Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Vịt Bị Yếu Và Què Chân

mất:3 phút, 6 giây để đọc.

Chân và bàn chân của vịt là bộ phận dùng để di chuyển, đặc biệt là bơi. Đa số các loại gia cầm đều có cấu trúc chân yếu; điều này dẫn đến tình trạng hay bị què chân, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chăn nuôi. Biểu hiện của việc này là vịt thường bắt đầu đi tập tễnh, sau đó mới què hẳn. Tình trạng ngày thường bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân đó trong bài viết dưới đây nhé.

Mục lục

  • Chấn thương
  • Sẹo cứng dưới bàn chân (Bumble feet)
  • Thiếu Niacin

Chấn thương

Vịt con được úm trên sàn thường bị những sợi rơm hay dây nhợ móc vào kẽ bàn chân; nếu không được xử lý kịp thời, lâu dần có thể dẫn đến què chân. Cách khắc phục ở đây là nên úm vịt  con trên những nền có bề mặt bằng phẳng.

nguyen-nhan-gay-ra-tinh-trang-vit-bi-yeu-va-que-chan

Chúng ta thường bắt vịt bằng cách tóm chân thay vì dùng 2 tay giữ; điều này làm cho chân vịt dễ bị chấn thương. Tổn thương cũng có thể do mảnh thủy tinh, đinh nhọn đâm vào màng chân làm viêm và nhiễm trùng. Giải pháp điều trị là làm sạch vết thương và gỡ vật nhọn ra khỏi bàn chân, bôi thuốc sát trùng vào vị trí thương tổn. Nên kiểm tra nơi nhốt vịt để loại bỏ các tác nhân gây chấn thương.

Sẹo cứng dưới bàn chân (Bumble feet)

Vịt được nuôi trên mặt đất khô, cứng có thể phát triển áp xe dưới đáy bàn chân và cuối cùng cứng lại thành mô sẹo. Tình trạng này, được gọi là sẹo cứng (bumble feet), có thể liên quan đến một hoặc cả hai chân. Nó thường ảnh hưởng đến các giống vịt nặng.

Điều trị bằng cách rửa chân bị ảnh hưởng, làm sạch nó bằng chất diệt khuẩn, ép mủ ra khỏi ổ áp xe và loại bỏ lõi cứng, nếu có. Nhốt riêng trong chuồng với chất độn sạch hoặc cỏ tươi và nước sạch.

Để ngăn chặn vấn đề này, nên giữ cho khu vực ăn uống sạch sẽ, hoặc thường xuyên di chuyển máng ăn máng uống. Nên che phủ các bề mặt cứng – chẳng hạn như bê tông, sỏi hoặc đất cứng – bằng chất độn sạch. Để giữ vịt khỏi giẫm đạp và giết chết thảm thực vật trong sân nuôi, hãy chia sân thành nhiều khu vực riêng biệt. Nhốt vịt định kỳ để sân có thời gian hồi phục và thực vật phát triển trở lại.

Thiếu Niacin

Niacin là tên gọi khác của vitamin B3, cần thiết cho sự phát triển xương. Nó tồn tại trong tự nhiên ở động vật, cá và một số loại rau. Vịt trong tự nhiên nhận được nhiều niacin bằng cách ăn những thứ như giun, côn trùng và cá nhỏ. Vịt bị nhốt trong sân thường thiếu cơ hội tìm thức ăn giàu niacin.

nguyen-nhan-gay-ra-tinh-trang-vit-bi-yeu-va-que-chan

Ở vịt, những dấu hiệu ban đầu của sự thiếu hụt niacin là chậm phát triển và không muốn đi lại. Cuối cùng, chân cong và khớp sưng lên, cho đến khi con vịt trở nên què chân hoàn toàn và không thể phục hồi.

Định kỳ cho vịt vào một khu ruộng sẽ làm cho chúng thoải mái do chúng có cơ hội tìm thức ăn như giun và các loại côn trùng khác. Những loại thức ăn khác mà chúng thích thường có hàm lượng niacin tương đối cao bao gồm đậu xanh, hạt hướng dương và hạt bí ngô hoặc bí đao. Đảm bảo đủ niacin trong khẩu phần ăn của vịt sẽ giữ cho chúng khỏe mạnh và năng động.

Theo nhachannuoi.vn

Nguyễn Thị Vĩnh

Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Email chăm sóc gia cầm, gia cầm

Từ khóa » Vịt Bị Què Chân