Nguyên Nhân Hoa Hồng Bị Cháy Lá Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Hoa hồng bị cháy lá xuất phát từ những nguyên nhân gì và cách khắc phục tình trạng đó như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau của Rosava để biết thêm chi tiết nhé!

1. Hoa hồng bị cháy lá có dấu hiệu gì?

Hoa hồng bị cháy lá là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay và thường thấy. Mặc dù những giống hồng đã được nâng cao sức đề kháng với các bệnh lý nhưng thời tiết gay gắt của mùa hè cũng ít nhiều làm cây bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu của bệnh cháy lá ở hoa hồng khá dễ nhận biết. Lá cây sẽ dần bị bạc màu, chuyển sang màu nâu vàng và rụng lá. Các đọt non và hoa của cây hoa hồng cũng sẽ có dấu hiệu héo đi và rũ xuống. Nhiều lá sẽ bị cháy và khô dần ở phần rìa lá.

Hoa hồng bị cháy lá

Nếu cây bị cháy nắng ở tình trạng nặng thì có thể xuất hiện nhiều mảng màu trắng ám loang lỗ. Lúc này lá cây đã mất dần chất diệp lục nên khả năng quang hợp cũng giảm dần. Bệnh hoa hồng này gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Chat ngay với chuyên gia

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy lá ở hoa hồng

Hiện tượng lá hoa hồng bị cháy xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tùy vào mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít mà tình trạng chát lá ở hoa hồng xảy ra nhẹ hay nặng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hoa hồng bị cháy lá:

Hoa hồng bị cháy lá

  • Thời tiết khắc nghiệt: Khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 là lúc nắng nóng và nhiệt độ khá cao. Với thời tiết hanh khô và khắc nghiệt này đã trực tiếp gây ra bệnh cháy lá và lá cây bị đốm đen ở hoa hồng. Ảnh hưởng đến khả năng đề kháng cũng như sự phát triển của cây.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Trong trường hợp cây trồng không được chăm sóc chu đáo, đầy đủ thì rất dễ thiếu chất. Đặc biệt nếu cây không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, chất vị lượng cần thiết sẽ dễ gây ra hiện tượng cháy đầu lá.
  • Ngộ độc phân bón: Nhiều người thường lạm dụng và bón quá nhiều phân cho cây. Với lượng phân bón và thuốc quá nhiều như thế dễ gây ra hiện tượng sốc phân, dẫn đến cháy rễ và cây chết.
  • Giá thể trồng cây không tốt, it chất dinh dưỡng: Nồng độ PH có sẵn trong cây cũng ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu nồng độ PH không đạt, tức đất đang bị nhiễm mặn hoặc chua sẽ ngăn cản sự phát triển của cây. Bên cạnh đó, đất có chứa các chất ô nhiễm, không an toàn cũng gây ra bệnh hoa hồng bị cháy lá.

Hoa hồng bị cháy lá

Chat ngay với chuyên gia

3. Cách khắc phục hoa hồng bị cháy đầu lá hiệu quả

Để khắc phục tình trạng trên ở cây hoa hồng, người ra thường sử dụng kết hợp khá nhiều biện pháp. Bạn có thể tham khảo những cách khắc phục phổ biến và hiệu quả nhất dưới đây:

3.1 Sử dụng các chế phẩm sinh học đặc trị

Cháy lá ở hoa hồng xảy ra do nhiều nguyên nhân như liệt kê ở trên đều làm rễ bị tổn thương. Mỗi nguyên nhân sẽ có cách xử lý khác nhau nhưng sau cùng thì nên tưới root, humic để phục hồi bộ rễ và điều hòa đất. Dưới đây là 2 loại chế phẩm sinh học hiệu quả bán chạy nhất ở Rosava mà bạn có thể tham khảo.

3.1.1. Chế phẩm kích rễ Bio Root

Đây là loại phân phon hữu cơ vi sinh cao cấp được dùng để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu và nuôi dưỡng bộ rễ khỏe mạnh cho cây. Trong Bio Root có hàng tỉ bào tử nấm và các chủng vi khuẩn có lợi.

Hoa hồng bị cháy lá

Sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với các axit amin, muối khoáng, các vitamin cần thiết hỗ trợ cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đặc biệt với những cây có bộ rễ bị yếu dẫn đến tình trạng cháy lá, sau 2 -3 lần sử dụng Bio Root sẽ tạo được bộ rễ cực khỏe mạnh rất nhanh. Sau khi đã phục hồi được bộ rễ và có nền tảng vững chắc với các dưỡng chất cần thiết, cây sẽ hạn chế được tình trạng cháy đầu lá.

