Nguyên Nhân Gạch Lát Nền Bị Phồng Rộp, Nứt Vỡ? Cách Xử Lý Cực ...

Nguyên nhân gạch lát nền bị phồng rộp có rất nhiều nhưng thường là do trong quá trình sử dụng lâu dài chịu ảnh hưởng từ thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ thay đổi đột ngột làm xi măng và gạch cùng giãn nở khiến cho gạch bị phồng lên. Cùng GENTA tìm hiểu thêm nguyên nhân và cách xử lý dưới đây!

Hiện tượng gạch lát nền bị phồng thường xảy ra ở đâu ?

Gạch lát nền bị phồng là hiện tượng: nền gạch nhà bị nhô lên, phồng rộp, nổ – vỡ. Gạch bị xô xát vào nhau và cứ thế nứt vỡ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở 1 khu vực hoặc thành 1 đường chạy dài trên sàn.

Hiện tượng gạch lát nền bị phồng rộp ngày càng phổ biến

Gần đây, hiện tượng này khá phổ biến tại các nhà cao tầng, nhà dân khiến nhiều hộ gia đình lo lắng. Ngoài ra, ở các khu vực lát gạch có diện tích lớn như sảnh, sân thượng, sân công cộng,… cũng hay xảy ra tình trạng phồng rộp.

Tác hại của hiện tượng này với công trình này là:

  • Hiện tượng nứt gạch, phồng gạch này gây mất tính thẩm mỹ của tổng thể không gian công trình.
  • Việc di chuyển qua lại trên nền gạch bị rộp cũng gây nguy hiểm, rất khó khăn. Gạch bị phồng dễ gây vấp ngã, không đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình bạn.
  • Thường hiện tượng phồng rộp xảy ra với một diện tích rất nhỏ. Tuy nhiên, về lâu dài nếu tình trạng đó không được khắc phục nhanh chóng, nó sẽ lan ra diện tích lớn hơn.
Biểu hiện thường thấy khi gạch lát nền bị phồng rộp

7 nguyên nhân gạch lát nền bị phồng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gạch nền nhà bị phồng rộp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này, bạn có thể tham khảo:

Nguyên nhân 1: Do sự chênh lệch nhiệt độ

Khí hậu Việt Nam khắc nghiệt, nhiệt độ cao và thường thay đổi đột ngột khiến gạch trong quá trình giãn nở sẽ xuất hiện tình trạng không có không gian thở giữa các viên gạch. Gây đùn gạch, phồng rộp và nứt vỡ.

Nguyên nhân gạch lát nền bị phồng do môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ thay đổi đột ngột

Nguyên nhân 2: Nền nhà bị sụt lún sau một thời gian sử dụng

Trong quá trình sử dụng dài, sàn nhà chịu ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài nhà dẫn đến tình trạng sụt lún, bong tróc và xô đẩy giữa các lớp gạch.

Do quá trình sử dụng dài cũng là nguyên nhân gạch lát nền bị phồng

Nguyên nhân này thường xuất phát từ việc các khối nhà lân cận xây dựng sát nhau và không có khe lún, dẫn đến tình trạng các khối công trình tác động lên nền đất với chuyển động khác nhau gây sụt lún, đùn gạch.

Nguyên nhân 3: Thi công không đúng kỹ thuật

Việc thợ thi công trát xi măng dưới lớp gạch không đều khiến gạch và xi măng kết dính kém. Khi cả hai cùng giãn nở không đều sẽ dẫn đến phồng rộp, bung gạch.

Thi công sai kỹ thuật khiến gạch lát nền bị phồng rộp, bung gạch
Lớp xi măng bên dưới cần được trải đều

Nguyên nhân 4: Khoảng cách gạch không đạt tiêu chuẩn

Trong quá trình thi công, các viên gạch đặt quá sát nhau không có khe co giãn giữa chúng nên khi bị giãn nở, các viên gạch sẽ bị kích và xô vào nhau dễ gây nứt vỡ, phồng rộp.

Khoảng cách giữa các viên gạch quá gần nhau là nguyên nhân gạch lát nền bị phồng, vỡ

Nguyên nhân 5: Trộn nguyên liệu không đúng tỉ lệ

Người thợ thi công không pha trộn vữa và cát theo đúng tỉ lệ chuẩn. Khi tỷ lệ xi măng trộn ít, cát lại cho vào nhiều hơn thì độ bám dính của lớp vữa dưới gạch không cao, gạch sẽ bong dần lên theo thời gian.

Thợ thi công trộn xi măng không đều

Nguyên nhân 6: Quá trình ngâm gạch không đúng quy chuẩn

Thợ thi công không ngâm gạch với nước hoặc có ngâm nhưng chưa đủ. Việc này khiến gạch khi lát xong nếu gặp môi trường ẩm ướt sẽ tiếp tục giãn nở.

Không ngâm gạch khiến gạch dễ giãn nở khi gặp môi trường ẩm

Nguyên nhân 7: Do vữa cán nền khô

Khi tưới hồ dầu, vữa cán nền sẽ hút hết. Hoặc hồ dầu tưới quá ít hay do để lâu không thi công. Tất cả đều dẫn đến hiện tượng gạch và vữa cán nền không bám dính. Khi đưa công trình vào sử dụng gạch dễ bị bong phồng lên.

Gạch không liên kết nhau gây tình trạng dễ bung gạch

2 cách xử lý gạch lát nền bị phồng

Để khắc phục hiện tượng này, bạn cần căn cứ vào hiện trạng của vấn đề để lựa chọn giải pháp tốt nhất. Hiện tượng gạch lát nền nhà bị phồng rộp được chia thành 2 tình trạng như:

  • Gạch đã bị phồng lên nhưng chưa bị vỡ hoặc bong ra
  • Gạch đã bị vỡ hoặc bong lên

Trường hợp 1: Đối với gạch bị phồng nhưng chưa bị vỡ hoặc bong ra

Với trường hợp gạch chưa bị bong và chưa vỡ thì việc thay thế toàn bộ sàn là không cần thiết. Bởi nếu làm vậy sẽ rất tốn kém, lãng phí nhất là khi nền nhà bạn đang sử dụng những mẫu gạch cao cấp. Phương án xử lý như sau:

Đối với trường hợp gạch bị phồng nhưng chưa bị nứt vỡ nghiêm trọng

Bước 1: Kiểm tra xung quanh vị trí các viên gạch bị phồng.

  • Kiểm tra những viên gạch bị phồng
  • Xác định vị trí xung quanh xem có hiện tượng rộp hay không
  • Giúp quá trình khắc phục triệt để một lần, không tốn thời gian và kinh phí về sau.

Bước 2: Sử dụng mũi khoan có đường kính nhỏ nhất, thường là mũi khoan số 6.

  • Các mũi này cần sắc và mới để khoan lên nền viên gạch đang bị phồng rộp.
  • Bạn hãy khoan sâu với kích thước 1.5 cm.

Bước 3: Sử dụng bơm hơi để thổi sạch mùn vữa gạch.

Bước 4: Bơm hóa chất xuống vị trí viên gạch bị rộp nhờ lỗ vừa khoan.

  • Có thể khoan các mũi bên cạnh để bổ sung thêm hóa chất trong trường hợp lỗ khoan đầu tiên không xuống hết.
  • Hóa chất sử dụng có thể dùng vữa bơm ống gen cáp dự ứng lực hoặc vữa không co ngót – Sika.

Bước 5: Chờ phần hóa chất đã bơm khô.

  • Sử dụng vật liệu xi măng trắng hay xi măng màu tương đồng với màu gạch vị trí lỗ khoan để che đi phần mũi khoan.

Bước 6: Vệ sinh bề mặt vừa thi công.

Trường hợp 2: Đối với gạch đã bị vỡ hoặc bong lên

Tình trạng gạch ốp lát phồng rộp kèm theo bị vỡ và bung lên khỏi sàn nhà thì phương án tối ưu bắt buộc đó là phải thay thế toàn bộ phần gạch bị rộp. Cách thức thực hiện như sau:

Gạch phồng rộp đã nứt vỡ nghiêm trọng

Bước 1: Kiểm tra và xác định toàn bộ các viên gạch bị vỡ.

  • Bao gồm các viên đã bong lên hoặc các viên gạch xung quanh vị trí bị bong.
  • Điều này để đảm bảo không phát sinh vấn đề gì sau khi hoàn thành việc sửa chữa.

Bước 2: Sử dụng máy cắt, cắt theo đường mạch xung quanh các viên gạch bị rộp.

Bước 3: Sử dụng dụng cụ đục toàn bộ các vị trí gạch đã bị ộp. Chú ý đục sâu xuống nền vữa cũ từ 3 đến 5 cm.

Bước 4: Trộn vữa mác 50 và cán nền cho bằng phẳng với nền của các viên gạch cũ.

Bước 5: Hòa thêm nước xi măng đổ lên trên nền vữa sau đó tiến hành thi công ốp lát gạch.

Bước 6: Vệ sinh toàn bộ vị trí vừa thi công sau đó trét mạch.

Kiểm tả chính xác vị trí gạch giúp không tốn công sức, kinh phí về sau

Cách xử lý mới: Giải pháp giúp gạch lát nền không bị phồng bằng nẹp

Các giải pháp trên là cách xử lý truyền thống, tuy nhiên có thể chưa hoàn toàn triệt để xử lý hiện tượng phồng rộp. Ngày nay, các công trình thường sử dụng giải pháp nẹp khe co giãn sàn gạch vô cùng hiệu quả và thi công nhanh chóng.

