Nguyên Nhân Gây đau đầu Khi Có Kinh Nguyệt - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính của bài viết:
- Sự dao động nồng độ hormone trong cơ thể là nguyên nhân gây ra đau đầu và đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt. Các cơn đau đầu có liên quan đến kinh nguyệt có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi hành kinh.
- Các cơn đau đầu do nội tiết tố thường có mức độ từ nhẹ đến vừa và gây cảm giác nhức hoặc nhói. Mặc dù gây khó chịu nhưng các cơn đau này thường không can thiệp vào cuộc sống hàng ngày.
- Chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt có dấu hiệu đặc trưng là cơn đau nhói dữ dội, thường bắt đầu ở một bên trán và lan sang bên kia.
- Cơn đau nửa đầu có thể nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh khó thở, mờ mắt, gây cản trở các hoạt động hoặc thậm chí là suy nghĩ.
- Đau đầu do thay đổi nội tiết tố và đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt là những vấn đề rất phổ biến và hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc kê đơn hay khắc phục tại nhà được.
- Nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc không cải thiện thì nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp điều trị khác.
Có nhiều dạng đau đầu khác nhau có thể xảy ra quanh khoảng thời gian có kinh nguyệt. Một dạng là đau đầu do căng thẳng, do sự co thắt cơ gây ra và gây cảm giác giống như có một dải cao su buộc chặt quanh trán. Dạng thứ hai là đau đầu sau kinh nguyệt do mất máu và giảm lượng sắt trong cơ thể.
Nhưng trong số các dạng đau đầu khác nhau có thể xảy ra trong thời gian hành kinh thì đau đầu do thay đổi nội tiết tố (hormone) và đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt là những dạng phổ biến nhất. Nguyên nhân gốc rễ gây ra hai dạng này là giống nhau nhưng các triệu chứng lại khác nhau.
Dưới đây là những gì bạn cần biết về chứng đau đầu do nội tiết tố cũng như các cách để ngăn chặn cơn đau.
Nguyên nhân
Sự dao động nồng độ hormone trong cơ thể là nguyên nhân gây ra đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt. Hormone là các chất điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể.
Các cơn đau đầu có liên quan đến kinh nguyệt có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi hành kinh.
Cơn đau bắt nguồn từ sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone. Estrogen là một hormone sinh dục nữ. Nó đi theo dòng máu và mang tín hiệu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Nồng độ estrogen bắt đầu tăng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt và nhắc cơ thể phóng đi một quả trứng từ buồng trứng. Progesterone cũng là một hormone quan trọng khác. Sự tăng nồng độ hormone này giúp trứng sau khi thụ tinh bám vào thành tử cung.
Sau khi rụng trứng (sự phóng trứng ra khỏi buồng trứng), nồng độ hormone sẽ giảm. Lượng estrogen và progesterone sẽ tụt xuống mức thấp nhất vào thời điểm ngay trước khi bắt đầu hành kinh. Chính sự sụt giảm này là nguyên nhân gây hiện tượng đau đầu.
Các cơn đau đầu do thay đổi nội tiết tố cũng có thể xảy ra vào những thời điểm khác. Một số phụ nữ bị đau đầu nặng hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh do sự suy giảm nội tiết tố.
Mang thai cũng có thể gây đau đầu vì nồng độ hormone có sự dao động trong thời gian hơn 9 tháng.
Đau đầu do nội tiết tố và đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt
Mặc dù đau đầu do thay đổi nội tiết tố và đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt đều do sự dao động các hormone gây ra nhưng cơn đau của hai dạng này có mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Các cơn đau đầu do nội tiết tố thường có mức độ từ nhẹ đến vừa và gây cảm giác nhức hoặc nhói. Mặc dù gây khó chịu nhưng các cơn đau này thường không can thiệp vào cuộc sống hàng ngày.
Mặt khác, cơn đau nửa đầu do kinh nguyệt lại nghiêm trọng hơn nhiều. Theo số liệu thống kê, 60% phụ nữ bị chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt.
