Nguyên Nhân Khiến Trẻ Nhút Nhát Và Phương Pháp Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, xã hội luôn cần thế hệ trẻ tự tin, chủ động, dũng cảm…Tuy nhiên, một số trẻ lại tỏ ra khá nhút nhát rụt rè, thiếu tự tin…
Việc trẻ nhút nhát cũng có rất nhiều nguyên nhân. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân chính sau:
1. Bị ảnh hưởng từ cha mẹ:
Cha mẹ là tấm gương đầu tiên để trẻ “soi mình” vào trong đó. Nếu cha mẹ, có những biểu hiện tự ti, sống hướng nội, không giỏi giao tiếp… thì tự nhiên trẻ sẽ hình thành tính cách nhút nhát, giao tiếp kém.
2. Mối quan hệ gia đình:
Khi không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ gia đình, trẻ sẽ thiếu đi điểm dựa, thiếu nơi an toàn để chia sẻ những cảm xúc tiêu cực cũng như thiếu người bầu bạn để cùng vượt qua những nỗi sợ hãi, giải đáp những thắc mắc của bé.
Những đứa trẻ thiếu sự chăm sóc của gia đình giống như những ngôi nhà thiếu móng, dễ trở nên rụt rè, cảnh giác trước mọi thứ xung quanh.
3. Cha mẹ quá yêu chiều, bao bọc:
Trong cuộc sống cũng như trong học tập, cha mẹ đều lo cho trẻ hoàn toàn từ A – Z … Do nhận được quá nhiều sự bao bọc trong gia đình, khiến cho trẻ không có cơ hội được tự lập. Điều này khiến trẻ hình thành tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, từ đó thiếu kinh nghiệm sống. Trẻ trở lên nhút nhát, sợ hãi với mọi việc, không tự tin một chút nào nếu không có người lớn ở bên chỉ bảo.
4. Môi trường sống hạn hẹp, trẻ không có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với cộng đồng:
Có một thực tế là nhiều phụ huynh đã lạm dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy dỗ trẻ. Làm hạn chế sự giao lưu tương tác của trẻ với thế giới bên ngoài.
Khi chỉ được nuôi dưỡng và tiếp xúc với những người trong gia đình, ít giao tiếp với bạn bè xung quanh. Trẻ sẽ không học được cách kết bạn, đối phó với các tình huống và luôn cảm thấy sợ sệt mỗi khi được mang ra khỏi môi trường quen thuộc là ngôi nhà của bé.
5. Trẻ thường xuyên bị chê bai, chọc ghẹo hay bị kiểm trách:
Đôi khi người lớn trêu ghẹo trẻ nhỏ chỉ đơn giản là đùa vui, thế nhưng thực tế việc đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Bị chọc ghẹo, chê bai thường xuyên sẽ khiến trẻ cho rằng bản thân mình kém cỏi, thiếu tự tin và trở nên nhút nhát.
Những trẻ hay bị khiển trách, phê bình, thậm chí mỉa mai sẽ cảm thấy như mình luôn thất bại, mặc cảm, từ đó mất đi nhiệt tình trong việc học và trong cuộc sống.
Ngược lại, những trẻ được đánh giá cao bởi mọi người, chúng sẽ tự nhiên cảm thấy vui vẻ, muốn khẳng định mình hơn, cảm thấy tự hào và tự tin hơn. Vì vậy, khi trẻ tràn đầy tự tin muốn thể hiện bản thân trước mặt cha mẹ, hãy dành cho con những lời khen, lời động viên tốt nhất.
6. Trẻ “được” kỳ vọng quá nhiều so với khả năng:
Hiện nay, việc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái đã vô tình tạo cho trẻ cũng như bản thân các bậc phụ huynh một áp lực rất lớn. Điều này dẫn đến thái độ cáu gắt, mắng mỏ, thậm chí đánh trẻ khi thấy con làm trái ý bố mẹ. Trước thái độ tiêu cực của bố mẹ, trẻ luôn phải sống trong lo lắng, sợ làm sai vì thế thiếu chủ động và nhiệt tình trong mọi hoạt động.
Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra ngại ngần trong việc thể hiện tình yêu với con trước mặt người lạ, luôn cố tình chê con mình với mục đích cho bé cảm thấy bản thân cần cố gắng. Tuy nhiên, cách làm này chưa thật đúng đắn. Đứa trẻ có thể sẽ cảm thấy tự ti khi chưa bằng người khác và cha mẹ chúng dường như chưa hài lòng về chúng.
