Nguyên Nhân Gây Ra Triệu Chứng đau đầu Hai Bên Thái Dương
Có thể bạn quan tâm
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai bên thái dương, đặc biệt là vào buổi chiều. Tôi không biết mình đang gặp phải tình trạng gì, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên.
Trả lời:
Chào bạn Hương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về tình trạng mà bạn đang gặp phải, chúng tôi nhận thấy bạn đang có triệu chứng đau đầu hai bên thái dương. Để bạn biết được tình trạng của mình hiện tại là gì, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
1. Hiện tượng đau đầu hai bên thái dương
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu hai bên thái dương
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
1. Hiện tượng đau đầu hai bên thái dương
Đau đầu hai bên thái dương (tên tiếng Anh là Temple Headache) là tình trạng đau đầu dù cho không quá nghiêm trọng như các dạng khác, tuy vậy vẫn gây rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân.
Điều này rất đặc trưng khi bệnh nhân thường có cơn đau đầu tại thái dương vào thời gian “nhạy cảm” trong ngày, phần nhiều là ngay khoảng thời gian vào sáng khiến giấc ngủ của bệnh nhân bị xáo trộn.
Tính chất của cơn đau đầu thái dương thường là cơn đau âm ỉ, buốt ở vùng thái dương ở một hay cả hai bên theo đường đi của động mạch thái dương theo từng cơn và kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ. Bệnh nhân cũng có thể có tình trạng đau nhói tại vùng này, tuy nhiên lại hiếm gặp hơn.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu hai bên thái dương
Có nhiều nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau đầu hai bên thái dương từ đau đầu do căng thần kinh (tension headache) đến đau nửa đầu (migraines) hay từ các vấn đề ở răng miệng. Cơn đau đầu thái dương có thể xuất hiện sau một chấn động, hoặc ở tình huống nghiêm trọng hơn như viêm màng não (meningitis) hay khối u (tumors) cũng gây đau đầu, nhưng thường sẽ đi kèm thêm các triệu chứng khác.
Đau đầu do căng thần kinh (tension headache)
Là dạng đau đầu phổ biến nhất. Cơn đau đầu này thường làm cho bệnh nhân như bị đè nén, căng tức vùng thái dương hai bên, đôi khi có lan sang vùng gáy. Đồng thời các vùng cơ phân bố ở tại điểm đau có tình trạng căng tức nhẹ khi chạm vào và có thể bệnh nhân có tình trạng hoa mắt nhẹ. Trái ngược với đau nửa đầu, đau đầu do căng thần kinh thường không có tình trạng nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hay xoay đầu, không có xuất hiện tình trạng buồn nôn và ói mửa. Nếu cơn đau trầm trọng hơn và kèm đỏ mắt, chảy nước mắt và thay đổi thị lực, thì tình trạng này nghiêng về đau đầu theo cụm (Cluster Headache) hơn là đau đầu thái dương.
Đau nửa đầu (migraine headache)
Tình trạng đau nhói và dồn dập ở một bên thái dương hay nửa vùng đầu là đặc trưng của cơn đau nửa đầu. Kèm theo đó là các triệu chứng tại mắt nhu nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và chuyển động vùng đầu. Bệnh nhân có thể có buồn nôn, ói mửa và aura - tình trạng mất thị lực tạm thời trước và trong cơn đau. Ngoài ra chóng mặt tạm thời, tê, gặp khó khăn khi nói hoặc di chuyển có thể xuất hiện trong cơn đau. Nếu bạn đang trải qua những triệu chứng này, hãy nhờ sự trợ giúp của y tế sớm nhất.
Đau đầu hậu sang chấn (post-concussion headache)
Đau đầu vùng thái dương có thể xuất hiện sau một sang chấn, dù cho không có tổn thương nghiêm trọng ở não hay có triệu chứng mất tỉnh táo. Các triệu chứng có thể có như xây xẩm, trí nhớ thay đổi, thay đổi cảm xúc, giấc ngủ hoặc các vấn đề về thăng bằng hay phát âm. Đau đầu cấp hậu sang chấn (acute post-traumatic headache) thường có tính chất khá tương đồng với đau đầu do căng cơ hay đau nữa đầu và việc đáp ứng điều trị cũng tương tự như hai dạng trên. Thông thường, sau khi sang chấn đã xảy ra khoản 3 tháng, đau đầu hậu sang chấn thường sẽ thuyên giảm và biến mất.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Các nguyên nhân khác
- Vấn đề về răng miệng ( như khớp hàm bất thường)
- Viêm tế bào mạch máu lớn (giant cell arteritis)
- Viêm mạch máu thái dương (temple arteritis)
- Xuất huyết nội
- Viêm màng não (meningitis)
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy nhờ đến sự trợ giúp của y tế nếu như bạn có một cơn đau đầu cấp tính chưa từng trải qua trước đó, nhất là khi nó đến bất chợt và có dấu hiệu cứng cổ, sốt, nhìn đôi, hay thay đổi cảm giác, thăng bằng, khả năng đi lại. Ngay cả khi cơn đau đầu của bạn không quá nghiêm trọng, bạn cũng nên đến và trao đổi với bác sĩ khi bạn có thay đổi tầm nhìn, thị giác, thăng bằng, phát âm và khả năng đi lại.
Ngoài ra, khi bạn vừa trải bị chấn thương vùng đầu có kèm các triệu chứng liên quan hay không, cách tốt nhất vẫn là đến hẹn bác sĩ để kiểm tra và phòng ngừa các biến chứng có thể gặp về sau.
Bạn Hương thân mến, dựa theo những thông tin chúng tôi đưa ra, bạn có thể xác định được tình trạng đau đầu do hai bên thái dương của mình là gì và có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn không tìm ra được nguyên nhân khiến mình bị đau đầu, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Tag:ĐauTừ khóa » Hai Bên Thái Dương
-
Đau đầu, Co Thắt Mạch Máu ở Thái Dương Dễ Tái Phát | Vinmec
-
Đau Hai Bên Thái Dương Kéo Dài Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? | Vinmec
-
Đau Đầu 2 Bên Thái Dương: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục ...
-
Đau đầu 2 Bên Thái Dương: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Triệt để
-
Đau đầu 2 Bên Thái Dương: Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Lý - YouMed
-
Đau đầu Hai Bên Thái Dương: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Đau đầu Thái Dương: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | TCI Hospital
-
Đau Nửa đầu Vùng Thái Dương Là Bệnh Gì? Triệu Chứng
-
Nhức 2 Bên Hốc Mắt, Thái Dương: Nguyên Nhân, Cách Chữa
-
Bệnh Horton: Từ đau đầu Tới Mù Vĩnh Viễn
-
Đau đầu 2 Bên Thái Dương - Cảnh Báo Căn Bệnh Nguy Hiểm Bạn ...
-
[Giải Đáp] Bị đau Hai Bên Thai Dương Là Bị Gì Cách Nào Trị Dứt điểm
-
Bệnh Viêm Xoang Trán: Triệu Chứng Và Các Phương Pháp Điều Trị ...