Nguyên Nhân Làm Suy Giảm Chức Năng Gan - HEWEL

Suy giảm chức năng gan là một tình trạng nghiêm trọng nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân do đâu. Dấu hiệu suy giảm chức năng gan thường bị nhầm lẫn với các vấn đề gan khác, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên phức tạp. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

suy giảm chức năng gan

Suy giảm chức năng gan là gì?

Suy giảm chức năng gan là tình trạng gan bị tổn thương đến mức không thể phục hồi và hoạt động bình thường như trước. Khi chức năng gan suy giảm, sức đề kháng của cơ thể trước các bệnh lý sẽ giảm đi đáng kể.

Suy gan được chia thành hai loại:

  • Suy gan cấp tính: Là tình trạng chức năng gan suy giảm nhanh chóng, thậm chí ngừng hoạt động trong vài ngày hoặc vài tuần. Đặc biệt, đa số người bị suy gan cấp tính không có tiền sử hay các triệu chứng bất thường về gan trước đó.
  • Suy gan mãn tính: Là tình trạng gan chịu tổn thương kéo dài nhiều năm, dẫn đến việc gan không còn hoạt động bình thường. Suy gan mạn tính có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe, cần được quan tâm và theo dõi sát sao.

Nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan

Chức năng gan suy giảm có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

1. Uống nhiều bia rượu

Bia rượu có thể gây suy giảm chức năng gan nếu sử dụng quá mức. Sau khi rượu bia đi vào cơ thể chỉ có 10% lượng cồn được đào thải qua hơi thở, mồ hôi và nước tiểu, 90% còn lại sẽ đến thẳng gan để xử lý. Tuy nhiên, gan chỉ có khả năng xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều rượu bia, gan sẽ không thể xử lý hết, gây tổn thương và dẫn đến hội chứng suy giảm chức năng gan.

2. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Các thói quen không lành mạnh như thức khuya, ít vận động, hút thuốc lá, căng thẳng thường xuyên,… đều có thể gây tổn thương gan. Đây là một trong các tác nhân làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng gan.

3. Sử dụng thuốc không đúng cách

Sử dụng thuốc không đúng cách, dùng thuốc quá liều, tự ý kết hợp thuốc điều trị khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ, uống thuốc quá hạn… có thể gây tổn thương gan và dẫn tới suy giảm chức năng gan. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho gan, hãy luôn tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc và tránh tự ý thay đổi liều lượng hoặc cách sử dụng thuốc.

chức năng gan suy giảm

Sử dụng quá nhiều thuốc có thể gây quá tải cho gan

4. Thường xuyên sử dụng thực phẩm bẩn, thiếu an toàn

Tiêu thụ thực phẩm bẩn, chứa hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc trong thời gian dài sẽ gây hại cho gan. Các hóa chất như DEHA trong thực phẩm hoặc Tinopal trong các sản phẩm bún, phở có thể tích tụ trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến gan. Để ngăn ngừa suy giảm chức năng gan do tiêu thụ thực phẩm không an toàn, hãy chọn lựa thực phẩm chất lượng và đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm

5. Vấn đề tuổi tác

Tuổi tác cũng là một trong những tác nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng gan. Các tế bào gan sau nhiều năm hoạt động dần suy yếu, vì vậy gan ở người cao tuổi khó hồi phục hơn so với người trẻ. Điều này dẫn đến các vấn đề như khả năng giải độc kém, sức đề kháng suy giảm và một số vấn đề sức khỏe khác.(1)

Dấu hiệu suy giảm chức năng gan

Gan có khả năng tái tạo tốt, nên các dấu hiệu chức năng gan suy giảm ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, khi triệu chứng xuất hiện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Tuy nhiên, nếu chú ý cơ thể, người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiệu suy giảm chức năng gan sau:

1. Dấu hiệu ngoài da

Da bị mẩn ngứa, nổi mụn, kích ứng do gan không thể loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, vàng da, vàng mắt cũng là dấu hiệu suy giảm chức năng gan phổ biến, do sự tích tụ của bilirubin trong cơ thể không được loại bỏ, gây biến đổi màu sắc da và tròng trắng mắt. Bên cạnh đó, những người có chức năng gan suy giảm thường giảm lượng protein hỗ trợ quá trình đông máu (các yếu tố đông máu), dẫn đến dễ bị chảy máu và xuất hiện các vết bầm tím sau các va chạm nhẹ.