>>>> MUA NGAY: Chế phẩm kích rễ Bio Root

3.1.2. Chế phẩm Bio Humic

Thêm một sản phẩm đặc trị bệnh hoa hồng bị cháy lá ở cây nữa mà bạn có thể tham khảo là Bio Humic. Nếu vườn hồng của bạn đang bị ảnh hưởng bởi dư lượng thuốc hóa học quá nhiều. Cây bị còi cọc, không chịu ra rễ, chậm lớn và thường xuyên xảy ra tình trạng bị cháy đầu lá. Bio Humic sẽ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, kích thích cây ra rễ nhanh giúp cây khỏe mạnh và phục hồi tình trạng cháy lá.

Hoa hồng bị cháy lá

Bio Humic là loại phân bón hữu cơ sinh học được sản xuất theo công nghệ vi sinh của Nhật Bản. Thành phần chính của nó là các humin và axit humic giúp cải tạo đất trồng, trung hòa độ PH của đất. Bio Humic còn giúp tăng hiệu quả phân bón, giúp phân giải các phân bón dư thừa trong đất, hạn chế gây ra tình trạng ngộ độc phân bón và cháy lá ở cây hoa hồng.

>>>> MUA NGAY: Chế phẩm Bio Humic

3.2. Điều chỉnh lượng phân bón phù hợp

Một trong những nguyên nhân khiến hoa hồng bị cháy lá là do ngộ độc phân bón. Tức là người ta bón cây với liều lượng quá nhiều vượt ngưỡng cho phép. Nó dẫn đến tình trạng dư thừa khiến lá cây bị cháy, cây bị thối rễ và chết dần dần.

Hoa hồng bị cháy lá

Để khắc phục tình trạng này, nên điều chỉnh lại lượng phân bón sao cho phù hợp. Đọc kĩ hướng dẫn liều dùng và tần suất sử dụng để có lịch trình bón phân hợp lý. Bên cạnh đó còn chú ý đến thành phần của những loại phân bón.

>>>> THAM KHẢO THÊM:

  • Bọ Cánh Cứng Ăn Lá Hoa Hồng: Dấu Hiệu & Cách Điều Trị
  • Bệnh Phấn Trắng Hoa Hồng: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

3.3. Chú ý vị trí đặt chậu cây để tránh bệnh cháy lá hoa hồng

Hoa hồng bị cháy lá cũng xuất phát do nguyên nhân thời tiết khắc nghiệt, hanh khô và nắng nóng. Vì vậy bạn cần quan sát vị trí đặt chậu cây để hạn chế sự tác động trực tiếp của ánh nắng quá mạnh.

Cần di chuyển chậu cây tới những vị trí có bóng mát và có mái che. Nên hạn chế để cây tiếp xúc với những khu vực dễ hấp thụ ánh nắng và phản chiếu như gương kính hay tường sơn màu sáng.

Hoa hồng bị cháy lá

Nếu muốn để cây tiếp xúc với ánh nắng để hấp thụ vitamin thì cần chọn khoảng thời gian sáng sớm. Tránh để cây tiếp xúc nhiều vào lúc trua chiều vì ánh nắng lúc này khá gay gắt và có nhiều chất độc hại. Đặc biệt với những cây non có bộ rễ khá yếu và sức đề kháng kém nên cần bảo vệ và chăm sóc kĩ hơn.

Chat ngay với chuyên gia

3.4. Sử dụng các công cụ hỗ trợ che nắng

Trong trường hợp hồng nhà bạn trồng trong vườn thì cần có biện pháp khắc phục khắc. Sử dụng các công cụ hỗ trợ che nắng như lưới che nắng để giảm thiểu tác động mạnh của thời tiết đến vườn hồng.

Hoa hồng bị cháy lá

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại lưới che nắng với kích cỡ và thể loại khác nhau. Bạn cần xem xét kích thước của vườn hồng để lựa chọn kích cỡ lưới che nắng cho phù hợp. Như vậy có thể bảo vệ cây hoa hồng khỏi bị tình trạng nóng rễ gây ra hiện tượng cháy lá.

