Nguyên Nhân Khiến Biến Chủng Omicron Lây Chủ Yếu ở Trẻ Em Và ...
Có thể bạn quan tâm
1. Những căn cứ cho thấy biến chủng Omicron lây chủ yếu ở trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm không đủ liều vắc xin
Omicron là biến chủng mới nhất của virus SARS-CoV-2, được phát hiện đầu tiên vào tháng 11 năm 2021 tại Nam Phi. Với những đột biến trên protein gai và khả năng nhân bản rất nhanh, Omicron có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp theo cấp số nhân kể cả trong trường hợp tải lượng virus không cao.
Theo CDC Hoa Kỳ, khi việc tiêm chủng chưa được thực hiện với thanh thiếu niên và trẻ em, biến chủng Omicron đã khiến cho những đối tượng này phải nhập viện tăng 4 lần so với Delta, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Trẻ em không còn là đối tượng an toàn trước Omicron
Nếu như Delta tấn công chủ yếu tới phổi người bệnh thì Omicron lại tác động nhiều tới đường hô hấp trên. Đặc điểm của đường hô hấp trên ở trẻ em là còn nhỏ hẹp nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Không những thế, Omicron lại có khả năng chống phản ứng miễn dịch tự nhiên ở trẻ tốt hơn các biến chủng trước đó.
Đây là những nguyên nhân khiến biến chủng Omicron nguy hiểm cho trẻ em hơn nhiều lần các biến chủng khác.
Thực tế đã cho thấy khi Omicron xuất hiện, số trẻ phải nhập viện tăng lên đáng kể. Những trường hợp đã được tiêm vắc xin, đa số ở dạng nhẹ hoặc ít có triệu chứng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mũi tiêm tăng cường đã thể hiện khả năng tăng miễn dịch cho cơ thể. Điều này có nghĩa rằng tất cả mọi người từ 5 tuổi trở lên hãy tiêm mũi tăng cường nếu đảm bảo đủ các điều kiện. Trong một cộng đồng được tiêm vắc xin đầy đủ, nguy cơ virus đột biến, trở nên nguy hiểm hơn có thể được kiểm soát.
2. Triệu chứng biến thể Omicron ở trẻ em là gì?
Các triệu chứng mà Omicron gây ra cho trẻ em cũng giống như với người lớn, gần với cảm, đó là: đau đầu, mệt mỏi, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Bên cạnh đó, có thể khó thở, đau cơ, viêm họng, ớn lạnh, đau bụng, nôn ói hoặc mất vị giác hay khứu giác.
Tuy nhiên, ngoài ho và sổ mũi có thể kéo dài vài ngày, những triệu chứng khác thường nhanh hết. Mặc dù Omicron thường không gây bệnh nặng song một số trường hợp có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ, đó là:
-
Những trẻ em sinh non hoặc thấp còi.
-
Trẻ béo phì hoặc có các bất thường về gen, chuyển hóa, đái tháo đường.
-
Mắc các bệnh mạn tính ở đường hô hấp như: hen, viêm phế quản…
-
Miễn dịch suy giảm.
-
Bệnh tim bẩm sinh hoặc thận mạn tính.
-
Ung thư.
Thấp còi, miễn dịch kém có thể khiến cho trẻ chịu tác động lớn từ dịch bệnh
Mặc dù đa số có thể không gây bệnh nặng song biến chủng Omicron ảnh hưởng đến trẻ em rõ ràng nhất ở các di chứng kéo dài. Trong đó, phổ biến là viêm đường hô hấp trên, mệt mỏi kéo dài hoặc nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng đa hệ thống.
3. Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ sức khỏe cho trẻ?
Trong bảo vệ sức khỏe cho con, điều quan trọng trước hết là cha mẹ cần thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm giảm nguy cơ lây bệnh hoặc giảm ảnh hưởng của bệnh tới trẻ.
Đối với mục đích phòng ngừa
Với những biến chủng trước, khả năng miễn dịch tự nhiên của trẻ có thể có tác dụng trong ngăn nhiễm bệnh hoặc giảm nguy cơ trở nặng, song điều này không đúng với Omicron.
Vì thế, trước hết, cha mẹ cần loại bỏ quan điểm trẻ em là đối tượng mà SARS-CoV-2 ít tấn công. Từ đó, chủ động thực hiện các biện pháp cần thiết như:
-
Cho con tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo đúng lịch: ngoài các loại vắc xin phòng bệnh cơ bản như: cúm, sởi, rubella…nên cho con tiêm vắc xin phòng COVID-19 như Bộ Y tế đã khuyến cáo.
-
Hạn chế để con đến những nơi tập trung đông người, ẩn chứa nguy cơ hoặc tiếp xúc với những người đang bị các bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp.
