Nguyên Nhân Gây Khô Mũi Và Những Lưu ý Khi điều Trị
Có thể bạn quan tâm
1. Những nguyên nhân gây khô mũi phổ biến
Tình trạng khô mũi có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau:
Do phản ứng với môi trường sống
Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp. Những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, trong môi trường điều hòa, môi trường hóa chất độc hại, khói bụi, khói thuốc lá,... Là tác nhân khiến bệnh hô hấp thường xuyên “ghé thăm” trong đó tình trạng khô mũi là biểu hiện dễ thấy. Đây là phản ứng với môi trường làm việc.
Cơ thể thiếu nước
Đôi khi việc quên uống nước, uống quá ít nước khiến cơ thể thiếu nước cũng là nguyên nhân gây khô mũi. Khi cơ thể không có đủ độ ẩm thì các chất nhầy trong mũi cũng không đủ ẩm để giúp niêm mạc mũi đàn hồi như bình thường. Hoặc cơ thể quá nóng, dạng như nóng trong, nóng gan cũng là tác nhân làm khô mũi. Cách tốt nhất là cần phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tăng cường các đồ uống thanh nhiệt giải độc để làm mát cơ thể vào mùa nóng.
Có nhiều nguyên nhân gây khô mũi
Bị các bệnh đường hô hấp
Nếu bạn đang gặp phải các chứng bệnh đường hô hấp như: viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo, viêm xoang, chấn thương, xung huyết mũi, khối u trong mũi,... cũng khiến cho niêm mạc mũi bị khô. Các bệnh đường hô hấp ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở, đặc biệt là mũi. Tình trạng khô mũi đôi khi còn kèm theo các dấu hiệu của bệnh, nghẹt mũi, nóng mũi, khó thở, khô miệng, chảy máu cam.
2. Khô mũi có phải dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm?
Khô mũi không phải là bệnh mà là dấu hiệu của một loại bệnh lý nào đó. Trong đó, các bệnh về đường hô hấp là nguyên nhân gây khô mũi thường gặp nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khô mũi có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn:
Hội chứng Sjogren
Đây là một tình trạng không hiếm gặp trong thực tế. Hội chứng này gây ra tình trạng rối loạn miễn dịch và ảnh hưởng trực tiếp đến các tuyến tiết ra dịch như tuyến lệ và tuyến nước bọt,... Bệnh khiến mắt và miệng khô, kèm theo các dấu hiệu dễ nhận biết khác là mũi khô do tuyến dịch nhầy bị hạn chế, giảm độ ẩm. Hội chứng này cũng gây ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Khô mũi là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý đường hô hấp
Viêm mũi teo
Khô mũi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm mũi teo. Bệnh khiến cho niêm mạc mũi bị co lại và dày hơn, đường mũi thường khô, ảnh hưởng lớn đến các mạch máu. Biến chứng của bệnh là gây chảy máu cam thường xuyên, nhiễm trùng hốc mũi, tai, gây mất thính giác.
Có khối u trong mũi
Một trong những nguyên nhân gây khô mũi là do những bất thường trong hốc mũi. Trong đó, nguy hiểm nhất là có khối u trong mũi. Khối u phát triển khiến đường mũi bị co hẹp, các chất nhầy hoạt động kém, độ ẩm giảm đi gây khô mũi, kích thích lên mạch máu và đôi khi gây chảy máu cam. Khi có dấu hiệu bất thường, tốt nhất nên đến khám ở cơ sở y tế uy tín để xác định chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có hướng điều trị đúng và kịp thời.
Tránh dùng kháng sinh trị khô mũi khi chưa được bác sĩ chỉ định
3. Những giải pháp điều trị chứng khô mũi
Khô mũi đôi khi là biểu hiện phản ứng với thời tiết hoặc cảnh báo dấu hiệu mất nước của cơ thể. Với những trường hợp nhẹ và xác định nguyên nhân gây khô mũi là thông thường thì có thể áp dụng những giải pháp khắc phục tại nhà. Và cần đi bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường:
Điều trị tại nhà
Với những dạng khô mũi thông thường, trước hết, các bạn hãy thử áp dụng những giải pháp khắc phục tại nhà đơn giản như sau:
Dùng dầu dừa làm ẩm mũi: nhỏ hoặc dùng bông tăm thấm vào dầu dừa rồi bôi nhẹ vào bên trong mũi. Dầu dừa có chứa các tinh chất không chỉ làm ầm mà còn giúp diệt khuẩn rất tốt. Tinh chất trong dầu dừa còn giúp làm mềm niêm mạc mũi, giảm bớt tình trạng khô rát mũi. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế dầu dừa bằng dầu oliu, hoặc vitamin E,...
Rửa mũi: khi bị khô mũi, bạn nên rửa mũi mỗi ngày 2 lần bằng nước muối sinh lý ấm. Nước muối giúp diệt khuẩn, loại bỏ bụi bẩn, các chất nhầy khô đặc trong mũi ra ngoài và làm ẩm niêm mạc mũi. Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi dành riêng cho việc rửa mũi.
Tạo độ ẩm cho không gian sống: nếu nguyên nhân gây khô mũi là do môi trường khô nóng, bạn có thể khắc phục bằng cách tạo độ ẩm cho không khí bằng máy phun sương. Không khí sạch và ẩm sẽ khiến việc hít thở dễ dàng hơn, mũi đỡ khô hơn, nhất là khi thời tiết hanh khô.
Sử dụng hơi nước làm ẩm mũi: bạn cũng có thể làm ẩm mũi bằng cách trực tiếp làm tăm hơi hoặc dùng bát nước ấm để xông mũi. Lưu ý không dùng nước quá nóng. Đây là giải pháp tạm thời giúp làm ẩm mũi và dễ chịu tức thì.
Nên sử dụng dung dịch xịt cấp ẩm cho mũi
Đi khám khi có dấu hiệu bất thường
Các giải pháp điều trị tại nhà chỉ mang tính chất tạm thời. Nếu bị khô mũi dài ngày kèm theo những dấu hiệu bất thường, chảy máu cam, sưng, đau,... thì cần đến bệnh viện để kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân gây khô mũi. Đôi khi, khô mũi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất thường của sức khỏe, nhất các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Không tự ý mua thuốc về điều trị, không kháng sinh khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín lâu năm về chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người. Với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản, các trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy để mọi người gửi gắm niềm tin, lấy lại sức khỏe.
Nếu có dấu hiệu nào bất thường về sức khỏe như cần xác định nguyên nhân gây khô mũi, tìm hướng điều trị hợp lý cho các bệnh lý liên quan, hãy đến ngay MEDLATEC để các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành tại đây giúp bạn tìm hướng giải quyết thấu đáo nhất.
Từ khóa » Niêm Mạc Mũi Là Gì
-
Bệnh Polyp Mũi Là Gì | Những điều Bạn Cần Phải Biết
-
Niêm Mạc Mũi Viêm, Phù Nề: Cẩn Thận Biến Chứng | Vinmec
-
Điểm Danh 5 Bệnh Về Mũi Phổ Biến Nhất
-
Phù Nề Niêm Mạc Mũi Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Niêm Mạc Mũi Là Gì? Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Phòng Tránh Các Bệnh ...
-
Polyp Mũi - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Viêm Mũi Không Dị ứng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Polyp Mũi Là Gì, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả
-
Niêm Mạc Mũi Là Gì? Chức Năng Và Vấn Đề Thường Gặp - 2Doctor
-
Phì Đại Cuốn Mũi – Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
-
Polyp Mũi Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? - YouMed
-
Nguyên Nhân Gây Khô Mũi Mùa Hanh Khô Và Cách Phòng Tránh
-
NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH VIÊM ...