Nguyên Nhân Làm Rò điện Và Cách Xử Lý Rò điện đơn Giản

trong quá trình sử dụng điện, bạn đã bao giờ cảm thấy tê tay, thậm chí khi chạm vào thiết bị bỗng lóe lên đốm sáng? Đây là dấu hiệu bị rò rỉ dòng điện, có thể gây cháy chập điện. Nguy hiểm hơn là có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người. Vậy Rò điện là gì? Sự cố rò điện xảy ra ở những thiết bị nào? Nguyên nhân và cách khắc phục rò điện đơn giản. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết nhé!

Table of Contents

Toggle
  • Rò điện là gì?
  • Sự cố rò điện ở các thiết bị điển hình là gì?
  • 3 Cách kiểm tra rò điện nhà
  • Nguyên nhân
  • Cách khắc phục sự cố rò điện
  • Cách xử lý rò điện an toàn

Rò điện là gì?

Rò điện là hiện tượng gì?

Rò rỉ điện chính là một hiện tượng vật lý khi dòng điện dư thừa được tạo ra trong quá trình sử dụng điện năng. Chúng làm tổn hao năng lượng rất lớn so với lượng điện năng mà chúng ta sử dụng thực.

rò điện là hiện tượng gì

Rò điện là hiện tượng gì?

Khi rò điện cường độ dòng điện tại vị trí rò là rất lớn chính vì thế rất dễ gây tai nạn khi chúng ta không phát kiệm ra sớm. Hay nói một cách đơn giản đó là dòng điện truyền ra ngoài vỏ thiết bị do dư thừa.

Dòng rò điện có ảnh hưởng như thế nào?

Những hiện tượng dòng rò điện xảy ra khá phổ biến trong hầu hết mọi thiết bị điện, hệ thống điện dân dụng hiện nay. Tuy nhiên tùy từng mức độ và cường độ dòng rò, mà nó có những ảnh hưởng nhất định đối với các thiết bị điện cũng như người sử dụng. Dưới đây là một số nghiên cứu đã được thống kê về mức độ ảnh hưởng của dòng rò rỉ điện đối với người sử dụng khi chạm phải, hãy theo dõi để biết được tác động của chúng nguy hiểm đến như thế nào:

ng,[mA] Tác hại đối với người
Điện xoay chiều AC,  f = (50 – 60)[Hz] Điện một chiều DC
0,6 – 1,5 Bắt đầu thấy tê Chưa có cảm giác
2 – 3 Tê tăng mạnh Chưa có cảm giác
5 – 7 Bắp thịt bắt đầu co Đau như bị kim đâm
8 – 10 Tay không rời vật có điện Nóng tăng dần
20 – 25 Tay không rời vật có điện, bắt đầu khó thở Bắp thịt co và rung
50 – 80 Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh Tay khó rời vật có điện, khó thở
90 – 100 Nếu kéo dài với t ≥ 3[s] tim ngừng đập Hô Hô hấp tê liệt

Sự cố rò điện ở các thiết bị điển hình là gì?

Trong gia đình, các thiết bị điện dễ phát sinh nguy cơ gây chập mạch, cháy nổ điện là. Bếp điện, bàn ủi điện, lò nướng điện, nồi cơm điện, máy sấy tóc, máy nước nóng, lẩu điện, ăng-ten ti-vi, amply, laptop sạc… Đây là nhóm thiết bị điện làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp có nguy cơ rò rỉ điện rất cao. Nguyên lý hoạt động của các thiết bị này đều là sử dụng dây điện trở đốt nóng. Nếu dây dẫn điện chất lượng kém, lớp bọc nhựa không đúng quy cách, tiêu chuẩn… sẽ nhanh lão hóa sau một thời gian sử dụng, dẫn đến giòn, mau đứt hoặc chảy, gây chập mạch, chạm… Nếu điện trở không đúng chất lượng, lắp ráp không đúng kỹ thuật sẽ dễ chạm vỏ gây rò rỉ điện, điện giật… Cụ thể:

Bình siêu tốc

Hiện nay, trên thị trường có loại bình nấu nước siêu tốc với nhiều cỡ dung tích khác nhau. Tính ưu việt của loại bình này là nhanh sôi (khoảng 3 phút), nhưng cũng chính vì đặc tính này mà công suất bình sẽ rất lớn. Do đó, khi sử dụng bình siêu tốc để nấu nước, việc quan trọng đầu tiên là ổ cắm điện phải tốt, chịu được dòng điện lớn. Phích cắm phải cắm chặt vào ổ cắm, tránh hiện tượng hồ quang điện, không an toàn.