Ảnh thực tế của nẹp khe co giãn lát gạch EJ125 tại GENTA
Minh họa cấu tạo của sàn gạch sử dụng nẹp khe co giãn

Nẹp khe co giãn lát gạch là nẹp dùng thanh co giãn để tạo ron cắt, chia nhỏ diện tích sàn gạch giúp tạo không gian giãn nở và co ngót tránh gây ra tình trạng nứt, đùn gạch. Ngoài ra, nẹp còn giúp các khe ron gạch nhỏ không bị hút bụi bẩn vào khe gây mất thẩm mỹ, che khe hở dẫn đến tình trạng nứt, phồng gạch. Với chất liệu hợp kim nhôm mạ anode cứng bền bỉ, chống va đập và phai màu theo thời gian.

Các loại nẹp khe co giãn lát gạch phổ biến

Mã SPẢnh nẹpKích thướcChiều dàiChất liệuMàu sắcXuất xứ
EJ12514.5mm x 12.5mm2.5mNhôm anodeMàu nhômThái Lan
30EXJ-9(s)7mm x 35mm2.5mNhựa uPVCGhi xámTrung Quốc
Bảng thông số kỹ thuật sản phẩm nẹp khe co giãn lát gạch
Hình ảnh nẹp khe co giãn lát gạch 30EXJ-9(s) tại GENTA
Hình ảnh nẹp khe co giãn lát gạch 30EXJ-9(s) tại GENTA

Ứng dụng vào công trình nền gạch diện tích lớn hoặc nền gạch dân dụng thường tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ ngoài trời như: sân thượng, sàn mái, hành lang, ban công, sân ngoài trời,…

Nẹp 30EXJ-9(s) sử dụng lát gạch trong tòa nhà chung cư
Nẹp 30EXJ-9(s) sử dụng lát gạch trong tòa nhà chung cư
Ứng dụng nẹp khe co giãn lát gạnh trong thi công
Ứng dụng nẹp khe co giãn lát gạnh trong thi công

Xem thêm sản phẩm nẹp khe co giãn lát gạch do GENTA cung cấp -> tại đây.

Hướng dẫn thi công

Bước 1: Dựa vào diện tích sàn gạch xác định vị trí dùng nẹp và thi công lát gạch sàn như bình thường cho đến vị trí dùng nẹp.

Bước 2: Ướm viên gạch số 1 vào vị trí đã đánh dấu trước vị trí có nẹp.

Bước 3: Rải vữa lên bề mặt sàn và gắn nẹp vào đúng vị trí đã định vị ở bước 2. Ấn nhẹ, từ từ thanh nẹp để cho vữa ngàm vào cánh của thanh nẹp qua các lỗ ở hai cánh nẹp. Ấn từ từ cho đến khi nẹp bằng với cốt cao độ của sàn gạch thì dừng lại.

Bước 4: Lát viên gạch số 1 vào vị trí đã đo ở bước 2, đồng thời điều chỉnh vị trí nẹp cho sát mép gạch.

Bước 5: Tiếp tục rải vữa lát viên gạch thứ 2 và các viên gạch tiếp theo như bình thường.

Bước 6: Sau khi lát gạch xong thì dùng giẻ mềm ẩm hoặc miếng bọt biển lau nhẹ nhàng vệ sinh bề mặt nẹp.

Lưu ý: Cách này thường được sử dụng trong quá trình thi công công trình nhằm phòng tránh hiện tượng phồng rộp về sau, giúp tạo được độ bền bỉ cho công trình. Giảm thiểu chi phí sửa chữa sau này.

Kết luận

Nẹp khe co giãn sàn gạch giúp hạn chế việc nứt vỡ kết cấu, đảm bảo tính thẩm mỹ và tuổi thọ của công trình. Nẹp do GENTA phân phối có đặc điểm như:

GENTA - địa chỉ phân phối nẹp xây dựng chất lượng
GENTA – địa chỉ phân phối nẹp xây dựng chất lượng
  • Được sản xuất từ vật liệu đạt chuẩn
  • Đảm bảo các yếu tố yêu cầu kỹ thuật chính xác
  • Nguồn gốc xuất xứ đảm bảo rõ ràng
  • Đầy đủ chứng nhận chất lượng quốc tế.
  • Khi mua nẹp GENTA, bạn sẽ yên tâm về chất lượng đảm bảo uy tín với các chủ đầu tư.
  • Tiết kiệm chi phí bảo hành, bảo trì khi đưa công trình vào sử dụng.

Để được tư vấn giải pháp và đặt mua các loại nẹp khe co giãn lát gạch, hãy gọi ngay tới hotline: 0976 068 706.

1.7 / 5 ( 47 bình chọn )

Từ khóa » Cách Xử Lý Gạch Lát Nền Bị ộp