2. Rối loạn hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa bị rối loạn sẽ xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu và mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Người bệnh suy giảm chức năng gan cũng có thể bị tiêu chảy và đại tiện nhiều lần trong ngày.

3. Hơi thở có mùi

Khi chức năng gan suy giảm, gan không thể loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, dẫn đến hơi thở nặng mùi. Đồng thời, hệ tiêu hóa bị rối loạn tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng phát triển, khiến cho hơi thở có mùi.

4. Các dấu hiệu khác

Một số biểu hiện suy giảm chức năng gan khác có thể xuất hiện chẳng hạn như:

    • Buồn ngủ thường xuyên.
    • Thường xuyên mệt mỏi, uể oải, khó tập trung làm việc.
    • Xuất hiện quầng thâm dưới mắt
    • Xuất hiện các biểu hiện về tâm thần (não gan).
    • Căng bụng, chướng bụng.
    • Dễ bị chảy máu khi bị tổn thương, thậm chí là từ các vết thương nhỏ.

Các phương pháp chẩn đoán suy giảm chức năng gan

Hội chứng suy giảm chức năng gan có thể được chẩn đoán thông qua các kiểm tra và xét nghiệm xác định tình trạng, mức độ tổn thương của gan sau:

    • Chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng mà người bệnh trình bày và các biểu hiện bên ngoài để chẩn đoán lâm sàng.
    • Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm quan trọng để đánh giá hoạt động của gan. Thử nghiệm thời gian đông máu (Prothrombin Time – PT) sẽ được thực hiện để kiểm tra tốc độ đông máu. Bởi vì khi gan bị tổn thương, quá trình đông máu thường diễn ra chậm hơn bình thường. Đo bilirubin toàn phần trong máu cũng giúp xác định mức độ nặng của bệnh suy giảm chức năng gan. Nếu bilirubin toàn phần tăng cao, có thể tình trạng suy giảm chức năng gan đã nặng. Các xét nghiệm khác bao gồm đo enzym AST và ALT trong huyết thanh có thể cho thấy mức độ tổn thương của các tế bào gan.
    • Hình ảnh học: Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và MRI thường được thực hiện để kiểm tra tình trạng tổn thương gan và xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Các phương pháp này giúp bác sĩ xem xét các vấn đề trong gan một cách chi tiết hơn.
    • Kiểm tra mô gan: Đối với những trường hợp suy gan cấp tính nặng, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra mô gan thông qua việc thực hiện sinh thiết gan. Tuy nhiên, quá trình này cần được thực hiện cẩn thận do có nguy cơ chảy máu. Sinh thiết gan giúp xác định nguyên nhân gây tổn thương gan và đánh giá mức độ tổn thương.
hội chứng suy giảm chức năng gan

Siêu âm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý chính xác hơn thông qua kết quả hình ảnh

Suy giảm chức năng gan có gây nguy hiểm không?

Suy giảm chức năng gan là một bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi gan bị suy giảm chức năng sẽ không thể thực hiện các chức năng quan trọng như chuyển hóa, tổng hợp, thải độc, tạo mật và dự trữ chất dinh dưỡng. Suy gan có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Vì vậy, khi chức năng gan suy giảm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

    • Biến chứng phù não: Tình trạng dịch quá tải trong cơ thể tạo ra áp lực lớn trong não của người bệnh.
    • Rối loạn chảy máu: Suy gan làm giảm khả năng đông máu của cơ thể, gây chảy máu và rối loạn chảy máu, đặc biệt là chảy máu trong đường tiêu hóa.
    • Nhiễm trùng: Suy giảm chức năng gan gây gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp, máu và nước tiểu.
    • Suy thận: Suy gan có thể dẫn đến suy thận, đặc biệt là khi bệnh nhân đã từng sử dụng acetaminophen quá liều, gây hại cho gan và thận. Suy thận có thể dọa tính mạng của người bệnh nếu không được can thiệp điều trị đúng cách.

Vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nên suy giảm chức năng gan là một tình trạng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị suy giảm chức năng gan

Tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị suy giảm chức năng gan phù hợp như:

    • Điều trị bằng thuốc: Đối với các trường hợp nhẹ, khi gan chưa bị tổn thương nặng và chức năng gan chưa suy giảm quá mức, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để ngăn chặn các tác nhân gây suy gan và hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng gan.
    • Phẫu thuật: Trong trường hợp một phần của gan bị tổn thương, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật loại bỏ phần tổn thương đó nhằm ngăn chặn lây lan sang các vùng khác của gan. Gan có khả năng tự phục hồi, vì vậy phần gan tổn thương bị loại bỏ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.
    • Ghép gan: Khi gan bị tổn thương nặng, vùng tổn thương lớn, không còn khả năng phục hồi hoặc thực hiện các chức năng cần thiết, việc ghép gan trở thành lựa chọn duy nhất để đảm bảo sức khỏe tổng thể của người bệnh. Đây là một phương pháp phức tạp, nhưng có thể cứu sống và cải thiện đáng kể sức khỏe người bệnh.

Người bị suy giảm chức năng gan nên ăn gì?

Có nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe gan mà bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày để duy trì một lá gan khỏe mạnh. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm tốt cho người bị suy giảm chức năng gan:

1. Bưởi

Bưởi chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa naringenin và naringin, có tác dụng bảo vệ gan khỏi tổn thương do các gốc tự do. Naringenin giúp giảm lượng chất béo trong gan và tăng enzym để đốt cháy chất béo, ngăn ngừa mỡ tích tụ gây bệnh. Naringin có khả năng chống lại tác động tiêu cực của cồn lên gan. Các hoạt chất chống oxy hóa trong bưởi còn giúp làm giảm sự phát triển xơ gan.

2. Việt quất và nam việt quất

Trong việt quất và nam việt quất chứa anthocyanin, chất chống oxy hóa có lợi cho gan và giúp duy trì sức khỏe gan bền bỉ. Việc tiêu thụ thường xuyên việt quất và nam việt quất giúp giảm thiểu nguy cơ tổn thương gan.

3. Quả nho

Theo nhiều nghiên cứu, nho và nước ép nho mang lại nhiều lợi ích cho gan như ngăn ngừa tổn thương, giảm viêm nhiễm,… Đối với những người bị gan nhiễm mỡ, bổ sung nho và chiết xuất hạt nho thường xuyên có thể cải thiện chức năng gan đáng kể.

4. Các loại hạt

Các loại hạt được biết đến như một nguồn dưỡng chất lành mạnh cho sức khỏe con người nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin và chất xơ. Việc ăn hạt thường xuyên cũng giúp cải thiện men gan.

5. Các loại rau có màu xanh sẫm

Các loại rau xanh sẫm màu thường giàu vitamin và tốt cho sức khỏe. Các loại rau xanh sẫm như mầm brussels, bông cải xanh, rau bina,… giúp tăng hàm lượng enzym giải độc để bảo vệ gan khỏi tổn thương do các độc tố. Ngoài ra, bông cải xanh còn giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ và cải thiện men gan.

suy giảm chức năng gan ăn gì

Các loại rau lá màu xanh sẫm rất tốt cho gan

6. Dầu oliu

Dầu oliu là một loại chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe gan. Tiêu thụ dầu oliu thường xuyên, khoảng 6,5 ml mỗi ngày, giúp cải thiện men gan và làm giảm lượng chất béo trong gan. Ngoài ra, dầu oliu còn giúp tăng lưu lượng máu, mang lại lợi ích sức khỏe tổng thể.

7. Các loại cá giàu omega-3 và omega-6

Chất béo có trong các loại cá là chất béo có lợi cho gan. Đặc biệt, omega-3 là một loại chất béo lành mạnh có tác dụng giảm viêm nhiễm và hạn chế các nguy cơ gây bệnh tim mạch. Ngoài ra, chất béo omega-3 còn giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong gan, duy trì mức enzyme ổn định, cải thiện sức đề kháng và chống viêm hiệu quả.