Nếu hàng ngày bạn vẫn thường xuyên phải chịu các cơn đau nửa đầu thì nguy cơ bị đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt sẽ cao hơn.
Chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt khác với chứng đau nửa đầu thông thường ở chỗ là thường không đi kèm hiện tượng hào quang (aura). Đây là hiện tượng có ánh sáng nhấp nháy, đường ngoằn ngoèo hoặc những dấu hiệu bất thường về cảm giác khác mà nhiều người gặp phải trước khi các cơn đau nửa đầu xảy ra.
Chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt có dấu hiệu đặc trưng là cơn đau nhói dữ dội, thường bắt đầu ở một bên trán và lan sang bên kia. Cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh khó mở mắt, gây cản trở các hoạt động hoặc thậm chí là suy nghĩ.
Các triệu chứng khác
Các triệu chứng đi kèm với chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt gồm có:
- Buồn nôn
- Nôn ọe
- Nhạy cảm với âm thanh
- Nhạy cảm với ánh sáng
Ngoài chứng đau đầu do thay đổi nội tiết tố hay đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt thì phụ nữ còn có thể gặp phải các triệu chứng kinh nguyệt khác như:
- Người mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Đau khớp hoặc nhức cơ
- Đau bụng
- Đau mỏi lưng
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Thèm ăn
- Thay đổi tâm trạng
Phương pháp điều trị
Việc điều trị chứng đau đầu do thay đổi nội tiết tố và đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
Các phương pháp điều trị bước đầu
Khi các cơn đau không quá nghiêm trọng thì có thể điều trị bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Những loại thuốc này cũng có thể làm giảm các cơn đau đầu do căng thẳng và đau đầu do thiếu sắt.
Các loại thuốc giảm đau và viêm phổ biến gồm có:
- ibuprofen
- natri naproxen
- aspirin
- acetaminophen
Caffeine là một phương pháp hiệu quả khác để điều trị chứng đau đầu do thay đổi nội tiết tố. Bạn có thể ăn chocolate và uống trà hoặc cà phê để làm giảm cảm giác khó chịu. Trên thực tế, nhiều loại thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt cũng có chứa thành phần caffeine.
Tuy nhiên không nên lạm dụng caffeine. Caffeine có thể gây nghiện và việc tiêu thụ quá nhiều trong thời gian có kinh nguyệt có thể gây phụ thuộc. Việc ngừng caffeine đột ngột sau khi kinh nguyệt kết thúc rất có thể sẽ gây đau đầu.
Phương pháp điều trị tiếp theo
Nếu như chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt quá nghiêm trọng thì các loại thuốc không kê đơn sẽ không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Trong những trường hợp này thì sẽ cần điều trị bằng hormone nếu các triệu chứng không cải thiện.
Sử dụng liệu pháp này trước khi có kinh nguyệt sẽ giúp cân bằng nồng độ hormone. Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung estrogen (Estradiol) để điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố.
Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố thì việc bỏ qua các viên giả dược (viên thuốc không có công dụng tránh thai) cũng có thể giúp cân bằng nồng độ hormone và ngăn chặn chứng đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt.
Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về triptan. Đây là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng. Những loại thuốc này hoạt động với cơ chế kích thích sự sản sinh serotonin – một chất giúp giảm viêm và thu hẹp các mạch máu, từ đó cải thiện hoặc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
Ngoài ra còn có các loại thuốc kê đơn khác cũng được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu gồm có:
- thuốc giảm đau nhóm opioid
- glucocorticoid
- dihydroergotamine và ergotamine
Nếu bạn bị nôn mửa hoặc buồn nôn nghiêm trọng khi bị đau nửa đầu trong thời gian có kinh nguyệt thì cũng nên đi khám để bác sĩ kê các loại thuốc chống buồn nôn.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Bên cạnh dùng thuốc thì một vài biện pháp khắc phục tại nhà cũng có thể làm giảm cảm giác đau và giúp bạn kiểm soát chứng đau đầu do thay đổi nội tiết tố.
