Nguyên Nhân Mất Mùi – Mũi điếc - Bệnh Viện đa Khoa Hà Nội

Chứng mất ngửi, điếc mũi là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh gặp rắc rối trong cuộc sống. 

Khứu giác là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiêu hóa khi ăn uống, giúp con người cảm nhận món ăn được ngon hơn. Khi cảm nhận của mũi đột nhiên kém đi sẽ xuất hiện những xáo trộn về khứu giác, dẫn đến chứng suy khứu giác (mất chức năng ngửi mùi và giảm sút chức năng hoạt động của khứu giác).Mất khứu giác khiến con người không thể cảm nhận được mùi của hương hoa, đồ ăn, thức uống… 

Ảnh: Mũi điếc gây cho người bệnh nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng mất mùi – mũi điếc 

Nguyên nhân có thể gây nên bởi các yếu tố hằng ngày như:

  • Hút thuốc – cụ thể là khoảng nửa tiếng sau khi hút một điếu thuốc. 
  • Dịch nhầy ở mũi – gây ra bởi nhiều loại bệnh tật như cảm lạnh, cảm cúm, sốt hay viêm xoang. 
  • Hiện tượng thích ứng – khi các tế bào khứu giác bị bão hòa với những phân tử mùi đặc trưng. 

Hoặc nguyên nhân có thể xuất phát từ những bệnh lý như: 

  • Bất thường cấu trúc mũi: Nhiều người bẩm sinh bị hẹp hốc mũi, dị dạng vách ngăn mũi, hay chấn thương chít hẹp hốc mũi, các phân tử mùi không tiếp cận được vùng chứa tế bào thần kinh thính giác, dẫn đến hiện tượng mũi không ngửi thấy mùi. 
  • Viêm mũi dị ứng: Tiếp xúc với các chất gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi nhà,… khiến niêm mạc mũi và cuốn mũi bị sưng bất thường, gây hiện tượng nghẹt mũi, mất ngửi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ho rát họng, ngứa mắt,… 
  • Viêm xoang: Dịch viêm gây bít tắc lỗ thông xoang, cản trở lưu thông không khí trong mũi, dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi, chảy dịch mũi vàng xanh, mũi bị điếc, đau nặng đầu, đau nhức tại xoang bị viêm, thở khò khè,… 
  • Tổn thương thần kinh: Chấn thương sọ não, tổn thương thần kinh ngoại biên, viêm thần kinh khứu giác,… khiến mất tín hiệu lên não, gây tình trạng mũi không ngửi được mùi vị gì. 
  • Các nguyên nhân khác: Cảm cúm, cảm lạnh, stress, tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh, sử dụng chất kích thích, biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường,… khiến mũi không ngửi được. 

Ảnh: Viêm xoang có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới vùng ngửi của mũi.

Để tránh mất khứu giác, mọi người cần lưu ý: 

– Đeo khẩu trang bảo vệ tránh khói, bụi, không khí lạnh… khi ra đường. 

– Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 3 lần/tuần để làm sạch niêm mạc mũi và đường hô hấp. 

– Chữa triệt để các bệnh về đường hô hấp: cảm, cúm, viêm đường hô hấp trên, viêm xoang…, tránh để lâu dài gây ra bệnh mãn tính. 

– Tự kiểm tra khứu giác (ngửi mùi từ các loại hoa, đồ ăn…) để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường của khứu giác và điều trị bệnh khi còn ở giai đoạn mới phát triển…

Thông thường, mất khứu giác do cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang thường tự khỏi sau vài ngày. Nếu điều này không xảy ra, hãy đi khám bác sĩ để họ có thể loại trừ các tình huống nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm

  1. Nguyên nhân mất thính lực và cách khắc phục 
  2. Mất ngủ: Nguyên nhân và hệ lụy khó lường
  3. Hội thảo Sỏi mật – Polyp túi mật và những biến chứng khó lường
  4. U xơ tử cung: Nguyên nhân và cách nhận biết 

Từ khóa » Không Ngửi Thấy Mùi Gì