Nguyên Nhân Da Khô Sần Sùi Là Gì? Cách điều Trị Da Khô Sần Hiệu Quả
Da khô sần sùi thường được bắt gặp ở rất nhiều người. Làn da này không phân biệt thời điểm, tuổi tác hay giới tính. Khi da khô có những dấu hiệu nứt nẻ, bong tróc. Bạn nên tìm rõ nguyên nhân để chăm sóc da cẩn thận hơn. Nhưng làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị tình trạng này đúng cách? Trong bài viết này, Dermalogica xin phân tích và giới thiệu với bạn đọc nguyên nhân và cách điều trị da khô sần hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ yêu thích nội dung của chúng tôi.
Da khô sần sùi là gì? Biểu hiện của da khô sần?
Da khô ráp hay còn được gọi là xerosis, một thuật ngữ có nguồn gốc từ Hy Lạp. Đây là làn da bị mất đi độ ẩm tự nhiên của nó. Vì thế da dễ trở nên khô, bong tróc, dễ bị kích ứng và nổi mụn ẩn rất nhiều. Cụ thể, khi lớp biểu bì dưới da bị tổn thương, các liên kết trên bề mặt da bị rạn nứt, đứt gãy. Chúng không còn đủ liền mạch để ngăn ngừa thất thoát nước từ lớp hạ bì.
Da khô sần có nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau nhưng nhìn chung là không láng mịn, mềm mại. Nếu không điều trị kịp thời, da sẽ ngày càng bong tróc, xuất hiện những vết nứt sâu và nhanh chóng bị lão hóa tấn công.
Da khô sần sùi nguyên nhân do đâu?
Tác động từ bên trong
Do cơ địa hay mắc bệnh lý về da
Bị mắc một trong số các bệnh về da như vảy nến, eczema, rosacea, bệnh vảy nến, nấm men,… Đây là nguyên nhân khiến da mặt khô sần sùi, tróc vảy. Những bệnh lý này có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố như di truyền, môi trường, mỹ phẩm,…
Chế độ ăn uống
Bạn có biết cơ thể của chúng ta 64% là nước. Vì vậy, nếu không cung cấp cho cơ thể đủ nước, tình trạng mất nước sẽ biểu hiện trên da của chúng ta trước tiên. Đặc biệt là làm chậm lưu thông máu khiến da không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết. Lúc này, da sẽ dễ bị khô, nhợt nhạt, khả năng phục hồi và tái tạo cũng chậm hơn. Nếu bạn đang gặp tình trạng mất nước muốn tìm cách chăm sóc da mất nước hiệu quả. Tìm hiểu chi tiết ngay với bài chia sẻ này của chúng tôi.
Ăn nhiều đồ ngọt, đồ cay nóng hay thức ăn chứa nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân khiến da khô sần sùi. Da sẽ sản sinh nhiều bã nhờn, lỗ chân lông to hơn, xuất hiện những nốt mụn đỏ cũng như những nốt sần li ti thiếu sức sống.
Bị stress
Da chứa rất nhiều đầu dây thần kinh tiếp xúc thường xuyên với não. Đây là lý do tại sao sự sợ hãi có thể dẫn đến nổi da gà, sự phấn khích có thể dẫn đến đổ mồ hôi và sự xấu hổ có thể dẫn đến hai má nóng bừng. Do đó, căng thẳng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da của bạn. Nó làm phá vỡ hàng rào bảo vệ da và làm trì hoãn sự tái tạo da.
Tác động từ bên ngoài
Dùng mỹ phẩm sai cách
Tìm hiểu không rõ thành phần
Thiếu kiến thức, kinh nghiệm về mỹ phẩm chăm sóc da là nguyên nhân khiến bạn mua phải sản phẩm kém chất lượng. Việc không đầu tư, tìm hiểu kỹ thành phần của sản phẩm cũng là nguy cơ làm cho da bị dị ứng, nổi mẩn đỏ hay các vấn đề nghiêm trọng khác.
Tẩy trang không kỹ
Tẩy trang không sạch sẽ là một trong những sai lầm nghiêm trọng. Khiến cho cặn bẩn, lớp trang điểm tích tụ, sản sinh ra bã nhờn, làm cho da bị viêm nhiễm. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng việc tẩy trang quá mức. Bạn sẽ khiến bề mặt da khô sần sùi bị tổn thương, mất độ ẩm, gây sần sùi và khô ráp.
Sử dụng sản phẩm có chất tẩy rửa cao
Dùng sản phẩm có chất tẩy rửa cao có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Da không chỉ bị các hóa chất xâm nhập mà còn dễ bị kích ứng với các loại mỹ phẩm dù bản chất không phải là da nhạy cảm.
Tác động môi trường, thời tiết
Môi trường ô nhiễm, khí hậu ngày càng khắc nghiệt là một trong những nguy cơ hàng đầu khiến da khô sần sùi. Chẳng hạn vào mùa đông, tiết trời thường lạnh, hanh khô và có độ ẩm thấp. Thế nên da sẽ ít tiết mồ hôi, không còn căng giãn thêm được nữa. Lớp biểu bì của da sẽ mỏng yếu, tạo ra những khoảng trống ở lớp ngoài cùng, cho phép nước thoát ra và các chất gây kích ứng xâm nhập.
Môi trường khô có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác ngứa, do phản ứng viêm kích thích và giải phóng Histamine. Nó có thể làm trầm trọng thêm các bệnh viêm da như bệnh rosacea, bệnh chàm, bệnh vẩy nến,… Các bệnh lý khiến da ngày càng khô sạm, nứt nẻ và bong tróc.