Phương pháp phòng ngừa suy giảm chức năng gan

Để bảo vệ gan và ngăn ngừa suy giảm chức năng gan, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau đây:

1. Duy trì cân nặng lý tưởng

Duy trì cân nặng ở mức hợp lý không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thế mà còn giúp bảo vệ gan khỏi các vấn đề như xơ gan và viêm gan. Béo phì và thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), một dạng bệnh gan nguy hiểm. Hãy tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì một lối sống năng động để giữ cân nặng ở mức lý tưởng.

2. Chế độ ăn uống cân đối

Để duy trì sức khỏe gan và giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan, bạn cần ăn uống cân đối, đa dạng dưỡng chất; tránh tiêu thụ quá nhiều calo, chất béo bão hòa và các loại carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống thông thường. Thay vào đó, hãy ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt và hạn chế thịt đỏ.

3. Tập thể dục đều đặn

Vận động thường xuyên với cường độ hợp lý có thể giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh và tăng cường chức năng gan. Do đó, bạn nên xây dựng thói quen luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bộ môn bản thân yêu thích và phù hợp thể trạng như chạy bộ, bơi lội, yoga, đạp xe…

phòng ngừa chức năng gan suy giảm

Duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm

4. Tránh tiếp xúc với độc tố

Để bảo vệ gan khỏi tổn thương, bạn cần hạn chế tiếp xúc với các độc tố có thể gây hại cho tế bào gan. Đồng thời, đảm bảo môi trường làm việc và nơi sống của bạn luôn sạch sẽ và an toàn, đây cũng là cách giúp ngăn chặn các nguy cơ viêm gan, nhiễm độc gan.

5. Hạn chế hoặc không sử dụng rượu bia

Rượu bia là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương cho gan. Do đó, bạn cần hạn chế hoặc tốt hơn là không uống rượu bia để bảo vệ gan. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với những người có tiền sử bệnh lý gan hoặc nguy cơ mắc các bệnh về gan.

6. Rửa tay thường xuyên

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, quan trọng sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn để ngăn ngừa sự lây truyền của các bệnh viêm gan qua đường tiêu hóa.

7. Tuân thủ hướng dẫn về thuốc

Nếu bạn đang dùng thuốc kê đơn, hãy tuân thủ đúng hướng dẫn. Tránh lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc đúng cách trong khoảng thời gian quy định để không gây hại cho gan.

8. Tiêm phòng đầy đủ

Hiện nay, đã có các loại vacxin ngừa viêm gan A và viêm gan B. Tiêm phòng là một cách hiệu quả để đảm bảo gan của bạn được bảo vệ trước các tác nhân virus viêm gan này.

Ngoài những biện pháp phòng ngừa như trên, sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên cũng là một lựa chọn hữu ích để bảo vệ và cải thiện chức năng gan. Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Hewel chứa hai thành phần thiên nhiên là Wasabia và S. Marianum, đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ giải độc gan và tăng cường chức năng gan là một ví dụ điển hình.

hewel cải thiện chức năng gan

Hewel hỗ trợ cải thiện chức năng gan nhờ kết hợp các tinh chất S. Marianum và Wasabia Japonica

Nghiên cứu về khía cạnh sinh học phân tử đã xác nhận rằng việc kết hợp S. Marianum với Wasabia Japonica có thể giúp kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer trong gan và hạn chế sự hình thành các chất gây viêm. Đồng thời, sản phẩm này còn có khả năng cải thiện tình trạng tổn thương của tế bào gan, giúp làm giảm men gan, giảm viêm gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ và ngăn chặn quá trình xơ hóa gan hiệu quả.

Suy giảm chức năng gan là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe gan tốt hơn. Chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và duy trì một lối sống lành mạnh, bạn có thể giảm nguy cơ suy gan cũng như bảo vệ bản thân trước các loại bệnh nguy hiểm khác.

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Chức Năng Gan Suy Giảm