Nguyên Nhân Hình Thành Sỏi Thận Những Yếu Tố Nào
Có thể bạn quan tâm
Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp nhất. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiểu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo nam giới. Vậy nguyên nhân hình thành sỏi thận là gì?
Menu xem nhanh:
- 1.Sỏi thận là gì?
- 2.Nguyên nhân hình thành sỏi thận
- 3.Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận?
- 4.Biện pháp điều trị sỏi thận là gì?
1.Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy bể thận và các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô. Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân và có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiết niệu – từ thận đến bàng quang của bạn.
2.Nguyên nhân hình thành sỏi thận
Những viên sỏi có thể hình thành nếu nước tiểu có chứa quá nhiều các hóa chất nhất định, chẳng hạn như canxi, axit uric, cystine hay sỏi struvite (một hỗn hợp của phosphate, magnesium và amoni). Chế độ ăn uống có lượng protein cao và uống quá ít nước có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Khoảng 85% sỏi thận được hình thành từ canxi. Ngoài ra, còn có sỏi axit uric xảy ra thường xuyên hơn nếu có bệnh gút, sỏi struvite hình thành thường xuyên hơn trong nước tiểu bị nhiễm trùng (sỏi nhiễm trùng).
3.Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận?
Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này nếu bạn:
- Có người trong gia đình bị bệnh sỏi thận;
- Ăn quá nhiều muối hoặc đường;
- Béo phì;
- Bệnh hoặc phẫu thuật về đường tiêu hóa chẳng hạn như viêm ruột hoặc tiêu chảy mãn tính có thể làm thay đổi quá trình tiêu hóa từ đó ảnh hưởng khả năng hấp thụ canxi và nước của bạn;
- Mắc một số bệnh lý như nhiễm toan ống thận, cystinuria, cường cận giáp, nhiễm trùng đường tiết niệu và sử dụng một số loại thuốc điều trị nhất định.
4.Biện pháp điều trị sỏi thận là gì?
Điều trị bệnh sỏi thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước và số lượng, vị trí của những viên sỏi thận và liệu có xảy ra nhiễm trùng hay không. Hầu hết những viên sỏi thận nhỏ có thể đi tiểu ra tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ.
Cách đơn giản nhất để điều trị những viên sỏi thận nhỏ là uống nhiều nước để cơ thể tự thải ra. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp giảm đau và thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.
Nếu viên sỏi thận không thể tự thải ra ngoài, bạn phải đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành các phương pháp chữa trị khác bao gồm:
- Soi niệu quản: các bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ mỏng dài có kính quan sát để tìm sỏi. Công cụ này được đưa vào niệu đạo và bàng quang để đến niệu quản. Sau khi đã tìm thấy sỏi, các bác sĩ có thể gắp bỏ hoặc có thể phá vỡ chúng thành các phần nhỏ hơn bằng laser;
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL): đây là phương pháp dùng sóng xung kích để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ hơn để có thể thải ra.
- Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da: nếu viên sỏi thận quá lớn hoặc nằm ở vị trí không thể sử dụng phương pháp ESWL, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật để lấy chúng ra.
Từ khóa » Sự Hình Thành Sỏi Thận
-
Sỏi Thận Hình Thành Như Thế Nào? | Vinmec
-
Quá Trình Sỏi Thận Hình Thành Như Thế Nào? Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Sỏi Thận: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Sỏi Thận Hình Thành Như Thế Nào? Bệnh Có Nguy Hiểm Không?
-
Sỏi Thận Hình Thành Như Thế Nào? - VnExpress
-
Những Nguyên Nhân Hàng đầu Gây Bệnh Sỏi Thận
-
Nguyên Nhân Sỏi Thận Là Gì
-
Sỏi Tiết Niệu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Sỏi Thận Hình Thành Trong Bao Lâu?
-
Giải Mã Sự Hình Thành Sỏi Thận Và Nguyên Nhân Gây Bệnh Sỏi Thận
-
Nguyên Nhân Gây Sỏi Thận Bạn Cần Biết để Phòng Tránh
-
Sỏi Thận – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Liên Quan Giữa Sỏi Thận Và Bệnh Suy Thận
-
Sỏi Thận Là Gì? Sỏi 4mm Nên Ăn Và Uống Nước Gì?