Nguyên Nhân Chính Gây Ra Hiệu ứng Nhà Kính - Top Lời Giải
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp khái niệm của hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng này để có biện pháp giảm thiểu, khắc phục ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính tới hoạt động sống của con người.
Mục lục nội dung Hiệu ứng nhà kính là gì?Các loại hiệu ứng nhà kínha. Hiệu ứng nhà kính khí quyểnb. Hiệu ứng nhà kính nhân loạiNguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kínhHậu quả do hiệu ứng nhà kính gây raHiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng không khí Trái đất nóng dần lên bởi các bức xạ của mặt trời xuyên qua tầng khí quyển. Lúc này, mặt đất sẽ hấp thu nhiệt và bức xạ theo những đường sóng dài vào khí quyển khiến không khí nóng dần lên.
Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung đến những ngôi nhà kính. Theo đó, khi ánh mặt trời xuyên qua những tấm kính, năng lượng hấp thụ và tỏa ra nhiệt lớn khiến toàn bộ không gian trong nhà kính nóng lên. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người.
Các loại hiệu ứng nhà kính
a. Hiệu ứng nhà kính khí quyển
Là loại hiệu ứng nhà kính tự nhiên. Do thiên nhiên tác động vào có ảnh hưởng tích cực đối với Trái Đất. Nhờ hiệu ứng nhà kính khí quyển mà qua hàng chục triệu năm nhiệt độ Trái Đất đạt 38 độ C. Góp phần cho vạn vật sinh sôi như hiện nay. Nếu không có hiệu ứng nhà kính khí quyến thì nhiệt độ trên Trái Đất chỉ duy trì ở mức -15 độ C. Rất khó để phát triển hệ sinh thái phong phú.
b. Hiệu ứng nhà kính nhân loại
Là hiệu ứng nhà kính nhân tạo, do con người tác động vào bởi các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Những hoạt động như sản xuất công nghiệp, đốt nhiên liệu, phá rừng, phương tiện giao thông,… thải ra các loại khí độc. Gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường sống của Trái Đất.
Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính
Nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là các khí như CO2 (carbon dioxide), methane (CH4), nitrous oxide (N2O),...thải quá nhiều vào bầu khí quyển.
- Các hoạt động tiêu thụ năng lượng hóa thạch như than và dầu sản sinh ra lượng carbon dioxide CO2 khổng lồ, ước tính 37 tỷ tấn năm 2018. Khí thải từ hoạt động giao thông chứa CO, hydocacbon, nito oxit,… dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời xảy ra phản ứng quang hóa, sinh ra khí ozon. Ozon ở mặt đất là một khí có hại, khả năng gây ra hiệu ứng nhà kính gấp 3000 lần so với CO2.
- Ngoài ra, một số chất khí thuộc nhóm halo-cacbon (CFC, HCFC) chủ yếu là do hoạt động của con người sinh ra, như chlorofluorocarbons (CFC-11 và CFC-12), hydro chlorofluorocarbons (HCFC) được sử dụng trong sản xuất các thiết bị làm lạnh và trong các quá trình công nghiệp khác. Sự có mặt của chúng gây ra lỗ thùng ôzôn tầng bình lưu. Bên cạnh đó, lượng phát thải từ các nguồn không phải hóa thạch như phá rừng dự kiến sẽ tạo thêm gần 4,5 tỷ tấn khí CO2 cho năm 2018.
- Khí nhà kính hay CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. Khi hấp thụ bức xạ Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Mặt đất nóng lên và bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu khiến nhiệt độ không khí tăng. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng hiện nay.
Theo nghiên cứu, CO2 trong khí quyển đóng vai trò như một tấm kính dày bao phủ Trái đất. Làm cho hành tinh chúng ta không khác gì một nhà kính lớn. Nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở bề mặt Trái Đất là -23 độ C. Nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C. Đồng nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.
Tuy nhiên ngày nay, khi mà các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất, khai thác phát triển cực mạnh mẽ của con người tăng. Điều đó cũng hiểu được rằng khí CO2 từ đó cũng tăng theo. Điều này làm hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng từng ngày. Nhiệt độ không khí cũng sẽ bị cao lên. Theo ước tính của các nhà khoa học trên thế giới. Đến nửa thế kỉ sau thì nhiệt độ của trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C.
Bên cạnh khí CO2, những khí như CH4, CFC, SO2, metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng góp phần không nhỏ gây hiệu ứng nhà kính.
Với sự phát triển kinh tế và dân số nhanh tác động tiêu cực. Trực tiếp tới nhiệt độ trái đất ở nhiều khía cạnh. Đặc biệt khí CFC gây thủng tầng ozon mạnh. Làm hiện tượng ấy càng nghiêm trọng hơn.
Hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra
Nguồn nước: do sự tăng lên của nhiệt lượng trong không gian nên nước bốc hơi nhanh và nhiề. Dẫn đến các trận mưa to gây lũ lụt nghiêm trọng hơn. Vào mùa khô hạn sẽ gây nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt.
Băng tan: nhiệt độ tăng làm đẩy nhanh quá trình tan băng ở 2 cực. Mực nước biển tăng cao sẽ làm biến mất một số quốc gia trên thế giới.
Sinh vật: nắng nóng, mưa bão thất thường sẽ khiến hàng ngàn sinh vật không thích nghi được. Có thể gây ra tuyệt chủng nhiều loài trên diện rộng.
Sức khỏe: nhiều loại bệnh mới phát sinh làm sức khỏe con người suy giảm. Nắng nóng và lạnh giá cũng khiến nhiều người chết
Lâm nghiệp: Cháy rừng xảy ra trên diện rộng vào mùa khô, nắng nóng gay gắt.
Từ khóa » Hiệu ứng Nhà Kính Gây Ra Hậu Quả Gì Trắc Nghiệm
-
Hiệu ứng Nhà Kính Và Những Hậu Quả Khó Lường
-
Hiện Tượng Hiệu ứng Nhà Kính Sẽ Gây Ra Hậu Quả Gì Trên Bề Mắt Trái ...
-
Hậu Quả Của Hiện Tượng Hiệu ứng Nhà Kính đối Với Trái Đất Là Gì?
-
Hiện Tượng Hiệu ứng Nhà Kính Sẽ Gây Ra Hậu Quả Gì ... - Vietjack.online
-
Hiệu ứng Nhà Kính Và Hậu Quả Của Nó ? Mong Các Bạn Giúp ! - Hoc24
-
Nguyên Nhân Gây Nên Hiệu ứng Nhà Kính Là Trắc Nghiệm
-
Hậu Quả Của Hiệu ứng Nhà Kính - Thầy Phạm Ngọc Dũng Dạy HÓA
-
Hiệu ứng Nhà Kính Là Gì? Nguyên Nhân Tác Hại Biện Pháp Khắc Phục
-
Bài Kiểm Tra Trắc Nghiệm Kiến Thức Về Biến đổi Khí Hậu
-
Em Hãy Tìm Hiểu Về Hiệu ứng Nhà Kính | Tech12h
-
Nêu Những Hậu Quả Xấu Do ''hiệu ứng Nhà Kính''gây Ra? Chúng Ta Có ...
-
Nếu Những Hậu Quả Xấu Do Hiệu ứng Nhà Kính Gây Ra
-
CÂU Hỏi TRẮC NGHIỆM Học PHẦN Cơ Sở KHOA Học Kỹ THUẬT Môi ...
-
Trắc Nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 Có đáp án - TopLoigiai