Chat ngay với chuyên gia

3.5. Tưới nước đều đặn với lượng vừa đủ

Cây hồng bị cháy lá cũng do tình trạng khô hạn, thiếu nước. Với thời tiết hanh khô và nắng nóng khắc nghiệt của mùa hè thì việc cung cấp độ ẩm cho cây là điều rất quan trọng.

Hoa hồng bị cháy lá

Cần thường xuyên tưới nước cho cây để cung cấp đủ độ ẩm cần thiết, làm mát rễ cây giúp hạn chế tình trạng cháy lá. Bạn có thể sử dụng hệ thống, thiết bị tưới cây với nhiều chế độ cung cấp nước khác nhau. Thay vì tưới một lúc nhiều nước có thể gây ra ngập úng thì bạn có thể chọn chế độ tưới thường xuyên chậm và nhỏ giọt. Như vậy vẫn có thể đảm bảo được lượng nước tưới vừa đủ cho cây và hạn chế sự mất nước trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

3.6. Thường xuyên kiểm tra giá thể

Đất trồng cũng là một trong những yếu tố gây ra bệnh cháy lá ở hoa hồng. Đất trồng thiếu chất dinh dưỡng, không đạt độ PH hoặc có nhiều chất bị ô nhiễm là những điển hình.

Hoa hồng bị cháy lá

Bên cạnh đó, nhiều cây hoa hồng được trồng trên giá thể trộn từ nhiều loại với nhau như cát, trấu tươi, hun. Những nguyên liệu trộn làm giá thể này có khả năng bắt nhiệt khá tốt và giữ nhiệt lâu. Nó làm nóng rễ và gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Vì thế cần thường xuyên kiểm tra giá thể bằng cách chạm tay vào bề mặt giá thể vào những ngày nắng nóng. Có thể thay đổi nguyên liệu trộn giá thể bằng xơ dừa, rơm, vỏ thông,... vì nó có tính hấp thu nhiệt kém hơn.

Chat ngay với chuyên gia

4. Những lưu ý khi chăm sóc hoa hồng cần biết

Để có được một vườn hồng đẹp và nở nhiều hoa cần phải biết rõ kỹ thuật và cách chăm sóc đúng cách. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau để vườn hồng nhà bạn nở đẹp và hạn chế được những bệnh thường gặp:

  • Bón phân: Đây là công việc không thể thiếu khi chăm sóc cây hoa hồng hay bất kì cây cảnh nào khác. Sau khi trồng cây từ 3 - 5 ngày cần phun phân bón để kích thích cây ra rễ nhanh và khỏe. Cần quan sát và định kì bón phân cho cây để cung cấp các dưỡng chất và vi lượng cần thiết. Hạn chế bón quá nhiều với liều lượng cao vì dễ gây ra tình trạng ngộ độc rễ và cháy lá.
  • Tưới nước: Hoa hồng thuộc giống cây ưa nước nên cần bổ cung và cung cấp nước đều đặn cho cây. Thời điểm thích hợp nhất để tuới nước là vào buổi sáng sớm. Nên tưới bằng vòi phun nhẹ để đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho cây. Vào những ngày nắng nóng nên tưới bổ sung thêm cho cây vào buổi chiều mát.
  • Cắt tỉa cành: Khi cây đã phả triển tốt, cần thường xuyên cắt tỉa những cành, lá hoa bị khô, hư. Việc cắt tỉa này sẽ kích thích cây ra mầm mới giúp vườn hồng nhà bạn đẹp và tốt hơn.
  • Phòng trừ sâu bênh: Nếu cây có dấu hiệu mắc các bệnh như hoa hồng bị cháy lá hay bệnh phấn trắng, đốm đen,... thì cần kịp thời sử dụng các loại thuốc đặc trị để xử lý. Bạn nên nhận biết được dấu hiệu của từng loại bệnh để từ đó có thể tìm ra loại thuốc với thành phần phù hợp giúp cây khỏi bệnh.

Hoa hồng bị cháy lá

Chat ngay với chuyên gia

Trên đây là những thông tin liên quan đến nguyên nhân và cách xử lý khi hoa hồng bị cháy lá. Rosava hi vọng nó đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và bổ ích. Chúc bạn sẽ chăm sóc được vườn hồng nở đẹp và sai hoa như ý muốn.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Lá cây bị đốm đen: Dấu hiệu & cách trị bệnh hoa hồng hiệu quả

Từ khóa » Hoa Hồng Bị Quéo Lá