Nguyên Nhân Gây Ra đau Vùng Lưng Bên Phải Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Chào bác sĩ, tôi tên là Hà, năm nay 31 tuổi. Khoảng 3 ngày nay tôi bị đau vùng lưng bên phải, cơn đau cứ âm ỉ kéo dài như vậy. Tôi không biết vì sao mình lại bị như vậy và phải khắc phục tình trạng này ra sao. Rất mong bác sĩ sẽ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Trả lời:
Chào bạn Hà, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về triệu chứng bạn đang gặp phải là triệu chứng đau vùng lưng bên phải thì chúng tôi xin có một số thông tin cung cấp đến bạn như sau:
1. Đau vùng lưng phải là gì
2. Nguyên nhân gây ra đau vùng lưng phải
3. Cách chăm sóc cho người bị đau vùng lưng bên phải
4. Phòng ngừa đau lưng phải
5. Khi nào thì nên đi khám bác sĩ?
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
1. Đau vùng lưng bên phải là gì?
Đau lưng là một than phiền thường gặp và thường liên quan tới các cấu trúc như cơ xương khớp ở vùng lưng. Vùng lưng phải được giới hạn từ phía bên phải của cổ, vai phải, cánh tay và vùng lưng nằm bên phải cột sống. Bất kì cơn đau nào ở khu vực này đều có thể liên quan tới cơ hoặc xương, nhưng đôi khi nó là hậu quả do rối loạn nào đó của cơ quan bên trong gây ra. Vùng lưng phải chia ra làm hai phần là vùng lưng phải phía trên và vùng lưng phải phía dưới. Vùng lưng phải phía trên bao gồm phía bên phải cổ, vai phải, tay phải và vùng lưng kéo dài tới mạn sườn phải. Vùng lưng phải phía dưới bao gồm vùng thắt lưng tới phần trên của xương chậu.
Triệu chứng của đau lưng phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Cảm giác đau lưng phía bên phải được miêu tả là một cơn đau nhói như dao đâm hoặc cơn đau có thể âm ỉ nhưng kéo dài dai dẳng. Cơn đau có thể đi kèm với các triệu chứng khác như khó cử động vùng lưng, vai hoặc cánh tay. Cơn đau có thể tăng lên khi ho, khi di chuyển hoặc khi hít thở,… Ngoài ra bạn còn có thể cảm nhận cơn đau nóng rát, tê liệt hoặc ngứa ran lan ra cả tay phải, bạn có thể thấy vết bầm tím hoặc cảm thấy căng giãn cơ.
Các triệu chứng của đau lưng phải thay đổi tùy mỗi người và phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng. Triệu chứng đau lưng phải có thể cấp tính hoặc kéo dài, biến thành đau lưng mạn tính.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau vùng lưng phải
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng phải. Dưới đây là các nhóm nguyên nhân gây đau lưng phải thường gặp nhất:
- Chấn thương cơ, xương, khớp, dây chằng, sụn khớp ở khu vực này có thể làm bạn đau lưng. Các chấn thương đó bao gồm: gãy xương sườn, rạn nứt đốt sống, tổn thương cơ, dây chằng do chấn thương thể thao, các vết chém vào vùng lưng.
- Các bệnh hoặc các tình trạng ảnh hưởng tới khớp và cơ ở vùng lưng phải như ngồi sai tư thế, nâng vật nặng không đúng cách, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, chứng đau xơ cơ, chứng đau cân cơ,…
- Các bệnh liên quan tới thần kinh như chèn ép dây thần kinh tủy sống, thoát vị đĩa đệm, đột quỵhoặc bệnh Zona thần kinh có thể gây đau lưng phải.
- Các bệnh về đường tiêu hóa như sỏi túi mật gây viêm túi mật cấp, khó tiêu, đầy hơi, loét dạ dày và các biến chứng có thể gây ra cơn đau lưng phải.
- Các bệnh về hô hấp hoặc nhiễm trùng phổi.
- Các bệnh về da như phỏng, áp xe mô mềm, vết côn trùng cắn,…
- Sỏi thận
- Đau lưng khi hành kinh ở phụ nữ
- Các bệnh liên quan tới tim và hệ tuần hoàn
3. Cách chăm sóc cho người bị đau vùng lưng bên phải
Ngủ ngon giấc: là cách khắc phục tốt cho cơn đau lưng của bạn. Đầu tư một tấm nệm thoải mái, có độ cứng vừa phải và lót 1 cái gối mỏng dưới lưng để duy trì tư thế tự nhiên của cột sống.
