Nguyên Nhân Dẫn Tới Tình Trạng Trẻ Em Bị Tróc Da đầu Ngón Tay

Tuy khá phổ biến và không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể liến quan đến đến một số tình trạng y tế tiềm ẩn trong cơ thể mà trẻ đang mắc phải

  • Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về hội chứng chuyển hóa
  • Hiện tượng nổi mụn đầu trắng trong cổ họng là dấu hiệu của bệnh gì?
  • Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ bệnh viêm dạ dày HP dương tính

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay

Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn về nguyên nhân khiến nguyên nhân trẻ em bị tróc da đầu ngón tay!

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ TRÓC DA ĐẦU NGÓN TAY

Tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể đi kèm với một số vấn đề ngoài da khác chẳng hạn như phát ban, nổi mề đay mẩn ngứa, khô hoặc nứt nẻ da. Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các nguyên nhân cơ bản bao gồm yếu tố tác động từ môi trường hoặc do một số bệnh lý khác.

Tác động từ môi trường

Nguyên nhân môi trường khiến da trẻ bị bong tróc thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này cũng sẽ được cải thiện khi người chăm sóc thay đổi điều kiện sống và chế độ sinh hoạt của trẻ. Các nguyên nhân cơ bản bao gồm:

  • Thường xuyên rửa tay: Mặc dù rửa tay thường xuyên có thể giữ vệ sinh và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Tuy nhiên, rửa tay quá thường xuyên, khiến da bị khô, bong tróc và có thể dẫn đến nứt nẻ da.
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết khô cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tróc da đầu ngón tay.
  • Ảnh hưởng của tia cực tím: Da của trẻ có thể trở nên khô, đỏ và bị mềm ra trước khi bong tróc da. Tuy nhiên, hầu hết các tình trạng này đều không nghiêm trọng và có thể được giải quyết trong vào tuần.
  • Mút ngón tay: Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này có thể dẫn đến tróc da đầu ngón tay hoặc lở loét da (đặc biệt là ngón cái).

Dị ứng

Các bệnh lý dị ứng phổ biến khiến trẻ bị tróc da ở đầu ngón tay bao gồm:

  • Bệnh chàm ở ngón tay (bệnh chàm tay): Đây là một trong những bệnh lý phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay. Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng di truyền và cách chất kích ứng (xà phòng, chất tẩy rửa,…) là các yếu tố gây ra bệnh.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Là bệnh lý khiến da đầu ngón tay trẻ bị bong tróc khi tiếp xúc với các chất dị ứng như nước hoa, xà phòng,…
  • Bệnh á sừng: Thường phổ biến ở trẻ từ 5 đến 12 tuổi khiến da tay của bé bị khô, bong tróc vảy và chảy máu. Bệnh á sừng không truyền nhiễm, tuy nhiên rất khó để điều trị dứt điểm.

Ngoài ra, thuốc, vitamin bổ sung, thực phẩm chức năng, thực phẩm, động vật, thú cưng hoặc các tác nhân dị ứng khác đều có thể dẫn đến tình trạng tróc da đầu ngón tay ở trẻ.

Bệnh lý tự miễn

Một số bệnh lý tự miễn có thể khiến da đầu ngón tay của trẻ bong tróc như:

  • Bệnh Kawasaki: Là một tình trạng hiếm gặp chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng cơ bản là sốt cao kéo dài đến 5 ngày kèm theo việc bong tróc da ở đầu ngón tay. Bệnh Kawasaki cần được điều trị kịp lúc để tránh các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm ảnh hưởng đến tim mạch và gây tử vong.
  • Bệnh vẩy nến: Là tình trạng da bị viêm, đỏ và bong tróc. Mắc dù bệnh phổ biến ở khuỷu tay và đầu gối, tuy nhiên các triệu chứng vẫn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể kể cả đầu ngón tay.

Bệnh lý truyền nhiễm

Trẻ em bị tróc da đầu ngón tay có thể liên quan đến các bệnh lý truyền nhiễm như:

  • Nhiễm nấm Candida
  • Bệnh sởi
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân
  • Sốt phát ban
  • Hội chứng bỏng da do tụ cầu (phồng rộp và bong da do nhiễm Staphylococcal nghiêm trọng)
  • Nhiễm trùng nấm Tinea
  • Nhiễm virus

Các bệnh lý nghiêm trọng

Mặc dù rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên đôi khi có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng như:

  • Bệnh bạch cầu cấp tính
  • U lympho tế bào T ở da, là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến da. Tuy nhiên tình trạng này hiếm gặp ở trẻ em.
  • Viêm màng não do nhiễm vi khuẩn.
  • Ung thư da nhưng bệnh lý này hiếm gặp ở trẻ em.
  • Hội chứng Stevens-Johnson, là tình trạng nổi mẩn đỏ, rối loạn da do nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
  • Hoại tử thượng bì nhiễm độc có thể khiến da hình thành bọng nước, nứt nẻ, bong tróc da và chảy máu.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ em bị tróc da đầu ngón tay

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHI TRẺ BỊ TRÓC DA ĐẦU NGÓN TAY

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, để điều trị cho trẻ bị bóc da đầu ngón tay bạn cân:

  • Tắm đúng cách: Tắm quá lâu, tắm nước quá nóng có thể làm mất lượng dầu tự nhiên trên da của bé. Thời gian tắm thích hợp cho bé là từ 5 đến 10 phút và sử dụng nước ấm thay vì nước nóng. Bên cạnh đó, sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ, tốt nhất là chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Nếu da của bé có dấu hiệu bị khô hoặc bắt đầu bong tróc da, người chăm sóc có thể thoa kem dưỡng ẩm cho bé. Thời gian thích hợp để dưỡng ẩm là sau khi tắm để khóa ẩm và giúp da bé luôn mềm mại. Trao đổi với bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp nhất cho trẻ.
  • Bảo vệ da trẻ hợp lý: Tránh không khí lạnh hoặc gió mạnh ngoài trời. Vào mùa đông, bạn có thể cho bé mang găng tay bằng vải cotton hoặc lụa để tránh các tác nhân ảnh hưởng từ bên ngoài.
  • Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp: Tránh các sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc chứa hóa chất gây hại cho làn da của bé. Không sử dụng nước hoa hoặc các sản phẩm có mùi thơm lên da của bé, đặc biệt là các loại mỹ phẩm của người lớn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí: Đặc biệt là trong phòng ngủ của trẻ để hạn chế các triệu chứng bệnh chàm tay và giảm tình trạng khô da.

Cũng theo khuyến cáo từ bác sĩ giảngviên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn , nếu tình trạng này có liên quan đến các bệnh lý trong cơ thể thì người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý

Từ khóa » Xơ Da đầu Ngón Tay