Nguyên Nhân Máy Tính Bị Mất Tiếng Và Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Máy tính bị mất tiếng là một trong những lỗi phát sinh không mong muốn người dùng có thể gặp phải trong quá trình sử dụng. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Cùng HC tìm hiểu trong bài viết dưới đây
1. Nguyên nhân khiến laptop bị mất tiếng
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng laptop và máy tính bị mất tiếng nhưng đa số là do các nguyên nhân sau:
1.1. Laptop chưa kích hoạt Playback Devices
- Trong quá trình thao tác, có thể bạn ấn nhầm một câu lệnh nào đó tắt đi Playback Devices làm cho laptop, máy tính mất tiếng.
- Bạn kiểm tra bằng cách click chuột phải vào biểu tượng loa trên thanh Taskbar, chọn Playback Devices. Loa đã được kích hoạt sẽ có màu xanh.
1.2. Do xung đột phần mềm
- Trên máy tính các phần mềm đang chạy xung đột với nhau có thể là nguyên nhân gây tình trạng laptop, máy tính không nhận được loa.
1.3. Do lỗi phần cứng
Máy tính sau một thời gian dài sử dụng có thể bị hư hỏng một vài linh kiện dẫn đến tình trạng máy mất âm thanh.
1.4. Lỗi chủ quan như chưa bật loa, giắc cắm lỏng, âm lượng loa đang ở mức quá nhỏ
- Nếu laptop sử dụng loa ngoài mà loa bị mất tiếng có thể là do giắc cắm loa với máy tính bị lỏng, cắm lộn giắc.
- Một số trường hợp quên bật loa, loa đang ở mức âm lượng thấp cũng là một trong những nguyên nhân làm máy tính không có âm thanh.
2. Cách khắc phục laptop, máy tính bị mất tiếng
Sau đây là cách khắc phục loa laptop không nghe được theo từng nguyên nhân tương ứng.
2.1. Kiểm tra âm lượng
- Có đôi lúc bạn vô tình tắt âm thanh của máy bằng câu lệnh trên bàn phím mà bạn không nhận ra điều đó, vì vậy bạn nên kiểm tra âm lượng cả trên máy tính và loa ngoài để chắc chắn rằng loa được bật và mức âm lượng vừa đủ để loa phát ra âm thanh.
- Bạn nhấp chuột vào biểu tượng loa trên thanh Taskbar để kiểm tra. Âm thanh đã được bật khi biểu tượng loa màu xanh.
2.2. Kiểm tra âm lượng trên ứng dụng
- Hãy đảm bảo âm thanh trong chương trình đang chạy đang được bật, rất nhiều chương trình có điều khiển âm lượng riêng.
- Ví dụ: Trình phát DVD có điều khiển âm thanh riêng hoặc tăng âm lượng trong Youtube.
2.3. Khởi động lại Windows
- Sau khi đã kiểm tra âm lượng loa, âm lượng ứng dụng nhưng máy vẫn bị tắt tiếng, bạn hãy thử tắt máy khởi động lại.
- Khi khởi động lại máy sẽ thiết lập lại hệ thống đưa về trạng thái ban đầu, việc này có thể sửa lỗi mất tiếng do hệ điều hành, do xung đột phần mềm,...
2.4. Kiểm tra trình điều khiển âm thanh trên máy tính
- Bước 1: Để kiểm tra trình điều khiển âm thanh của máy, bạn nhấp chuột phải vào biểu tượng loa trên Taskbar. Trên bảng điều khiển hiện ra bạn chọn "Playback Devices".
- Bước 2: Tiếp theo chọn biểu tượng "loa" (Speakers) để thực hiện cách sửa máy tính bị mất tiếng.
- Bước 3: Nhấp vào "Properties".
- Bước 4: Ở cuối cửa sổ chọn "Use this Device (enable)" rồi nhấn "OK".