7. Trẻ sống trong một gia đình quá nghiêm khắc, thường xuyên sử dụng hình phạt nặng nề:
Sử dụng đòn roi, hay các hình phạt nặng với mong muốn con ngoan, nghe lời là một quan điểm giáo dục khá lỗi thời nhưng vẫn dễ dàng bắt gặp ở nhiều gia đình. Sử dụng roi vọt chính là cách thể hiện thiếu tôn trọng trẻ – thiếu tôn trọng ý kiến của trẻ, thiếu tôn trọng cơ thể trẻ và ảnh hưởng đến lòng tự tôn của bé.
Ngay trong chính gia đình mình mà bé thiếu đi sự tôn trọng như vậy thì làm sao bé có thể bảo vệ bản thân trước những xâm hại về thể xác, bạo hành về tinh thần khi trẻ ra ngoài xã hội? Đòn roi cũng sẽ khiến trẻ lúc nào cũng lo lắng, dẫn đến rụt rè, cảnh giác với mọi thứ xung quanh. Một đứa trẻ sống trong sợ hãi thì làm sao có thể tự tin?
8. Trẻ thường xuyên chứng kiến những mâu thuẫn của bố mẹ:
Bố mẹ cãi nhau, đánh nhau trước mặt trẻ là một điều cực kỳ tồi tệ. Đó sẽ là một vết thương khó liền trong tâm trí bé. Điều này không chỉ khiến trẻ có xu hướng sử dụng bạo lực với bạn bè khi có mâu thuẫn xảy ra mà còn có thể khiến trẻ luôn trong tâm trạng lo lắng, buồn bã vì chứng kiến những người thân yêu nhất của mình lại gây tổn thương cho nhau.
Gia đình luôn là nền tảng cho mọi sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi gia đình không hòa thuận, thường xuyên xảy ra chiến tranh, thì trẻ cũng không có được sự tự tin, vui vẻ để hòa nhập vào xã hội.
9. Yếu tố di truyền:
Ngoài những yếu tố kể trên thì yếu tố di truyền cũng góp phần quyết định đến việc hình thành tính nhút nhát của trẻ. Cấu trúc gen của trẻ có những yếu tố gây ra như tính nhút nhát được thừa hưởng từ bố hoặc từ mẹ.
Nhìn chung có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành tính nhút nhát, rụt rè ở trẻ. Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân để có thể khắc phục và tìm cách giúp đỡ con kịp thời.
Ba mẹ cũng có thể tạo điều kiện để con được giao lưu kết bạn, rèn luyện các tình huống và tăng cường khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp con tự tin và mạnh dạn chủ động hơn….
Khóa tăng cường khả năng giao tiếp giúp con mạnh dạn, tự tin hơn
Từ khóa » Hình Nhút Nhát
-
100+ Nhút Nhát & ảnh Thiên Nhiên Miễn Phí - Pixabay
-
"Nhút Nhát" - 243,479 Ảnh, Vector Và Hình Chụp Có Sẵn | Shutterstock
-
Courage The Cowardly Dog – Wikipedia Tiếng Việt
-
10-50 Hình Sticker Chú Chó Courage Nhút Nhát Decal(random Hình)
-
Sticker Courage Dog(chú Chó Nhút Nhát) Set 30-50 Cái ép Lụa Khác ...
-
Hoạt Hình Mèo Béo Nhút Nhát: Cây Hoa ăn Thịt - Tập 64 - YouTube
-
Nhút Nhát Có Thể Khiến Bạn Kém Hạnh Phúc? - BBC News Tiếng Việt
-
11 Phần Phim Có Thể Gây ám ảnh Khán Giả Nhí Trong Series Chú Chó ...
-
Tác Hại Của Sự Nhút Nhát Làm Cản Trở Mối Quan Hệ Xã Hội | Vinmec
-
Chú Chó Nhút Nhát Courage Phần 1
-
60 Chú Chó Nhút Nhát ý Tưởng | Hoạt Hình, Cartoon Network, Nghệ ...
-
Những Câu Chuyện Có Thật - Chú Chó Nhút Nhát Courage - Wattpad
-
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Nhút Nhát - TTN