Nguyên Nhân Gây Cứng Bụng Trong Thai Kỳ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Trong thời gian mang thai, phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Bụng dần to lên cùng với cảm giác mệt mỏi, khó chịu tăng dần. Nhiều người còn bị cứng bụng trong khi mang thai. Cứng bụng nghiêm trọng có thể dẫn tới căng thẳng tinh thần không cần thiết. Bạn thậm chí có thể cảm thấy ủ rũ và không thể tập trung làm việc gì. Biết được những nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng khó chịu này có thể sẽ khiến bạn biết phải làm gì.
Tử cung
Thai nhi phát triển trong tử cung, vốn nằm ở khoang chậu giữa bàng quang và trực tràng. Vòng bụng sẽ to lên sau khi thai và tử cung bắt đầu to hơn. Tử cung bắt đầu đè ép lên ổ bụng và có xu hướng to ra, đây là nguyên nhân chính gây cứng bụng trong thai kỳ. Trên thực tế, điều này xảy ra trong 3 tháng đầu khi tử cung bắt đầu giãn ra. Hơn nữa, khi em bé phát triển trong 3 tháng giữa, thể tích nước trong bụng sẽ tăng lên, cuối cùng khiến bụng bị cứng.
Xương thai nhi phát triển
Thông thường, phụ nữ mang thai có xu hướng bị cứng bụng tăng lên khi ở 3 tháng giữa vì khi đó xương của thai nhi bắt đầu hình thành. Mặt khác, bụng cũng có xu hướng cứng hơn vào cuối thai kỳ.
Tình trạng gầy và béo
Cứng bụng trong thời kỳ mang thai có thể khác nhau ở mỗi người. Những người gầy thường bị cứng bụng trong những ngày đầu mang thai trong khi những phụ nữ béo thường cứng bụng vào 3 tháng cuối.
Vết rạn da
Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị một số cơn đau bụng trong thời gian mang thai và chỉ giảm sau khi sinh. Nếu đau xuất hiện trong 3 tháng cuối, đó là hiện tượng khá bình thường vì vấn đề này chỉ xuất hiện khi tử cung giãn nở do sự phát triển của em bé. Nếu bạn liên tục bị đau, bạn cần được chăm sóc trước sinh. Quan trọng hơn, nguyên nhân khác gây cứng bụng là do sự hình thành các vết rạn da. Có thể loại bỏ bằng cách mát-xa nhẹ nhàng lên khu vực bụng với loại kem vitamin A bôi tại chỗ như retina-A.
Táo bón
Nguyên nhân sâu xa gây cứng bụng là chế độ dinh dưỡng kém, thói quen ăn uống không đúng cách như ăn quá nhanh. Khi ăn quá nhanh, nhiều khả năng bạn bị táo bón. Táo bón là nguyên nhân phổ biến khác gây cứng bụng ở phụ nữ mang thai. Ngay cả uống các loại nước ngọt có ga và một số đồ uống khác cũng có thể gây cứng và đau bụng. Để tránh các vấn đề về tiêu hóa, phụ nữ mang thai nên ăn nhiều chất xơ.
BS Cẩm Tú
Theo Boldsky
Dùng giấy vệ sinh đúng cách để tránh viêm nhiễm âm đạo | Có thể mang thai sau mổ bóc tách u xơ tử cung? | U nang buồng trứng có biến chứng? |
Từ khóa » Tử Cung Cứng Khi Mang Thai
-
Hiểu đúng Về Cơn Gò Tử Cung Và Cách Phân Biệt Với Thai Máy
-
Sự Thay đổi Của Tử Cung Trong Suốt Quá Trình Mang Thai | Vinmec
-
Co Thắt Tử Cung 3 Tháng đầu Mang Thai Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Nhận Biết Về Cơn Gò Tử Cung | Tâm Anh Hospital
-
Sa Tử Cung Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị
-
Bụng Căng Cứng Khi Mang Thai Tháng Thứ 4: Tất Tần Tật Những điều ...
-
Cùng Tìm Hiểu: Sa Tử Cung Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Cơn Gò Khi Mang Thai: Bác Sĩ Hướng Dẫn Phân Loại Và Cách Giảm đau
-
️ 5 Kiểu Cơn Gò Tử Cung Trong Thai Kỳ Và ảnh Hưởng Của Chúng
-
Bà Bầu Bị Căng Cứng Bụng: Nguyên Nhân Vì đâu? - MarryBaby
-
Suy Yếu Cổ Tử Cung - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Mang Thai Tháng Thứ 8 Bụng Căng Cứng Có Nguy Hiểm? - Huggies
-
Cơn Gò Tử Cung Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Thai Nhi Gò Méo Bụng Là Hiện Tượng Thế Nào? | TCI Hospital