-
Tăng cường dinh dưỡng cho con, chú trọng các loại thức ăn bổ dưỡng hoặc có tác dụng nâng cao sức đề kháng.
-
Tập cho con thói quen vệ sinh miệng, họng, tay chân.
Trẻ được tiêm vắc xin là được tăng cường khả năng bảo vệ
Đối với trẻ đã bị nhiễm bệnh
- Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh
Việc đầu tiên cần làm là nhanh chóng cho con cách ly với những người xung quanh, báo cho nhà trường và trạm y tế gần nhất. Bên cạnh đó, nên động viên, giải thích và trấn an con về bệnh. Việc virus liên tục biến đổi là một trong những đặc trưng của chúng và hoàn toàn nằm trong dự đoán của các nhà khoa học.
Chăm sóc con hoặc hướng dẫn con tự chăm sóc cho bản thân
Tiếp tục chú ý tới dinh dưỡng cho trẻ, động viên con ăn uống đầy đủ. Với những trẻ đã lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn con tự chăm sóc và thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Cho con dùng thuốc phù hợp khi cần thiết
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị để điều trị COVID-19 mà chủ yếu là khắc phục các triệu chứng. Chính vì vậy, cha mẹ không nên tự ý cho con uống các loại thuốc không cần thiết hoặc không phù hợp, chẳng hạn như thuốc kháng virus.
Tùy tiện cho trẻ dùng thuốc là điều cần phải tránh
- Theo dõi sát sao con để kịp thời phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải nguy hiểm gồm có: khó thở hoặc thở nhanh, lờ đờ và li bì, ăn kém, lồng ngực có hiện tượng rút lõm, tay chân lạnh… Lúc này, cha mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc Trung tâm Y tế gần nhất để kịp thời có các biện pháp xử lý phù hợp.
Trong thời gian gần đây, biến thể phụ mới của Omicron là BA.4 và BA.5 đã xuất hiện với mức độ lây lan nhanh, khả năng trốn miễn dịch đang đặt ra rất nhiều thách thức cho ngành Y tế trên thế giới.
Vắc xin tạo ra hàng rào góp phần ngăn ngừa những nguy hiểm mà Omicron mang tới
Điều này cũng cho thấy những nguy cơ đối với trẻ em cũng đang ngày một tăng lên. Dù vậy, chúng ta đã có một phương tiện bảo vệ rất hiệu quả là vắc xin. Việc nghiên cứu nhằm cải tiến vắc xin cho phù hợp với sự biến đổi ngày càng phức tạp của virus đang tiếp tục được chú trọng nhằm hướng tới bảo vệ con người tốt hơn.
Trên đây là những thông tin đề cập đến vấn đề biến chủng Omicron lây chủ yếu ở trẻ em cũng như những lưu ý cần biết trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ. Để được tư vấn thêm các thông tin hữu ích khác về sức khỏe, Quý vị có thể gọi tới Tổng đài của MEDLATEC 1900 56 56 56, tư vấn viên sẽ nhanh chóng hỗ trợ.
Từ khóa » Các Triệu Chứng Omicron ở Trẻ Em
-
Triệu Chứng Omicron ở Trẻ Em Và Nên Làm Gì Khi Bé Bị Nhiễm Bệnh?
-
Ca COVID-19 Trẻ Em Tăng: Chuyên Gia Khuyến Cáo Các Dấu Hiệu ...
-
Triệu Chứng Khi Nhiễm Biến Thể Omicron ở Trẻ Em Và Những Việc Cần ...
-
Trẻ Em Bị COVID-19 Do Biến Thể Omicron, Dấu Hiệu Nào Nguy Hiểm ...
-
Omicron COVID Gây Ra Bệnh Phổi Nặng ở Trẻ Nhỏ | Vinmec
-
Omicron Có Liên Quan đến Co Giật ở Trẻ Em - Tuổi Trẻ Online
-
Mức độ Nghiêm Trọng Của Chứng Hậu Covid ở Trẻ Em - BBC
-
Phụ Huynh Lưu ý Những Dấu Hiệu Nhận Biết Omicron ở Trẻ Em
-
Trẻ Nhiễm Omicron Sẽ Có Triệu Chứng Này! - Báo Thanh Niên
-
Cách Phát Hiện, Phòng Tránh Biến Chứng Hậu COVID-19 ở Trẻ Em
-
Bác Sĩ Trương Hữu Khanh: 'Trẻ Nhiễm Omicron Thường Triệu Chứng ...
-
[PDF] Khuyến Nghị Chung Về Chăm Sóc Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên Với ...
-
Omicron Và Trẻ Em: Biến Chứng Mới ở Trẻ Bị Nhiễm COVID-19 Do ...
-
Hậu Covid-19 ở Trẻ Em, Những điều Cha Mẹ Cần Biết!