Chườm lạnh
Bọc một túi nước đá trong một chiếc khăn và áp lên trán trong 10 phút rồi nghỉ 10 phút. Phương pháp này có thể làm giảm viêm và làm dịu cảm giác đau.
Biện pháp thư giãn
Các bài tập như thiền, yoga và hít thở sâu có thể giúp làm thư giãn cơ, giảm căng thẳng và cải thiện các triệu chứng đau đầu.
Việc thực hiện các biện pháp thư giãn này cũng sẽ giúp bạn học được cách kiểm soát các chức năng khác nhau của cơ thể, ví dụ như nhịp tim và huyết áp. Giảm căng cơ và căng thẳng sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu.
Châm cứu
Châm cứu là phương pháp đưa các cây kim nhỏ vào các điểm (huyệt) khác nhau trên khắp cơ thể. Phương pháp này có tác dụng kích thích sự giải phóng endorphin – loại hormone được cơ thể sản sinh ra một cách tự nhiên để đối phó với căng thẳng và đau đớn.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Ngủ quá ít có thể làm cho tình trạng đau đầu thêm trầm trọng hơn. Cần cố gắng ngủ đủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày. Có thể điều chỉnh phòng ngủ, ví dụ như giảm nhiệt độ để có thể dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, nên tránh những thói quen xấu trước khi đi ngủ như lướt điện thoại hay ăn quá nhiều để tránh bị khó ngủ.
Bổ sung vitamin
Các vitamin như vitamin B2, coenzyme Q10 và magiê có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau nửa đầu. Tuy nhiên, cần nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ loại viên uống bổ sung nào, đặc biệt là khi đang mang thai hoặc hiện đang dùng các loại thuốc khác.
Mát-xa trị liệu
Liệu pháp mát-xa có thể giúp làm thư giãn cơ và giảm tình trạng căng ở vai, lưng và cổ. Liệu pháp này còn làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất của các cơn đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu.
Khi nào cần đi khám?
Cần đi khám bác sĩ nếu bị đau đầu thường xuyên và dữ dội mỗi khi có kinh nguyệt. Bác sĩ sẽ tư vấn về liệu pháp hormone và kê các loại thuốc điều trị phù hợp.
Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng đau đầu còn đi với các triệu chứng sau:
- Đầu óc lú lẫn
- Co giật
- Chứng song thị (double vision)
- Tê
- Nói năng khó khăn
Rất có thể những triệu chứng này không phải do sự thay đổi trong thời gian có kinh nguyệt mà là biểu hiện của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Từ khóa » đau đầu Dữ Dội Khi Hành Kinh
-
Đến Tháng đau đầu Phải Làm Sao? 10 Cách Trị đau đầu Khi Hành Kinh
-
4 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị đau đầu Khi Có Kinh - Hello Bacsi
-
Nguyên Nhân Bị đau đầu Khi đến Kỳ Kinh Nguyệt | Vinmec
-
Chứng đau đầu Trong Kỳ Kinh Nguyệt - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đau đầu Khi đến Kì Kinh Nguyệt Là Triệu Chứng Bệnh Gì?
-
Đau đầu Trong Kỳ Kinh Nguyệt: Mẹo Phòng Ngừa Và Giảm đau Hiệu Quả
-
Đau đầu Trong Những Ngày “đèn đỏ”: Làm Sao để Khắc Phục? - Ferrovit
-
Bị Chóng Mặt Buồn Nôn Khi Có Kinh Nguyệt: Nguyên Nhân Và Cách ...
-
Đau Bụng Kinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Những Thông Tin Cần Biết Về đau đầu Buồn Nôn Khi Hành Kinh
-
Nguyên Nhân Dẫn đến đau Bụng Kinh Dữ Dội Và Cách Xử Lý | Medlatec
-
Cẩn Thận Với Chứng đau Nửa đầu Khi Có Kinh Nguyệt | Samya
-
Buồn Nôn Trong Kỳ Kinh Nguyệt Có Sao Không? Cách Khắc Phục Hiệu ...
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị đau Bụng Kinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc