Nguyên Nhân Gây Khó Thở Hậu Covid Là Gì? Cách Khắc Phục Ra Sao?

1. Những nguyên nhân gây khó thở hậu Covid-19

1.1. Những nguyên nhân gây khó thở hậu Covid-19

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus SARS-CoV-2 có thể tấn công tất cả các cơ quan, nhưng thường tập trung chủ yếu tại hệ hô hấp, đặc biệt là phổi. Một số tổn thương ở hệ hô hấp mà người bệnh thường gặp phải như rối loạn trao đổi khí ở phế nang cùng với hệ mạch máu bao quanh phế nang gây mất cân bằng oxy, gây viêm phổi, xơ phổi, viêm phổi kẽ,… từ đó dẫn tới giảm diện tích trao đổi khí.

Phổi là cơ quan dễ bị tổn thương sau khi nhiễm Covid-19

Phổi là cơ quan dễ bị tổn thương sau khi nhiễm Covid-19

Hơn nữa, bệnh cũng gây ra tình trạng viêm đa cơ quan và viêm tại chỗ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, rối loạn đông máu, tắc vi mạch và nhiều vấn đề liên quan khác. Chính vì thế, nguồn dung nạp oxy được hấp thu vào cơ thể sẽ giảm đi, gây thiếu oxy và cuối cùng dẫn đến hụt hơi, khó thở.

Cũng theo các chuyên gia, đối với những trường hợp vừa khỏi bệnh, các tổn thương ở nhiều cơ quan và đặc biệt là cơ quan hô hấp chưa được hồi phục hoàn toàn, do đó, triệu chứng hụt hơi, khó thở do nguồn cung oxy cho cơ thể chưa kịp đáp ứng cũng là điều dễ hiểu. Bệnh nhân cần phải có thời gian để cơ thể hồi phục trở lại.

1.2. Một số trường hợp có nguy cơ cao bị khó thở hậu Covid-19

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải triệu chứng khó thở sau khi đã khỏi Covid-19, nhưng những trường hợp sau được đánh giá là có nguy cơ cao hơn. Cụ thể như sau:

Người cao tuổi và có bệnh nền dễ bị hậu Covid-19

Người cao tuổi và có bệnh nền dễ bị hậu Covid-19

- Các trường hợp bệnh nhân trên 50 tuổi.

- Các trường hợp bệnh nhân có bệnh nền như bệnh tiểu đường, bệnh về huyết áp, các bệnh về phổi, bệnh hen phế quản, bệnh béo phì, bệnh tim mạch, bệnh về gan thận, bệnh ung thư,…

- Các trường hợp bệnh nhân phải can thiệp thở oxy dài ngày, hoặc thở không xâm nhập, thở máy, ECMO trong quá trình điều trị bệnh.

2. Triệu chứng hụt hơi, khó thở hậu Covid-19 là như thế nào? Cách khắc phục hiệu quả

- Triệu chứng hụt hơi khó thở sau Covid-19 là gì?

Tình trạng hụt hơi, khó thở hậu Covid-19 thể hiện khá rõ ở một số tình huống như người bệnh không nói tiếp trọn câu vì hụt hơi, khó khăn khi làm việc gắng sức hay khi đi bộ nhanh, thậm chí bị hụt hơi kể cả khi chỉ leo vài bước cầu thang, tim đập nhanh hơn, hơi thở đứt quãng, hụt hơi có thể kèm theo tức ngực, người bệnh không hát lên được tông giọng cao như khi chưa bị Covid-19,…

Người bệnh bị hụt hơi, khó thở, gặp khó khăn khi làm việc gắng sứcNgười bệnh bị hụt hơi, khó thở, gặp khó khăn khi làm việc gắng sức

- Các biện pháp khắc phục:

Để khắc phục tình trạng hụt hơi, khó thở, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

- Tập thở: Người bệnh nên thực hiện các bài tập thở để hồi phục chức năng hô hấp. Lưu ý cần thực hiện hàng ngày để đạt được hiệu quả nhanh chóng.

- Đi bộ: Nên đi bộ ngoài trời để vừa được tập luyện lại vừa được thư giãn. Bạn nên vừa đi vừa kết hợp hít thở đều đặn. Ngoài đi bộ, có thể tập đạp xe, bơi lội,…

- Phơi nắng 10-15 phút vào mỗi buổi sáng, để cơ thể được hấp thụ đủ vitamin D.

- Bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin D, khoáng chất, protein,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Sinh hoạt khoa học, lành mạnh: Nên áp dụng chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học, tránh thức khuya và nên ngủ đủ giấc, hạn chế áp lực, căng thẳng trong cuộc sống.

3. Khi nào nên đi khám hậu Covid-19?

Theo các chuyên gia, không phải bất cứ bệnh nhân nào bị hụt hơi hay khó thở sau khi khỏi Covid-19 đều cần đi khám. Trên thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ gặp phải triệu chứng này trong vòng 2 đến 3 tuần. Sau đó, bệnh nhân hoàn toàn bình phục và có thể hoạt động sinh hoạt bình thường trở lại. Tuy nhiên, với những trường hợp dưới đây, bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt để được các bác sĩ tư vấn và xử trí kịp thời:

Bác sĩ tham gia thăm khám và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19

Bác sĩ tham gia thăm khám và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19

- Hiện tượng hụt hơi kéo dài trên 3 đến 4 tuần, không có xu hướng thuyên giảm, giảm khả năng lao động của người bệnh và gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

- Người bệnh đã thực hiện các biện pháp để cải thiện tình trạng khó thở hụt hơi như uống thuốc điều trị, tập thở, tập phục hồi chức năng hô hấp,… nhưng triệu chứng khó thở vẫn không thuyên giảm.

- Tình trạng hụt hơi, khó thở có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân, thì cần được tái khám và can thiệp sớm nhất có thể.

- Đối với những trường hợp lớn tuổi, có bệnh nền và từng phải thở oxy kéo dài, thở máy,… trong thời gian điều trị bệnh, thì việc tái khám là điều rất cần thiết. Theo các chuyên gia, bệnh nhân nên tái khám ít nhất là 1 lần trong thời gian từ 1 đến 3 tháng sau khi đã khỏi Covid-19.

Để chẩn đoán, xác định tổn thương sau Covid-19, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số thăm dò xét nghiệm sau:

- Chụp X-quang lồng ngực

- Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để nhận biết được các dấu hiệu tổn thương phổi.

- Đo các thông số chức năng hô hấp.

- Siêu âm tim.

- Xét nghiệm sinh hóa cơ bản.

Nếu bạn đang phân vân về một địa chỉ khám thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là một gợi ý hữu ích dành cho bạn. MEDLATEC là đơn vị y tế dẫn đầu trong lĩnh vực khám và điều trị hậu Covid-19 tại miền Bắc.

Các bác sĩ tham gia thăm khám và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 là các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành. Bên cạnh đó, MEDLATEC còn sở hữu hệ thống máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng.

Mời bạn gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.

Từ khóa » Khắc Phục Hụt Hơi Hậu Covid