Nguyên Nhân Khiến Cho Chó Sủa Nhiều Dai Dẳng | Pet Mart
Có thể bạn quan tâm
Chó sủa nhiều, chó sủa vô thức đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều chủ chó. Tiếng sủa dai dẳng của chúng làm nhiều loạn không gian của bạn, của hàng xóm. Trong đó có cả người già và trẻ nhỏ. Thật không may là hầu hết các trung tâm huấn luyện chó không thể dạy một con chó ngừng sủa. Vấn đề này thường chỉ xảy ra trong nhà hoặc sân của bạn.
MỤC LỤC ẩn 1. Phân tích tiếng chó sủa 2. Kết quả nghiên cứu về tiếng chó con sủa 3. Tiếng chó sủa gâu gâu là cách giao tiếp đặc biệt 3.1. Tiếng sủa là ngôn ngữ của loài chó 3.2. Ý nghĩa của tiếng chó sủa 4. Chó sủa nhiều để bảo vệ đồ của chúng 5. Chó sủa nhiều nếu bị bệnh hoặc bị đau 6. Chó hay sủa mèo kêu ầm ĩ 7. Chó Poodle, Becgie, Phốc, Pug sủa nhiều có ý thức 8. Tại sao chó sủa liên tục về một hướng trong khi bạn lại không thấy gì? 9. Tiếng chó sủa dữ dội gồm những dạng nào? 9.1. Phân loại tiếng chó sủa dữ dội 9.2. Cách khắc phục tiếng chó sủa nhiều dữ dội 10. Cách trị chó hay sủa ban đêm thế nào? 11. Làm sao để chó hết sủa nhiều dai dẳng 12. Sử dụng rọ mõm cho chó 13. Tìm hiểu vòng cổ chống sủa cho chó 13.1. Nguyên lí hoạt động của vòng cổ chống sủa 13.2. Lưu ý khi sử dụng vòng chống sủa cho chóChó thường được coi là người bạn trung thành của con người. Ở những vùng nông thôn thì chó còn nuôi để giữ nhà. Những buổi đêm tĩnh mịch, nếu tiếng chó sủa không ngừng có thể đánh thức chủ nhân. Lúc này người chủ sẽ phân vân liệu bên ngoài có phải người và tăng cường cảnh giác. Còn ở thành phố, những chú chó được coi là thú cưng trong gia đình. Vì vậy chúng không còn phải giúp con người trông nhà nữa, mà chúng được coi là bạn đồng hành của con người.
Dưới đây là những chia sẻ về hiện tượng chó sủa quá nhiều. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về hành vi của chú chó của mình.
Phân tích tiếng chó sủa
Với sự ra đời của các thiết bị phân tích âm thanh tiên tiến. Con người có thể phân tích được tiếng kêu của các loài động vật. Để kiểm tra giả thuyết về phân nhóm tiếng chó sủa, đã có nghiên cứu dựa trên 10 chú chó (Becgie, Phốc, Poodle, Rottweiler…). Họ ghi lại tiếng sủa của chúng trong 3 trường hợp khác nhau.
- Khi bị làm phiền: ghi lại âm thanh gầm gừ của chú chó khi bị tiếng chuông cửa làm phiền.
- Khi bị cô lập: đó là tiếng sủa của chú chó khi bị nhốt ở ngoài. Bị cách ly với chủ nhân.
- Khi chúng đang chơi đùa: chơi cùng chủ của nó và một con chó khác.
Những điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng rất đáng ngạc nhiên. Ngay cả những chú chó được coi là sủa quá mức bình thường có thể không sủa nhiều như vậy. Chúng chỉ sủa 2 trong 3 trường hợp trên. Điều này có thể cho ra giả thuyết rằng không phải bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu chó cũng sủa.
Để đảm bảo những tiếng sủa này mang lại kết quả khách quan, mỗi tiếng sủa phải ở trong một trường hợp cụ thể. Đặc biệt nó phải ứng với từng giống chó khác nhau và vào những khoảng thời gian không giống nhau.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều ngày khác nhau trong suốt 3 tháng. Với hơn 4.600 kết quả, họ đã sử dụng hệ thống phân tích âm thanh giúp chuyển đổi âm thanh sang hình ảnh của cường độ và biên độ để đo một tiếng sủa liên tục 60 lần. Kết hợp cùng với hình ảnh trực quan của mỗi tiếng sủa.
Kết quả nghiên cứu về tiếng chó con sủa
Tiếng chó sủa khác nhau ở mỗi hoàn cảnh cụ thể. Nó có thể được chia thành nhiều nhóm. Khi có tiếng chuông cửa, tiếng sủa bị làm phiền sẽ tương đối gay gắt, trầm và hầu như ít thay đổi cao độ. Mặt khác, tiếng sủa khi bị cách ly sẽ cao hơn và dữ dội hơn. Có nhiều sự thay đổi trong cường độ và biên độ.
Thông thường, các giống chó thường có một loại tiếng sủa duy nhất. Tuy nhiên một số học được cách sủa lặp lại. Tiếng chó sủa trong khi chơi đùa cũng tương tự với tiếng chó sủa khi bị cách ly. Ngoại trừ việc nó sủa nhiều lần chứ không phải là chỉ sủa một lần.
Chúng ta không thể kết luận rằng những chú chó này đang có ý định thay đổi tiếng sủa để truyền thông tin cho con người. Hoặc muốn nhắn gửi một thông điệp nào đó. Như vậy, có thể thấy rõ ràng sự phân loại trong tiếng chó sủa. Tiếng sủa này có khả năng đóng vai trò như một hình thức giao tiếp đặc trưng, truyền đạt những thông tin cụ thể. Nó có thể có ý thức hoặc vô thức. Tiếng “Gâu gâu” khi có những kẻ xâm phạm sẽ khác với tiếng “gầm gừ” khi nó muốn cảnh báo nguy hiểm.
Tiếng chó sủa gâu gâu là cách giao tiếp đặc biệt
Tiếng sủa là ngôn ngữ của loài chó
Bất kỳ ai đã từng nghe tiếng chó sủa có lẽ đều có chung một thắc mắc: “Chuyện gì đang diễn ra vậy”. Dường như chúng chỉ thích nghe giọng nói của chính mình. Mãi cho đến gần đây, các nhà nghiên cứu mới nghĩ đến điều này.
Trong trường hợp chó sủa trong bất kỳ mọi hoàn cảnh, thời gian mà không có bất kỳ giải đáp rõ ràng nào thì đó không phải là hình thức giao tiếp rõ ràng. Thay vào đó, chó sủa nhiều, to, làm phiền người khác chỉ với mục đích gây chú ý. Cụ thể hơn, người ta coi tiếng chó sủa là ngôn ngữ cơ thể của loài chó. Đây chính là những thông điệp của khứu giác.
Nhiều người cho rằng tiếng chó sủa chỉ đơn thuần là những tiếng ồn khó chịu. Tuy nhiên sự thật thì không phải vậy. Những chú chó sủa nhiều đều có mục đích riêng. Nhưng có lẽ những tiếng sủa này khá khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy tiếng sủa của chó thực sự có thể phân loại được. Bạn có thể coi đây chính là hình thức đặc biệt của giao tiếp.
Ý nghĩa của tiếng chó sủa
Nó cũng giống như ngôn ngữ của con người. Chúng dùng âm thanh đó để biểu đạt cảm xúc, mong muốn và gây sự chú ý. Những chú chó có xu hướng sủa to và lâu hơn nếu những thông điệp chúng gửi đi chưa được chủ nhân tiếp nhận. Tiếng sủa dữ dội và dai dẳng là một lời cảnh báo không nên bỏ qua. Bản năng của chó là cảnh báo chủ nhân khi chúng cảm thấy không an toàn và bị đe dọa. Khi thấy chú chó sủa nhiều, hãy nghĩ đến tình huống xấu nhất và tìm cách đề phòng.
Sủa cũng là cách để gây sự chú ý của chủ nhân. Chó sủa khi nhìn bạn, khi bạn đang ăn, hay sủa khi đứng gần cửa. Tất cả những hành động ấy chỉ để khiến bạn chú ý, để nói với bạn chúng muốn làm điều gì đó. Việc gây sự chú ý thường bắt đầu bằng việc chúng cố gắng dụi đầu, lôi kéo, đụng chạm vào bạn. Sau đó là rên rỉ và cuối cùng là sủa dữ dội.
Chó sủa nhiều để bảo vệ đồ của chúng
Tổ tiên của chó nhà là động vật sống bầy đàn. Do đó bản năng của chúng là canh giữ tất cả thành viên trong đàn của chúng. Bao gồm những thành viên trong gia đình bạn, thú cưng khác và cả chủ nhân của chúng. Chó có thể sủa để bảo vệ đồ chơi, giường ngủ, đồ đạc hoặc bất kì thứ gì chúng cho là quan trọng.
Nhờ đặc tính này, loài chó đã được con người sử dụng để canh gác tài sản và bảo vệ chủ nhân. Trong đó có nhiều giống chó được chọn lọc để gia tăng khả năng bảo vệ của chúng. Tiếng sủa cũng thể hiện sự lo lắng, chia ly, không được gần chủ. Một chú chó khi bị nhốt trong chuồng, hoặc bị bỏ rơi sẽ rên rỉ hoặc ngáp. Chúng sẽ sủa khi cảm thấy thật sự hoang mang, lo lắng. Hành vi này cũng thường thấy ở những chú chó con mới tách đàn.
Chó sủa nhiều nếu bị bệnh hoặc bị đau
Chó sủa nhiều có sao không? Một chú chó liên tục sủa. Vậy chúng muốn gì? Bạn phải xem xét trên nhiều phương diện. Đó là biểu hiện hàng ngày hay bất thường. Đối với những chú chó sủa nhiều do bị đau phản ứng thường thấy là rên rỉ, thút thít hoặc gầm gừ nếu chúng cảm thấy không khỏe.
Nặng hơn là sủa nếu chúng quá đau đớn. Những chú chó bị thương có thể trở nên khá nguy hiểm. Chúng cần được điều trị bởi những người có kinh nghiệm. Nếu chó bắt đầu sủa nhiều và kèm theo một số triệu chứng bất thường, bạn nên chú ý theo dõi. Nhiều chú chó bị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, gây tổn thương não nên cứ sủa liên tục. Không nên bỏ qua bởi đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm.
Chó hay sủa mèo kêu ầm ĩ
Chó hay sủa mèo là những hành động tự nhiên của chúng. Mục đích của hành vi này là truyền tải một thông điệp đến chủ nhân của chúng. Mặc dù đây đây là một biểu hiện tích cực. Nhưng đôi khi âm thanh mà chúng gây ra lại ồn ào thái quá và dần trở nên phiền nhiễu vô cùng.
Theo một bài viết của bác sĩ thú y Sophia Yin, DVM: chó và mèo hoang hầu như không phát ra âm thanh. Khi giao tiếp với cá thể khác, chó mèo thường sử dụng các dấu hiệu mùi hương và ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt. Chứ ít khi dùng tới tiếng kêu. Khi được con người thuần hóa, chúng mới bắt đầu sủa và kêu meo meo thường xuyên hơn. Những con vật này đã phát hiện ra rằng sủa và kêu là một cách tuyệt vời để có được sự chú ý của chủ. Và cho họ biết chuyện gì đang xảy ra.
Bình thường khi chó thấy những con vật lạ thường cũng sẽ sủa lên. Đặc biệt là những chú mèo. Sủa nhẹ là chúng gây sự chú ý, muốn chơi với mèo. Nhưng tích cách chó mèo không giống nhau, có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ sủa nhiều dữ dội, mang tính tấn công và phòng vệ nhiều hơn.
Chó Poodle, Becgie, Phốc, Pug sủa nhiều có ý thức
Đôi khi, chó sủa nhiều khi chúng cảm thấy sợ hãi. Lúc này chúng thường sủa to và lặp lại không ngừng. Ý nghĩa của tiếng sủa vừa là lời cảnh cáo, vừa để kêu gọi sự giúp đỡ. Những cử chỉ vuốt ve từ chủ nhân có thể làm chú chó bớt sợ hãi hơn. Nhưng hãy cẩn thận nếu chú chó tỏ ra hung dữ.
Ngược lại, chó cũng sủa nhiều nếu chúng vui mừng. Tiếng sủa được coi như sự chào đón khi chủ nhân đi xa trở về nhà. Âm thanh kết hợp động tác vẫy đuôi chứng tỏ chú chó của bạn đang vô cùng phấn khích. Sủa cũng là một cách thể hiện sự buồn chán ở chó.
Những chú chó hiếu động cần được ra ngoài chơi đùa để giải phóng năng lượng. Chúng không thích ở trong nhà cả ngày, và để phản ứng lại chó sẽ sủa liên tục. Một số con sẽ liếm, cắn hoặc cào mọi thứ để đỡ buồn chán hơn.
Một nguyên nhân khác của việc chó sủa nhiều là do tiếng ồn quá lớn. Đây là bản năng tự nhiên của chó từ khi còn là động vật hoang dã. Ví dụ như chó sủa để đáp lại những con chó khác. Hoặc hú lên theo tiếng gọi bầy đàn của mình.
Do bản tính vốn có của loài chó, có nhiều chú chó không kiểm soát được khi gặp hiện tượng lạ. Ví dụ như chó sủa nhiều khi có khách đến chơi nhà. Chúng sẽ sủa cho đến khi khách đi khuất mới dứt. Trong trường hợp này bạn có thể nhờ đến các chuyên gia huấn luyện chó kiểm tra và đưa ra lời khuyên.
Tại sao chó sủa liên tục về một hướng trong khi bạn lại không thấy gì?
Bất kể là chó nông thôn hay chó thành phố thì chúng đều có một điểm rất giống nhau. Đó là rất thích sủa liên tục về một hướng. Sau khi gây được sự chú ý cho chủ rồi thì lúc này những người chủ phát hiện rằng họ chẳng thấy có gì xảy ra cả. Nhưng những chú chó thì vẫn tiếp tục sủa. Nếu như những người chủ có thể chắc chắn rằng trong nhà không có ai ngoài họ, thì có thể họ sẽ bị chính chú chó cưng của mình làm cho khiếp sợ. Phải chăng chó có thể nhìn thấy thứ gì đó mà con người không nhìn thấy được?
Làm gì có thứ gì mà chó nhìn thấy còn người thì không chứ? Thực ra là do thính giác của chó quá nhạy cảm thôi. Đừng nghĩ những chú chó chỉ sủa ở trong nhà, có thể thính giác của chúng lúc này đang hóng ở đâu đó mấy trăm mét ngoài kia đấy. Khứu giác của chúng cũng vậy. Làm cho những chú chó sủa liên tục có thể là những thứ ở ngoài sân, những thứ sâu dưới lòng đất. Khi các chú chó cảm thấy bất an chúng mới sủa liên tục. Lúc này những người chủ mà nghĩ chúng đang sủa gì đó thật thì quả là ngốc nghếch.
Bạn cứ để ý ở đâu có động đất, thú cưng của rất nhiều hộ gia đình đều kêu không ngừng nghỉ. Đó là bởi vì chó, mèo và những động vật khác có thể nghe thấy tần suất động đất từ nơi xa xa dưới lòng đất. Tất cả những điều này thực ra chẳng liên quan gì đến việc mê tín cả. Giờ là thời đại khoa học tiến bộ rồi. Nên lần sau nếu chó nhà bạn có tự nhiên sủa liên tục, thì chỉ cần an ủi tâm trạng của chúng là được rồi. Vì chúng cả thấy sự nguy hiểm. Nhưng sự nguy hiểm này lại không có hại gì cho bản thân chúng và chủ nhân của mình. Đã đến lúc những người chủ nên bảo vệ chó cưng của mình rồi.
Tiếng chó sủa dữ dội gồm những dạng nào?
Phân loại tiếng chó sủa dữ dội
Tiếng sủa của chó thường có 170 kiểu. Không phủ nhận rằng nó dùng tiếng sủa để chó cưng thể hiện tình cảm, truyền tải thông tin. Cho dù là cảm thấy bất an hay cô đơn, muốn có được sự chú ý của chủ nhân hay là tự chơi đùa, giao lưu cùng đồng loại hoặc tự cảm thấy không thoải mái… Chúng đều sẽ có những tiếng chó sủa dữ dội với âm điệu và tiết tấu khác nhau.
- Tiếng chó sủa nhiều không đứt quãng: chúng đang cảm thấy cô đơn, cần có người quan tâm.
- Tiếng rít không ngừng: chúng cảm thấy sợ hãi và đau đớn.
- Tiếng gầm gừ nhe răng: cảnh cáo, đe dọa.
- Tiếng gầm gừ, ư ử không lộ răng: chúng muốn được ra ngoài dạo chơi thoải mái.
Đối với việc chó hay sủa, sủa nhiều dữ dội, bạn không nên vội vàng và cưỡng ép. Chó con phải hình thành thói quen ít sủa không phải là huấn luyện một lần. Một lần răn dạy chưa chắc có thể giải quyết được. Nhưng rất nhiều chủ nuôi không nhẫn tâm khống chế tiếng sủa của chó con. Cũng không áp dụng các biện pháp để huấn luyện. Thời gian dài sẽ khiến chó con cho rằng sủa tùy tiện cũng không sao và chúng sẽ không thể thay đổi được nữa.
Cách khắc phục tiếng chó sủa nhiều dữ dội
Đây có thể là thói quen sủa của chó con. Chúng thường có sự liên quan nhất định đến giống chó. Chó sủa nhiều dữ dội có thể biểu hiện hành vi chiếm hữu lãnh thổ. Là sự nhạy cảm với thế giới bên ngoài, giao lưu cùng đồng loại, cũng phải thông qua tiếng sủa để biểu đạt. Đối với trường hợp xuất hiện tiếng sủa của chó, có thể sử dụng các biện pháp dưới đây khắc phục:
- Dùng khẩu lệnh và tư thế tay để bảo dừng sủa, từ đó giảm bớt sự chú ý của nó với mọi sự việc.
- Giảm bớt hàm lượng protein trong thức ăn cho chó. Điều này có lợi cho chó suy nhược có hành vi chiếm hữu lãnh thổ, đồng loại. Từ đó giảm bớt số lần sủa.
- Giảm bớt độ nhạy cảm và chống lại các hành động phản xạ có điều kiện, sẽ giúp cún nhát gan, không sủa khi sợ hãi nữa.
- Làm bạn với cún nhiều hơn một chút. Để chúng không còn cảm giác cô đơn. Nên cho nó có những vận động phù hợp để có lợi cho việc thích nghi với môi trường xung quanh.
- Sử dụng vòng cổ ngăn tiếng sủa, cũng có thể khống chế tiếng sủa ở một mức độ nhất định.
Cách trị chó hay sủa ban đêm thế nào?
Khi chó hay sủa ban đêm bạn hãy đến bên chúng và xem nó muốn gì? Có thể chúng đòi đi vệ sinh, chó con mới xa nhà lo lắng hay có điều gì đó bất thường? Đó chỉ là một vài ví dụ về cách tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi đó. Việc kiểm soát huấn luyện chó sủa nhiều đa phần phụ thuộc vào chủ nhân. Trong quá trình huấn luyện chó nhà hoặc việc hình thành thói quen của chó con.
Phương pháp bạn có thể áp dụng trước mắt là để chúng ở trong chuồng. Khi ở một mình có lẽ chú chó sẽ bớt lo lắng hơn. Tuy nhiên, không phải chú chó nào cũng áp dụng được cách này. Một số giống chó sủa nhiều nếu bị nhốt. Vì vậy, hãy chắc chắn chiếc chuồng của cún cưng phù hợp với nó.
Hoặc giúp chúng có thêm những người bạn có thể cải thiện tình hình. Một chú chó nhỏ làm bạn và vui đùa vào bạn ngày có thể làm chúng đỡ căng thẳng. Việc vận động sẽ tiêu hao năng lượng của chúng. Chúng sẽ không hay sủa vào ban đêm nữa.
Làm sao để chó hết sủa nhiều dai dẳng
Có rất nhiều người phản ứng với tiếng sủa của cún cưng. Họ ngay lập tức ra lệnh cho chúng im lặng. Nhưng nhìn từ góc độ của những chú chó, chó sủa nhiều là để gây chú ý với bạn. Hoặc là chúng muốn được ăn nên đừng cố quát và bắt chúng im lặng. Thay vào đó hãy trả lời chúng bằng cách đưa ra tín hiệu nào đó để chúng biết và ngưng sủa.
Nếu bạn không thể hiểu tại sao cún cưng nhà mình sủa nhiều, hãy thử cho chúng hoạt động mỗi ngày. Có thể đưa chúng ra ngoài dạo chơi và vui đùa thỏa thích. Cuối ngày, năng lượng tiêu hao nhiều, chúng sẽ mệt và ngủ thiếp đi.
Bạn có thể đặt những chú chó hay sủa trong một thùng giấy to. Mặc dù điều này nghe có vẻ hơi phi lý nhưng đặt chúng trong thùng như đem lại cho cún cưng một sự an toàn. Chúng cảm giác được bảo vệ, tránh xa các tác nhân làm chúng sợ hãi và sủa quá nhiều. Và khi chú chó của bạn ngừng sủa, hãy khen ngợi và động viên chúng.
Sử dụng rọ mõm cho chó
Trong một vài trường hợp, để ngăn chó sủa nhiều có thể sử dụng rọ mõm cho chó. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá. Nếu khi dắt chó cưng ra ngoài mà chúng sủa quá nhiều, bạn có thể sử dụng món đồ này. Hiện nay, Pet Mart có rất nhiều các mẫu rọ mõm đẹp, an toàn và bền dành cho tất cả các giống chó. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với kích thước miệng của chó.
- Rọ mõm chó hình mỏ vịt.
- Rọ mõm cho chó giả da.
- Rọ mõm cho chó bằng nhựa.
- Rọ mõm cho chó mõm ngắn.
- Rọ mõm cho chó Polyethylene.
Ở Việt Nam hiện nay có xu nhập một thiết bị từ nước ngoài đó là vòng cổ điện huấn luyện. Việc sử dụng còi và ấn giật có thể ngăn cho chú chó sủa nhiều ngừng lại. Nhưng đây cũng được coi là con dao hai lưỡi có thể gây nguy hiểm tới cho chú chó nhà bạn.
Việc phẫu thuật cắt dây thanh quản của chó làm cho chúng sủa không phát ra tiếng kêu. Đây là 1 tiểu phẫu thuật. Ở nước ngoài cũng có áp dụng và khá đơn giản. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc này ảnh hưởng tới vấn đề nhân đạo. Có thể nó quá độc ác với những chú chó.
Tìm hiểu vòng cổ chống sủa cho chó
Vòng chống sủa cho chó (hay còn gọi là Bark Stop Collar) là một trong những đồ dùng hỗ trợ huấn luyện. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều liên quan tới việc sử dụng vòng chống sủa cho chó. Phần lớn những chú chó đều trở nên hung dữ hơn khi bị nhốt. Thậm chí còn có khả năng tấn công lại con người. Cảm giác bị đối xử không tốt và cô đơn khiến chúng trở nên nhút nhát và luôn đề phòng.
Đó chính là lý do mà các nhà nghiên cứu cho ra sản phẩm vòng chống sủa cho chó (Bark Stop Collar). Theo nhận định của các chuyên gia đây là sản phẩm an toàn và vô hại với vật nuôi. Chúng được thiết kế như một chiếc vòng cổ chó. Có nút bấm đóng mở rất tiện sử dụng, có thể điều chỉnh kích thước linh hoạt.
Nguyên lí hoạt động của vòng cổ chống sủa
Chúng hoạt động dựa trên những rung động âm thanh phát ra từ cổ chó khi chúng sủa. Một thiết bị dò được gắn tiếp xúc với vùng da ở cổ của thú cưng. Mỗi khi chó sủa, vòng cổ chó sẽ được cài đặt phát ra những kích thích điện nhẹ cho da và một âm thanh gây nhiễu. Mục đích chính là đánh lạc hướng của chú chó. Kích thích và âm thanh gây nhiễu có thể làm chú chó cảm thấy ngứa nhẹ hoặc hơi giật mình. Chúng sẽ mất tập trung và quên đi việc sủa vừa diễn ra.
Mức kích thích điện này có những mức điều chỉnh khác nhau. Tùy vào tính cách và cách cư xử của chú chó để điều chỉnh sao cho phù hợp. Tất nhiên là các mức phản xạ này đều ở mức an toàn cho thú cưng. Điều đặc biệt nữa là phần âm thanh gây nhiễu chỉ có thể cảm nhận được bởi chú chó đang đeo vòng cổ. Đối với những chú chó xung quanh hoặc với con người đều không thể cảm nhận được.
Lưu ý khi sử dụng vòng chống sủa cho chó
Vòng chống sủa cho chó có thể nhanh chóng huấn luyện thú cưng hiểu ra vấn đề của việc sủa. Có thể chỉ trong 2 – 3 ngày đầu bạn có thể ngăn chặn hành vi sủa của chúng. Thậm chí không cần tới sự trợ giúp của vòng cổ chống sủa. Tuy nhiên, với phụ kiện này chủ nhân cần hết sức lưu ý và thận trọng khi sử dụng. Nếu không biết sử dụng đúng cách rất có thể nó trẻ trở thành con dao hai lưỡi giết chết chú chó của bạn:
- Các nhà nghiên khuyên dùng sản phẩm này tối đa trong vòng 12h. Hoặc chỉ sử dụng khi cần thiết để ngăn chăn việc sủa của thú cưng. Trong trường hợp sử dụng quá lâu có thể gây ra những tổn thương cho vật nuôi
- Vòng cổ chống sủa có thể phù hợp với chú chó nhà bạn nhưng chưa chắc đã phù hợp với chú chó hàng xóm. Sử dụng chúng thật thông minh dựa trên kích thước, giống loài, tính cách của thú cưng
- Không nên sử dụng vòng cổ chống sủa với những chú chó quá hung dữ, ốm yếu, mang thai hoặc dưới 6 tháng tuổi
- Đây là phụ kiện chống nước. Tuy nhiên việc cho chú chó tắm dưới hồ, bể bơi khi đeo vòng cổ là không nên. Hãy tháo chúng ra trước khi làm điều đó
Với bất cứ món đồ nào cũng vậy, nếu bạn không biết cách sử dụng nó có thể trở thành mối nguy hiểm. Vòng cổ chống sủa cho chó Bark Stop Collar cũng tương tự như vậy. Nếu bạn thật sự mong muốn những điều tốt đẹp cho thú cưng của mình, hãy luôn thận trọng!
4.8/5 - (6 bình chọn)Từ khóa » Sủa Ra
-
Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Ra Sữa Non? | Vinmec
-
HIGHLIGHT A SỦA RA:) - YouTube
-
• Sáng Sủa Ra, Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh, Clear | Glosbe
-
Sữa Mẹ Vắt Ra Có Bị Mất Kháng Thể Không? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Tìm Hiểu Về Sữa Non, Sữa đầu Và Sữa Cuối Của Sữa Mẹ
-
Cách Bảo Quản Sữa Mẹ đúng Chuẩn Và Cách Rã đông Sữa An Toàn ...
-
Trà Sữa Khoai Môn - Chin - MilkTea & Macchiato
-
Mộc Châu Milk Và Vinamilk Chính Thức Ra Mắt Và Khởi động “Tổ Hợp ...
-
Công Văn 1737/BCT-QLCS 2022 Rà Soát Sửa đổi Bổ Sung Nghị định ...
-
Yêu Sài Gòn Từ Những Ly Trà Sữa - Tuổi Trẻ Online
-
Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Và Rã đông Thế Nào Tốt Nhất? - Bio-acimin
-
Cách Rã đông Sữa Mẹ Bạn Có Biết? - Vitamin Cho Bà Bầu
-
Trà Oolong Sữa WAO
-
DỊCH VỤ MỚI VỪA RA MẮT "DỊCH VỤ TẠO SỮA SAU SINH"
-
Hút Sữa Bằng Máy Không Ra: Những Sai Lầm Mẹ Cần Tránh | Mothercare
-
Sửa Nội Dung ô - Microsoft Support
-
Dịch Vụ Sửa Chữa Thiết Bị Kiểm Soát Ra Vào - Máy Chấm Công SmartID