Ăng-ten xoay

Ăng-ten xoay cũng là một thiết bị điện dễ gây điện giật do được lắp đặt ngoài trời (mưa, nắng, gió… ảnh hưởng đến chất lượng). Nếu bị rò rỉ điện, dễ gây ra chạm điện khi người sử dụng vô tình chạm đến. Nguy hiểm hơn, dòng điện sẽ truyền qua dây dẫn ăng-ten vào nhà, nhiều khi chỉ cần chạm đến ti-vi cũng thấy hiện tượng rò rỉ điện, nhất là vào mùa mưa.

Ngay như thiết bị vi tính sử dụng trong gia đình cũng có khả năng gây ra điện giật nếu các mạch điện lắp ráp không kín, chạm vỏ…như:

Laptop bị rò điện khi sạc

Laptop vỏ nhôm thường gây ra hiện tượng điện giật tê nhẹ. Khi điện thế của laptop càng cao, cường độ dòng điện đi qua cơ thể càng lớn. Và cảm giác bị giật càng mạnh. Đối với một chiếc laptop bình thường và sử dụng sạc chuẩn, điện thế chỉ vài Vôn. Do đó cường độ dòng điện chạy qua cơ thể thấp tới mức gần như bằng không. Và cũng không gây ra hiện tượng điện giật.

Laptop bị rò điện khi sạc

Laptop sử dụng sạc không chuẩn là nguyên nhân gây ra hiện tượng rò điện

Tuy nhiên trong các trường hợp sau thì điện thế của phần kim loại trên chiếc laptop có thể vượt qua ngưỡng an toàn và gây nguy hiểm đến người sử dụng:

Những chiếc sạc không đạt tiêu chuẩn này thường thiếu chất cách điện và chứa các linh kiện kém chất lượng. Hiện nay, thị trường sạc dởm, sạc lô đang tràn lan xâm nhập vào các công ty, cửa hàng bán linh kiện laptop. Những cục sạc được sản xuất ồ ạt, số lượng nhiều rất nhiều nhưng chất lượng thì lại không có. Những sạc này chúng ta dùng không những làm máy bị dò điện mà còn gây ra hư hại cho các linh kiện khác bởi dòng điện không ổn định trong cục sạc laptop lô này. Nên khi sử dụng sạc laptop, chúng ta phải lựa chọn cho mình chiếc sạc laptop chính hãng, sạc zin thì nguồn điện của nó luôn luôn ổn định và tốt cho laptop của chúng ta.

Amply rò điện ra loa kêu xẹt xẹt

Amply loa bị rò điện cũng là một trong những nguyên nhân khiến amply bị kêu loẹt xoẹt một bên hoặc cả 2 bên. Tình trạng này xuất hiện nhiều gây ra khó chịu và làm mất đi trải nghiệm âm thanh, thậm trí là hư hỏng thiết bị.

Amply rò điện ra loa kêu xẹt xẹt

Amply rò điện cũng là một trong những nguyên nhân gây ra loa kêu xẹt xẹt

Ngoài ra volume nó cũng là một trong các nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Tiếng loẹt xoẹt gây ra bởi các linh kiện sau: tụ bị rò rỉ, transistor/diode rỉ chân, chiết áp (volume-biến trở) mòn, mối hàn kém, chân linh kiện bị oxy hóa, không ăn chì,….

3 Cách kiểm tra rò điện nhà

1/ Bút rò điện

Bút thử điện âm tường thông minh là thiết bị lý tưởng để kiểm tra nhanh thiết bị có bị rò điện. Hoặc phích cắm trong nhà có điện hay không. Không cần phải tiếp xúc với dòng điện chỉ cần để đầu bút thử cách dòng điện từ 1-2 cm. Nếu có điện thiết bị sẽ phát ra đèn nhấp nháy nên độ an toàn rất cao.

2/ Kiểm tra rò điện bằng đồng hồ vạn năng

Rất nhiều các loại đồng hồ đo điện vạn năng có thể thực hiện chức năng đo dòng rò. Bạn có thể chọn một số model chuyên dụng như đồng hồ vạn năng Hioki DT4254… để thao tác dễ dàng và tiện lợi nhất. Trước khi bắt đầu đo dòng điện rò rỉ, hãy đảm bảo bạn đã nắm rõ kỹ thuật đo, thông số, ý nghĩa trên vạn năng kế.

Kiểm tra rò điện bằng đồng hồ vạn năng

Kiểm tra rò điện bằng đồng hồ vạn năng

+ Đầu tiên, hãy kết nối với đầu dò sau đó, để đồng hồ vạn năng ở chế độ dòng điện và chọn thang đo phù hợp.

+ Nếu không chắc chắn về phạm vi, tốt nhất là chọn dải đo cao nhất sau đó di chuyển dần xuống cho đến khi thấy phù hợp. Điều này sẽ giúp ngăn đồng khỏi tình trạng quá tải.

+ Hãy đưa đầu dò đến một điểm trên mạch sau đó, sau đó đọc kết quả hiển thị trên màn hình.

3/ Dùng ampe kìm

Dùng ampe kìm để đo dòng rò nhưng bạn phải có được sự hiểu biết nhất định. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đo được dòng rò ở mức điện năng thấp như Kyoritsu, Hioki.. Chính vì thế bạn có thể tham khảo cách sử dụng trước khi mua.

THAM KHẢO : CÁCH ĐO DÒNG ĐIỆN BẰNG AMPE KÌM ĐƠN GIẢN

Nguyên nhân

Nguồn điện bị rò có rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến là 4 nguyên nhân chính sau:

1/ Thiết bị điện bạn đang sử dụng đã quá cũ

Tuổi thọ của thiết bị càng cao thì nguy cơ rò rỉ điện càng lớn. Hãy hình dung một cỗ máy hoạt động nhiều năm sẽ dẫn đến hiện tượng hao mòn, hỏng hóc. Các thiết bị điện cũng vậy, làm việc liên tục trong một thời gian dài rất khó để tránh khỏi sự xuống cấp và oxy hóa. Thế nên, đến một thời gian nhất định tại các thiết bị điện sẽ xuất hiện dòng rò rỉ.

2/ Thiết bị điện bạn đặt quá sát tường, gần nơi ẩm ướt

Nếu bạn đặt thiết bị điện quá sát tường, gần nơi để nước, không khô thoáng làm cho thiết bị bị ẩm và dẫn đến hiện tượng rò rỉ mạnh hơn. Và theo thời gian tình trạng rò rỉ này sẽ càng nặng hơn, khi các dây điện bị ẩm, xuống cấp và dẫn đến rò dòng ra phía ngoài vỏ thiết bị.

3/ Lắp không đúng kỹ thuật

Trong quá trình lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện, các bộ phận, linh kiện của thiết bị bị tháo ra và lắp vào không đúng kĩ thuật, không đúng thứ tự… khiến kết cấu của sản phẩm bị thay đổi. Không theo thiết kế ban đầu của sản phẩm, hiện tượng dòng rò sẽ thường xảy ra tại các khớp nối, các vị trí bị thay đổi này.

4/ Do yếu tố bên ngoài tác động

Ngoài ra hiện tượng rò rỉ dòng điện cũng thể do các yếu tố bên ngoài tác động như côn trùng, chuột cắn làm hở dây điện, có thể là ở phía trong các thiết bị điện càng khiến bạn khó phát hiện và kiểm tra, dẫn đến hiện trượng rò dòng trở nên khó kiểm soát và xảy ra nhiều hơn.

nguyên nhân gây rò điện

Nguyên nhân gây rò điện

Cách khắc phục sự cố rò điện

– Trước tiên chúng ta hãy tránh xa vị trí rò rỉ điện ra, mang giày, dép vào để cách điện tránh dòng điện rò rỉ tiếp đất gây nguy hiểm.

– Không nên chạm tay vào thiết bị rò điện khi chưa sử dụng các dụng cụ bảo hộ như găng tay cao su, giày bảo hộ,…

– Ngắt nguồn điện tổng sau đó di chuyển hoặc tháo thiết bị đã rò điện ra khỏi hệ thống điện.

Với các sự cố cần đến dụng cụ, chuyên môn cao quý khách có thể gọi thợ chuyên sửa chữa điện nước tại nhà để hỗ trợ kịp thời.

Cách xử lý rò điện an toàn

1/ Thường xuyên dùng bút thử điện dò lên những chổ tường có dây điện đi ngầm. Nếu thấy bút điện đỏ ở đâu thì tiến hành ngắt nguồn điện và sửa chữa điện.

Cách xử lý rò điện an toàn

Thường xuyên dùng bút thử điện kiểm tra để kịp thời xử lý rò điện khi có dấu hiệu

2/  Đường dây điện ngầm bị cháy ảnh hưởng đến hệ thống điện trong nhà rò rỉ. Bạn có thể khắc phục bằng cách đi nổi, tuy nhiên không được thẩm mỹ cho ngôi nhà. Hoặc dóc tường ra sửa đường dây điện ngầm

3/ Khi lắp đặt nên chọn dây điện có 2 lớp cách điện tốt. Đảm bảo mắc đúng quy trình cho đường dây điện. Đường dây điện cần phải đặt trong ống nhựa bảo vệ. Ống nhựa phải đảm bảo cứng, chịu lực tốt và chống thấm nước.

4/ Không nên đặt ổ điện ở nơi có vị trí thấp vì khi mưa ẩm rất dễ rò rỉ điện,

5/ Để tránh tái diễn sự cố rò điện xảy ra trong gia đình. Điện nước Minh Hiếu khuyên bạn nên sử dụng thiết bị chống rò rỉ điện hoặc ổ cắm chống rò điện nhé.

Thiết bị chống rò rỉ điện

– Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều thiết bị chống rò rỉ dòng điện chính vì thế quý khách hãy cân nhắc và tham khảo các loại phù hợp với nhu cầu của gia đình để sử dụng.

THAM KHẢO: TOP 5 APTOMAT CHỐNG GIẬT PHỔ BIẾN NĂM 2020

– Lắp thiết bị chống rò rỉ điện là giải pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu khả năng mất điện và hạn chế tối đa tại nạn do điện gây nên.

– Quý khách có thể tham khảo các thiết bị điện phát hiện dòng rò như ELCB, RCCB, RCBO và chúng được bán rộng rãi tại các cửa hàng điện với giá cả phải chăng mà bất cứ gia đình nào cũng có khả năng lắp.

– Với hệ thống sử dụng nhiều thiết bị có công suất lớn thì phải chọn tham số chống rò phù hợp. Khi mua các đơn vị cung cấp sẽ tư vấn kỹ cho quý khách để chọn phù hợp theo từng nhu cầu.

Ổ cắm chống rò điện

Là 1 ổ điện có thiết kế đặc biệt có khả năng ngắt điện hoàn toàn trong tích tắc ( thời gian tính bằng mini giây) khi có bất thường. Điều này là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính mạng cho người sử dụng. Ổ chống giật thường được thiết kế cho những khu vực ẩm ướt, nhạy cảm và dễ xảy ra tai nạn về điện cho người dùng.

Ổ cắm chống rò điện

Ổ cắm điện âm tường chống rò điện

THAM KHẢO: CÁCH LẮP Ổ CẮM ĐIỆN ÂM TƯỜNG CHỐNG GIẬT

Đối với những tình trạng nặng hơn, hoặc các dấu hiệu rò rỉ vẫn kéo dài sau khi bạn đã xử lý. Bạn cần nhanh chóng gọi điện đến các dịch vụ sửa chữa điện uy tín như Minh Hiếu ngay nhé.

Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0987.026.338

xử lý máy lọc nước không ra nướcTuyền Vũ

Tôi là Vũ Tuyền – kỹ thuật viên điện nước. Với hơn 10 năm trong nghề làm điện nước dân dụng, sửa chữa các thiết bị điện – nước như máy bơm, bồn cầu, quạt, vòi tắm – vòi chậu rửa… và chuyên nhận lắp đặt mới điện nước tại khu vực Hà Nội. Tôi và đội ngũ thợ lành nghề của Minh Hiếu đã trực tiếp thực hiện lắp đặt – sửa chữa cho rất nhiều công trình, rất nhiều thiết bị bị hư hỏng. Các loại đường ống nước từ cũ đến hiện đại đều đã được thực thi trực tiếp nhiều lần. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm và cách làm hiệu quả nhất đến mọi người để có thể tự khắc phục những lỗi đơn giản. Giúp tiết kiệm chi phí hơn

Comments

comments

Từ khóa » điện Dung Rò Là Gì