Cách chăm sóc da khô sần sùi hiệu quả
#1 Tẩy tế bào chết
- Tẩy da chết giúp loại bỏ các tế bào chết và các nang lông để kích thích tái tạo da, chuẩn bị cho việc thẩm thấu các thành phần dưỡng chất tiếp theo.
- Nên lựa chọn sản phẩm chứa cả Alpha và beta Hydroxy acids để cải thiện quá trình tái tạo tế bào da và tăng tốc quá trình bong tróc tế bào da chết. Tạo nên quá trình tái tạo hiệu quả, không gây khó chịu. Đồng thời bổ sung độ ẩm và làm mềm mại làn da.
Khi chọn sản phẩm tẩy da chết thì việc biết rõ các tên thành phần là điều thiết yếu. Da bạn đang gặp vấn đề về khô và thiếu nước có thể sử dụng mặt nạ cấp nước và tẩy da chết Hydro Masque Exfoliant. Bạn đọc có thể tham vấn riêng với chuyên viên da Dermalogica để tìm ra giải pháp tẩy da chết phù hợp nhất.
#2 Dưỡng ẩm cho da khô ráp
Đắp mặt nạ
Mặt nạ từ các nguyên liệu tự nhiên được coi là vị cứu tinh tuyệt vời giúp cấp ẩm nhanh cho làn da, giúp bề mặt da mịn màng và săn chắc. Bạn có thể tự làm mặt nạ tại nhà với các nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm như bơ, mật ong, dầu dừa, sữa chua,… Và sử dụng đều đặn ít nhất 1 lần 1 tuần để da được làm sạch, thư giãn.
Tham khảo ngay Top mặt nạ Dermalogica nào phù hợp với bạn tại đây.
Dùng toner, serum, kem dưỡng ẩm chuyên sâu cho da khô sần
Toner giúp da hấp thụ nước và giữ cân bằng da nhanh chóng. Toner giúp làm sạch một số tế bào chết trên bề mặt da. Nó đưa làn da trở lại trạng thái có axit tự nhiên. Đặc biệt, với công dụng loại bỏ sạch tạp chất trên da, sẽ giúp da dễ hấp thụ những sản phẩm chăm sóc da sau đó.
Thoa serum vào buổi sáng và tối, sau bước sử dụng toner và trước bước dưỡng ẩm. Kết quả giúp da giảm sự mất cân bằng sắc tố, ngăn chặn và chỉnh sửa các tổn thương do gốc tự do gây ra.
Kem dưỡng giúp khôi phục độ đàn hồi và đảo ngược các dấu hiệu lão hóa da sớm do ánh sáng. Ngăn chặn sự mất độ ẩm và sự hủy hoại tự nhiên của các gốc tự do. Kích thích sản sinh collagen ở da khô ráp và làm mờ các đốm nâu. Trả lại làn da láng mịn, mượt mà và sáng khỏe tươi mới. Nên chọn loại kem có kết cấu mỏng nhẹ, chứa thành phần tự nhiên, không gây kích ứng. Đâu là loại kem dưỡng bạn nên đầu tư vào chu trình dưỡng da? Dermalogica sẽ phân tích chi tiết nhất đến bạn.
#3 Chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh việc dưỡng ẩm, bạn cần duy trì thói quen uống 8 ly nước mỗi ngày. Kết hợp thời gian biểu uống nước khoa học để phát huy tối đa công dụng của nước mang lại. Da khô nên uống Vitamin gì? Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại đây.
Ngoài ra, cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng. Bữa ăn phải đảm bảo có nhiều rau xanh, hoa quả. Nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E, chất béo tốt để giúp tăng cường sức đề kháng của da, ngăn ngừa tình trạng da khô nứt nẻ.
Tránh xa rượu bia, thuốc lá và những chất kích thích không tốt cho da. Ngủ đủ giấc, không thức khuya, kiểm soát stress và tránh làm việc quá mệt mỏi.
Qua những phân tích trên, chắc hẳn bạn đã tìm hiểu được nguyên nhân và cách điều trị phù hợp với bản thân để cải thiện tình trạng da khô sần sùi. Hãy yêu thương làn da của mình và luôn chăm sóc nó thật tốt. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì hãy liên hệ đến chuyên gia trị liệu da của Dermalogica sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Từ khóa » Da Sần Khô
-
Da Khô Là Gì? Cách Chăm Sóc Da Mặt Khô Sần Và Ngứa Hiệu Quả
-
Da Khô Và Thô Ráp – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Giải Pháp
-
Da Khô: Nguyên Nhân Và Biểu Hiện - Vinmec
-
Da Khô Sần: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả | Đẹp365
-
Cách Trị Da Mặt Khô Sần Sùi Tại Nhà Cực Hay - ADIVA.COM.VN
-
Da Mặt Sần Sùi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị
-
Tổng Hợp Cách Trị Da Khô Sần đơn Giản Hiệu Quả Nhất Tại Nhà
-
Da Mặt Bị Khô Sần Và Ngứa: Thông Tin Quan Trọng Cần Biết
-
Da Khô: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
Da Bị Khô Sần Và Ngứa: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Dứt Điểm, An ...
-
Da Khô Bong Tróc Và Sần Sùi Phải Làm Sao Mới Hết? - Báo Thanh Niên
-
Nguyên Nhân Và Cách Trị Khô Da Hiệu Quả - Hello Bacsi
-
Da Mặt Khô Nên Dùng Gì? Cách Trị Da Mặt Khô Sần, Khô Rát đỏ, Bong ...