sứ Veneer
Dán sứ Veneer là phương pháp giúp cải thiện thẩm mỹ cho răng bị nhiễm màu. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ mài khoảng 0.2 – 0.3mm lớp men răng, sau đó sử dụng các miếng sứ mỏng để dán lên bề mặt răng.
Sau khi dán sứ Veneer, răng sẽ không còn bị ố đen mà trở nên trắng sáng hơn và duy trì hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí khá cao.
Dán sứ Veneer thường được chỉ định cho trường hợp răng ố vàng, xuất hiện mảng đen trên bề mặt do nhiễm màu
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ thường được chỉ định trong các trường hợp răng bị đen do các bệnh lý như sâu răng, chết tủy, nhiễm màu nặng. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ mài mòn men răng với tỉ lệ nhất định để tạo trụ lắp mão răng sứ.
Trường hợp răng ố đen do sử dụng mão răng sứ kim loại, người bệnh cần thay mão răng sứ khác. Và để tránh tình trạng này lặp lại, bạn nên lựa chọn răng toàn sứ, không bị oxi hóa, không gây thâm đen viền nướu như răng sứ kim loại.
Chân răng bị đen do sâu răng hoặc răng chết tủy sẽ được chỉ định bọc sứ để khắc phục
Cách phòng ngừa vết đen trên răng
Để phòng ngừa tình trạng răng bị ố đen, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Đảm bảo vệ sinh răng miệng
Giữ vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng đúng cách, đều đặn 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng sau khi ăn để làm sạch răng miệng, tránh để mảng bám tích tụ. Ngoài ra, định kỳ 6 tháng bạn nên thăm khám nha khoa 1 lần để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy cao răng.
Hạn chế ăn thực phẩm màu
Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm đậm màu, có thể làm răng bị nhiễm màu. Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều đường, acid để hạn chế bào mòn men răng, làm lộ ngà răng. Sau khi ăn, nên súc miệng để làm sạch khoang miệng.
Không hút thuốc lá
Không hút thuốc vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề răng miệng. Các hóa chất trong thuốc không chỉ làm ố màu cao răng, khiến răng nhiễm màu nặng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra nhiều bệnh lý.
Điều trị bệnh lý
Nếu mắc các bệnh răng miệng, nên thăm khám và điều trị kịp thời để tránh bệnh tiến triển thành nha chu, chết tủy. Chưa kể, chi phí điều trị ở giai đoạn đầu cũng rẻ hơn rất nhiều so với các phương pháp dán Veneer hay bọc răng sứ.
▷ Tham khảo thêm: Cách tẩy mảng bám đen trên răng hiệu quả tại nhà
Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều màu, vệ sinh răng miệng sạch và lấy cao răng định kỳ giúp ngăn chặn vết đen răng tốt hơn
Nha Khoa Kim – Địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng
Đã có rất nhiều khách hàng đã tin tưởng chọn đến với Nha Khoa Kim chữa răng bị đen và đánh giá rất cao về kết quả đạt được. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tương tự, Nha Khoa Kim là địa chỉ uy tín mà bạn nên lựa chọn.
Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực răng hàm mặt, Nha Khoa Kim đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một trung tâm nha khoa chất lượng cao với đa dạng nhiều dịch vụ nha khoa, kể cả những dịch vụ khó, làm hài lòng đông đảo khách hàng trong nước và người nước ngoài.
- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, có nhiều kinh nghiệm, tay nghề vững chắc. Đích thân bác sĩ giỏi của Nha Khoa Kim sẽ thăm khám và điều trị cho khách hàng.
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại, với rất nhiều máy móc được trang bị cho từng dịch vụ như Máy X-quang Panorex, phần mềm răng sứ CAD/CAM 3D, phần mềm hàm mặt Vceph 3D, thiết bị lấy cao răng siêu âm, máy tẩy trắng răng Bleach Bright…
- Quá trình thăm khám, điều trị được thực hiện theo quy trình riêng, tuân thủ các điều kiện về vô trùng, khử khuẩn. Mỗi khách hàng sẽ sử dụng bộ khay dụng cụ riêng nhằm tránh lây nhiễm. Vật liệu nha khoa chất lượng tốt, được kiểm định bởi cục quản lý chất lượng FDA.
- Dịch vụ khách hàng chu đáo, tận tình. Chính sách giá hợp lý, minh bạch.
Nha Khoa Kim là hệ thống nha khoa chuyên phục hình và khắc phục các khuyết điểm trên răng an toàn, uy tín hiện nay
Hình ảnh điều trị chân răng bị đen hiệu quả tại Nha Khoa Kim
Hình ảnh các ca điều trị đen chân răng thành công tại Nha Khoa Kim mà khách hàng có thể tham khảo qua:
Sau khi thăm khám và điều trị, các vết đen trên răng đã được các bác sĩ tại Nha Khoa Kim khắc phục gần như triệt để
* Lưu ý: Hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng răng miệng từng người
Hy vọng qua nội dung mà bài viết trên chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tình trạng răng bị đen. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi phát hiện răng bị đen, Nha Khoa Kim khuyên bạn nên thăm khám nha khoa ngay để xác định chính xác nguyên nhân và tìm cách xử trí kịp thời.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.
Chia sẻ Facebook Twitter Chuyên mục- Tip Chăm Sóc Răng Miệng
Từ khóa » Khe Răng Bị đen
-
Răng Bị Đen Ở Kẽ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
-
Cách điều Trị Răng Bị đen ở Kẽ - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
Răng Bị đen ở Kẽ Làm Sao để Có Thể Trắng Lại Như Ban đầu?
-
Kẻ Răng Bị đen Làm Sao để Sạch? - Nha Khoa
-
Răng Bị đen ở Mặt Trong, ở Kẽ: Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục
-
Kẽ Răng Bị đen Và Cách Khắc Phục - Jun Dental
-
Khe Răng Bị đen Nguyên Nhân Do đâu? - LinkedIn
-
Cách Loại Bỏ đốm đen ở Răng | Vinmec
-
Nguyên Nhân Răng Bị đen ở Kẽ - Nha Khoa Tâm Sài Gòn
-
Răng Cửa Bị đen Bên Trong Thì Khắc Phục Như Thế Nào Mới Hiệu Quả?
-
Viền Nướu Chân Răng Bị đen - Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Chân Răng Bị đen: Nguyên Nhân Và Cách Trị Nhanh Nhất
-
Hướng Dẫn Chữa Chân Răng Bị đen Ngay Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu Quả
-
Đen Kẽ Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất