Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị Hiệu Quả Mắt Lác
Có thể bạn quan tâm
Mắt lác hay mắt lé là căn bệnh phổ biến làm suy giảm thị lực và gây mất thẩm mỹ. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, lác mắt có thể dẫn đến nhược thị, thậm chí là mù lòa cả đời. Do đó, trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh này để giúp các bạn có nhận thức đúng về lác mắt.
Menu xem nhanh:
- 1. Tìm hiểu đôi nét về bệnh mắt lác
- 2. Tại sao mắc bệnh mắt lác?
- 3. Triệu chứng điển hình của mắt lác là gì?
- 4. Cách điều trị hiệu quả bệnh lác
- 5. Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI – Địa chỉ điều trị bệnh về mắt uy tín tại Hà Nội
1. Tìm hiểu đôi nét về bệnh mắt lác
Lác mắt là căn bệnh mà hai mắt không thể nhìn thẳng mà nhìn theo 2 hướng khác nhau. Theo đó, một mắt sẽ nhìn thẳng về phía trước, còn một mắt sẽ nhìn vào trong, lên trên, ra ngoài hoặc xuống dưới. Dựa vào mắt bị lác mà chúng có tên gọi khác nhau như lác trong, lác đứng trên, lác ngoài, lác đứng dưới. Căn bệnh này có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng thường khởi phát từ trẻ em.
2. Tại sao mắc bệnh mắt lác?
Nguyên nhân dẫn đến lác mắt là do sự khác biệt về phần cơ ở xung quanh mỗi mắt. Theo các chuyên gia y tế, cơ chế hoạt động của mỗi mắt là nhìn tập trung vào một điểm hoặc một vật nhờ vào hoạt động của nhóm sáu cơ quanh mắt. Nếu một vài cơ quanh mắt gặp vấn đề hoặc phối hợp hoạt động không tốt thì mắt đó có thể không nhìn tập trung được theo hướng các bạn mong muốn.
Lúc này sẽ xảy ra hiện tượng, dù cố gắng tập trung nhìn một vật hoặc một điểm nhưng thực tế, 2 mắt lại nhìn theo 2 hướng khác nhau. Mắt lác ở trẻ em có thể là do bẩm sinh hoặc các ảnh hưởng do bệnh lý ở mắt, biến chứng sau khi sinh nhưng phát triển thành chậm thành bệnh.
Còn ở người lớn, lác mắt hầu hết là do biến chứng của các bệnh lý như đái tháo đường, đột quỵ, chấn thương ở mắt,… Bên cạnh đó, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị lác mắt là do mắc tật khúc xạ, tiền sử gia đình, mắc các bệnh liên quan như đột quỵ, chấn thương đầu, hội chứng Down, đái tháo đường, bại não,…
3. Triệu chứng điển hình của mắt lác là gì?
Có thể nhận biết triệu chứng ở người bị lác qua hoạt động nhìn của họ, tuy nhiên ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần phải quan sát để phát hiện ra. Dấu hiệu điển hình nhất của lác mắt là khi nhìn vào một điểm hoặc một vật, hai mắt không tập trung cùng nhau như bình thường mà nhìn vào 2 hướng khác nhau.
Điều này khiến những người bị lác gặp khó khăn khi nhìn một điểm hoặc một vật cụ thể. Do vậy, họ thường phải nghiêng đầu để 2 mắt cùng nhìn được chính xác vị trí và hình dạng vật.
Bên cạnh đó, những người bị lác còn có thể gặp phải tình trạng nhìn đôi, nghĩa là 2 bên mắt vì không tập trung vào 1 điểm hoặc 1 vật nên đưa ra 2 hình ảnh không trùng khớp với nhau. Khi não bộ tiếp nhận tín hiệu khác nhau từ 2 mắt sẽ khiến người bệnh thấy 2 lớp hình ảnh song song bị lệch nhau.
Để kiểm tra tình trạng lạc mắt, các bạn nên yêu cầu người bệnh thực hiện các bước kiểm tra như sau:
– Yêu cầu người bệnh ngồi đối diện và nhìn thẳng vào mắt của bạn. Sau đó, các bạn hãy quan sát hoạt động nhìn của 2 mắt họ. Trong trường hợp 2 mắt không đối xứng hay không thể cố gắng đối xứng mặc dù cố nhìn tập trung thì khả năng cao là họ bị lác mắt.
– Với các bé nhỏ, rất khó để yêu cầu trẻ ngồi yên một chỗ và nhìn thẳng vào bạn. Do đó, các bạn có thể quan sát hoạt động nhìn 2 mắt của bé bằng cách đưa trẻ món đồ chơi mà con thích. Khi bé tập trung nhìn vào đồ chơi, nếu 2 mắt lệch nhau thì khả năng cao là mắt trẻ bị lác.
Trên thực tế, có nhiều người bị mắt lác nhưng lại không nhận ra bệnh vì luôn có thói quen nhìn nghiêng đầu. Điểm đáng chú ý là thói quen này sẽ làm giảm khả năng nhìn đôi vì 2 mắt không đồng nhất.
Bên cạnh đó còn có những trường hợp mắt bị lác không thường xuyên, lác nhẹ hoặc lác ẩn khó phát hiện. Nếu nghi ngờ bị mắt lác, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Mắt để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
4. Cách điều trị hiệu quả bệnh lác
Tùy vào độ tuổi, nguyên nhân và tình trạng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa Mắt sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất. Mục đích của việc làm này là để cải thiện thị lực của bên mắt bị lác tương đương với mắt khỏe mạnh. Một số cách điều trị mắt lác được bác sĩ chỉ định như sau:
– Điều chỉnh tật khúc xạ ở trẻ nhỏ: Tất cả các tật khúc xạ ở trẻ nhỏ nếu không được đeo kính sớm sẽ dẫn đến lác mắt và làm giảm thị lực. Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị lác do mắc tật khúc xạ, bố mẹ phải đưa con đi khám và cho bé đeo kính đúng độ. Đồng thời phải theo dõi thường xuyên thị lực và độ lác của trẻ.
– Tập luyện cơ vận nhãn để làm giảm độ lác ở người bệnh.
– Điều trị nhược thị giúp người bệnh cải thiện thị lực bằng phương pháp bịt mắt lành, tạo thói quen giúp cơ thể sử dụng và nhận hình ảnh từ bên mắt yếu hơn.
– Phẫu thuật chỉnh lác để giúp con ngươi của mắt bị bệnh trở lại trở lại vị trí trung tâm.
5. Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI – Địa chỉ điều trị bệnh về mắt uy tín tại Hà Nội
Hiện nay, Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín, chất lượng và được nhiều người bệnh tin tưởng đến thăm khám, điều trị khi bị lác hoặc gặp các vấn đề về mắt. Bởi vì Thu Cúc TCI không chỉ bảo đảm chất lượng chuyên môn với đội ngũ bác sĩ Nhãn khoa đầu ngành cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, mà còn nổi bật với những dịch vụ thăm khám, tư vấn, điều trị bệnh chuyên nghiệp, toàn diện.
Hơn nữa, không gian khám chữa bệnh tại Thu Cúc TCI còn rất lịch sự, văn minh, an toàn và được vô trùng cẩn thận. Đặc biệt, chi phí khám chữa bệnh về mắt tại Thu Cúc TCI rất phải chăng, hợp lý và được công khai rõ ràng, minh bạch.
Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn và bảo vệ đôi mắt sẽ giúp con người có cuộc đời tươi đẹp hơn. Do đó, khi bị mắt lác hoặc gặp các vấn đề về mắt, các bạn hãy đến ngay Thu Cúc TCI để được bác sĩ Nhãn khoa thăm khám và tư vấn cách điều trị tốt nhất.
Từ khóa » Hình ảnh Người Bị Lác Mắt
-
Bệnh Lác Mắt – Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị
-
Vì Sao Bạn Bị Lác Mắt? | Vinmec
-
Lác Mắt - Khoa Nhi - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Lé (bệnh Lác) Mắt Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Bệnh Lé (lác)
-
Lác Mắt: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách điều Trị Và Phòng Bệnh
-
Dấu Hiệu Bị Lác Mắt Và Toàn Bộ Các Thông Tin Liên Quan
-
Lác Mắt - Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Lác Mắt, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Tuổi Trẻ Online
-
Lác Mắt, Nguyên Nhân Gây Ra Lác Mắt?
-
Lác Mắt - Nguyên Nhân Và Thực Trạng
-
Lác Mắt Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Lác Mắt - Nguyên Nhân Và Cách Nhận Biết