Tập thể thao nhẹ nhàng: bạn không cần phải nằm nghỉ ngơi quá nhiều khi bị đau lưng do nó có thể làm cơn đau lưng của bạn nặng hơn và làm giảm sức mạnh của cơ. Thay vào đó, hãy tập các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng và xem bạn có thể di chuyển mà không cảm thấy đau hay không. Hãy thử đi bộ chậm, từ từ và theo nhịp điệu phù hợp với bạn.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh: thông thường, phương pháp chườm lạnh có hiệu quả hơn với tình trạng viêm và sưng phù, trong khi đó chườm ấm phù hợp hơn với các cơn đau lưng do căng cơ hoặc chuột rút.
4. Phòng ngừa đau lưng phải
Rất khó để phòng ngừa đau lưng, nhưng những mẹo dưới đây có thể giúp bạn giảm bớt nguy cơ bị đau lưng:
- Tập các bài tập cho cơ lưng thường xuyên
- Luôn hoạt động – tập thể dục thường xuyên có thể giúp lưng của bạn dẻo dai và người trưởng thành được khuyến cáo nên tập thể dục 150 phút/tuần
- Tránh ngồi quá lâu khi lái xe hay khi làm việc
- Nâng các vật nặng cẩn thận
- Kiểm tra tư thế khi ngồi, khi sử dụng máy vi tính và khi xem ti vi
- Chỉnh lại nệm của bạn
- Giảm cân bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục nếu bạn bị thừa cân béo phì – quá cân có thể làm gia tăng nguy cơ đau lưng của bạn.
5. Khi nào thì nên đi khám bác sĩ?
Đau lưng thường tự khỏi trong vòng vài tuần hoặc vài tháng và bạn có thể không cần đi khám bác sĩ. Nhưng nếu cơn đau lưng của bạn có các tính chất dưới đây thì bạn nên đi khám bác sĩ:
- Cơn đau không bắt đầu cải thiện trong vòng vài tuần
- Cơn đau làm bạn phải ngưng làm các công việc hằng ngày
- Cơn đau rất trầm trọng hoặc nặng lên theo thời gian
- Bạn lo lắng về cơn đau hoặc đang vật lộn để đối phó với cơn đau
Hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị đau lưng và có thêm các triệu chứng sau:
- Tê rần hoặc ngứa ran vùng hạ vị hoặc vùng mông
- Tiểu khó
- Đi tiểu hoặc đi đại tiện không tự chủ
- Đau ngực
- Sốt cao trên 38°C
- Sụt cân không rõ nguyên do
- Sưng phù hoặc biến dạng vùng lưng
- Không cải thiện khi nghỉ ngơi hoặc nặng lên vào buổi tối
- Xuất hiện sau 1 tai nạn nghiêm trọng như sau tai nạn giao thông
Các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của 1 tình trạng nghiêm trọng và cần phải được thăm khám và can thiệp ngay lập tức.
Bạn Hà thân mến, do tình trạng của bạn chưa xác định được là do nguyên nhân nào gây ra, nên tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để xác định được nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Bạn cũng có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Tag:ĐauTừ khóa » đau Một Nửa Lưng Bên Phải
-
Đau Lưng Bên Phải Là Bệnh Gì, Chữa Trị Và Phòng Ngừa Như Thế Nào?
-
Đau Lưng Bên Phải Là Bệnh Gì? Cách Chữa Trị Hiệu Quả | ACC
-
Thông Tin Y Học Cộng đồng - Đau Lưng Bên Phải Triệu Chứng Bệnh Gì ...
-
Đau Lưng: Vị Trí, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Tham Khảo Hướng điều Trị
-
Đau Lưng Bên Phải Là Dấu Hiệu Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Sau Lưng Phía Trên Bên Phải Là Bệnh Gì Và Cách Giảm Đau
-
Đau Thắt Lưng Bên Phải Là Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Đau Thắt Lưng Bên Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Vinmec
-
Đau Lưng Bên Phải Phía Trên , Gần Eo , Mông Là Bệnh Gì ? - 2Bacsi
-
Đau Thắt Lưng Bên Trái Là Bị Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
-
Đau Lưng Dưới Có Nguy Hiểm Không Và Cách Khắc Phục
-
Đau Lưng Dưới Gần Mông Có Nguy Hiểm Không Và Cách Khắc Phục
-
Đau Lưng Bên Phải Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? | BvNTP
-
Đau Lưng Bên Trái Có Nguy Hiểm Không? Làm Gì Khi Bị đau Lưng?
-
Đau 1 Bên Lưng Phải Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? ĐỌC NGAY BÀI VIẾT ...
-
Đau Lưng Dưới Bên Trái Gần Mông Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Medinet