Nguyên Nhân Gây Sốt đi Ngoài ở Trẻ Nhỏ Và Cách điều Trị Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu về tình trạng sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ
1.1. Hiện tượng tiêu chảy (đi ngoài) ở trẻ
Bệnh tiêu chảy hay bố mẹ vẫn thường gọi là “đi ngoài” là hiện tượng phân của bé có dạng lỏng, thậm chí có chất nhầy hoặc có máu, bé đi ngoài nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, nếu con đi ngoài nhiều hơn mọi ngày mà đặc điểm phân không có bất thường, đồng thời trẻ vẫn bú nhiều, chơi đùa vui vẻ thì có thể do ngày hôm đó con ăn nhiều hơn mọi ngày. Trường hợp này mẹ không cần lo lắng quá.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt đi ngoài ở trẻ
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ:
- Do trẻ bị nhiễm virus Rota.
- Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn .
- Một số bà mẹ cho con uống quá nhiều kháng sinh dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn, trong số đó bao gồm tiêu chảy.
- Một số trẻ gặp phải những rắc rối khi cơ thể dung nạp Lactose cũng có thể là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy.
- Trẻ bị dị ứng và ngộ độc thực phẩm.
1.2. Khi bị tiêu chảy bé có thể kèm theo sốt
Những trường hợp trẻ bị tiêu chảy thường kèm theo một số dấu hiệu sau đây
- Cơ thể trẻ mệt mỏi và chán ăn.
- Phân của trẻ có dạng lỏng, màu xanh hoặc vàng, kèm theo chất nhầy, kèm theo máu hoặc mủ, hoặc lẫn thức ăn không tiêu.
Cơ thể trẻ mệt mỏi khi bị sốt
- Trẻ thường xuyên nôn trớ.
- Sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ cũng là một triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Bé có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ, tùy vào từng trường hợp.
- Trẻ có hiện tượng đau bụng, mót rặn.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc.
- Nguy hiểm hơn khi bé gặp phải triệu chứng mất nước do tiêu chảy, chẳng hạn như môi trẻ khô, mắt trũng, li bì, tiểu ít,… Tình trạng mất nước cần khắc phục kịp thời nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
2. Mẹ phải xử trí như thế nào với tình trạng sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ
2.1. Nếu trẻ bị tiêu chảy mức độ nhẹ
Với những trẻ bị tiêu chảy nhưng vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, mẹ có thể chăm sóc con tại nhà mà không phải dùng đến thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy. Mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Với những trường hợp trẻ đang bú mẹ, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn để tránh tình trạng mất nước do tiêu chảy, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho con giúp con có thêm năng lượng, tăng cường sức đề kháng từ sữa mẹ.
Cho trẻ bú nhiều hơn để tránh nguy cơ mất nước
- Với những trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm: Mẹ nên cho con uống nhiều nước, có thể là nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau củ hoặc bổ sung nước điện giải sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Mẹ cũng có thể cho con uống nước dừa và pha thêm một chút muối. Nước dừa được đánh giá là chất điện giải tự nhiên, rất tốt cho trẻ để phòng ngừa tình trạng mất nước.
- Bé có thể chán ăn nhưng mẹ nên tìm cách để duy trì bổ sung bữa ăn và dưỡng chất cho trẻ một cách đầy đủ nhất để tránh tình trạng cơ thể bị suy nhược và đồng thời bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể bé chống lại bệnh tốt hơn. Mẹ nên cho con ăn những thức ăn dạng lỏng, mềm để hạn chế áp lực cho hệ tiêu hóa và cũng là để giúp con ăn dễ dàng hơn. Nên chia nhỏ các bữa ăn và tránh ép trẻ ăn quá nhiều.
- Đối với những trường hợp sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ, mẹ nên cho con nghỉ ngơi và nới lỏng quần áo của bé, chườm khăn ấm cho bé để giúp bé hạ sốt.
- Mẹ không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ mà chưa có sự tham khảo, tư vấn của bác sĩ, bao gồm cả men tiêu hóa và các loại thuốc cầm tiêu chảy,…
2.2. Sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ: Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc:
- Trẻ khát nước nhiều.
- Trẻ khóc ra ít nước mắt hoặc không ra nước mắt.
- Trẻ đi ngoài quá nhiều lần, trong khoảng 6 tiếng trẻ có thể đi ngoài nhiều hơn 8 lần.
- Trẻ nôn mửa và đau bụng dữ dội.
- Trẻ mệt mỏi, ngủ nhiều, lả dần đi, li bì, yếu ớt.
- Trẻ liên tục sốt cao.
- Bệnh kéo dài khoảng 3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bệnh kéo dài, sau 3 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm.
3. Cách phòng ngừa sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ
Dưới đây là những lưu ý để phòng ngừa tình trạng sốt đi ngoài ở trẻ nhỏ:
- Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn và trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ, đồng thời vệ sinh dụng cụ nấu ăn cho trẻ sạch sẽ.
- Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và thay bỉm cho bé.
Mẹ nên rửa tay sạch trước khi chế biến món ăn cho trẻ
- Khi xử lý chất thải cho con mẹ nên cho chất thải của con vào túi kín và bỏ vào thùng rác, sau đó đừng quên đậy nắp thùng rác.
- Nếu quần áo hay ga trải giường của bé có dính phân, mẹ nên giặt sạch sẽ và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
- Đối với đồ ăn của trẻ, mẹ cần nấu chín kỹ, không cho trẻ ăn những loại đồ ăn ôi thiu.
Hi vọng với những thông tin trên mẹ đã hiểu hơn về tình trạng sốt đi ngoài ở trẻ, đồng thời biết cách xử trí đúng hướng, chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ sớm khỏe trở lại. Để tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe của trẻ và được hướng dẫn chi tiết hơn về cách chăm sóc trẻ, mẹ có thể liên hệ với các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900565656. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với gói dịch vụ y tế chất lượng luôn mong muốn đồng hành cùng các bậc cha mẹ trên hành trình chăm sóc con yêu.
Từ khóa » Em Bị Sao Rồi
-
[Lyrics HD] Em Sao Rồi ? - OSAD - YouTube
-
KHÔNG SAO MÀ EM ĐÂY RỒI | SUNI HẠ LINH Ft. Lou Hoàng
-
[Nhạc Chế] - SỨC MẠNH CỦA SAO ĐỎ | Hậu Hoàng - YouTube
-
[Nhạc Chế] - CHỊ EM CÂY KHẾ | Hậu Hoàng - YouTube
-
Chăm Sóc Trẻ F0 Tại Nhà: Những điều đơn Giản Không Phải Cha Mẹ ...
-
Hậu COVID-19 ở Trẻ Em, Có Nên Lo Lắng Quá Mức? - Bộ Y Tế
-
Cách Khắc Phục Tình Trạng Vào ứng Dụng Bị Thoát Ra Trên Android
-
Rối Loạn Tiêu Hoá ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ | Vinmec
-
Hội Chứng Hậu Covid-19 ở Trẻ Em Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Là Gì?
-
Cách Phát Hiện, Phòng Tránh Biến Chứng Hậu COVID-19 ở Trẻ Em
-
Hướng Dẫn Mẹ Cách Phân Biệt Sốt Phát Ban Và Sởi