2.5. Kiểm tra cổng kết nối với loa hoặc tai nghe
- Như bạn có thể thấy, để âm thanh đi vào tai nghe hoặc loa ngoài bạn cần cắm giắc vào cổng Line-out. Mặt khác, nếu bạn không thể nghe thấy gì từ loa tích hợp trên máy thì có thể có cái gì đó bạn đã cắm vào cổng ra, nó sẽ tự động ngăn âm thanh phát qua loa máy tính thông thường. Vì vậy bạn hãy kiểm tra các cổng và đảm bảo mọi thứ được kết nối đúng.
>> Xem thêm: Nguyên nhân và sửa loa laptop bị rè cực nhanh khi máy bạn gặp một số vấn đề.
- Ngoài ra nếu bạn đang kết nối HDMI với màn hình có loa tích hợp thì âm thanh có thể biến mất vì thẻ video HDMI không phải là thiết bị âm thanh mặc định.
2.6. Sử dụng Microsoft FixIt Troubleshooters
- Microsoft có một vài giải pháp khắc phục sự cố FixIt dành cho các sự cố âm thanh trong Windows.
- Với Windows 7 bạn vào "Start" chọn "Control Panel" > chọn mục "Troubleshooting" > Trong mục "Hardware and Sound" chọn "Troubleshoot audio playback" > Trên cửa sổ mới hiện ra chọn [Next] để chạy chương trình sửa lỗi âm thanh.
2.7. Cập nhật BIOS
- Một số máy tính xách tay Sony và Toshiba cần "cập nhật BIOS" để âm thanh hoạt động. m thanh ngừng hoạt động khi bạn nâng cấp máy tính hoặc tải xuống một số bản cập nhật. Bạn cần truy cập trang web của nhà sản xuất máy tính và tải xuống BIOS mới nhất.
- Một điều khác bạn có thể làm là vào BIOS và đảm bảo rằng "card âm thanh đã được bật". Đôi khi thiết bị âm thanh bị vô hiệu hóa trong BIOS, do đó dù bạn làm gì trong Windows cũng không sửa được lỗi mất tiếng của máy tính.
2.8. Gỡ Sound Driver sau đó cài đặt lại
- Một điều nữa bạn có thể thử làm để máy tính bị mất tiếng máy tính là gỡ trình quản lý âm thanh Sound Driver sau đó cài đặt lại.
- Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn vào "Control Panel" chọn "Device Manager".
Bước 2: Nhấn vào "Sound, video and game controllers".
Bước 3: Nhấn chuột phải vào "High Definition Audio Device" chọn "Uninstall". Sau đó tắt máy và "khởi động lại", máy tính sẽ "tự động cài lại Sound device" là hoàn thành.
Với những thông tin trên, chúc bạn khắc phục tình trạng máy tính bị mất tiếng thành công. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Siêu thị điện máy HC
Từ khóa » Sửa Lỗi Mất âm Thanh Win 7
-
Các Cách Khắc Phục Lỗi Âm Thanh Trong Win 7 - Bác Sĩ Tin Học
-
Cách Khắc Phục Lỗi âm Thanh Trong Win 7 - Thủ Thuật
-
Bị Mất âm Thanh Trong Win 7 Trên Máy Tính Khắc Phục Như Thế Nào?
-
Cách Khắc Phục Lỗi âm Thanh Trong Win 7, 10 Nhanh Chóng Nhất
-
Cách Sửa Lỗi Mất âm Thanh Trên Win 7 đơn Giản Nhanh Nhất
-
Cách Khắc Phục Lỗi âm Thanh Win 7 - Thủ Thuật Phần Mềm
-
8 Bước Khắc Phục Sự Cố Mất âm Thanh Trong Windows
-
Lỗi âm Thanh Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi âm Thanh Trong Win 7 đơn Giản
-
Cách Sửa Lỗi Mất âm Thanh Trên Win 7 | Fixes Audio Loss On Windows 7
-
5 Cách Khắc Phục Lỗi âm Thanh Trong Win 7 Nhanh, Đơn Giản
-
Cách Khắc Phục Lỗi Máy Tính Bị Mất âm Thanh Trong Win 7 - HTTV
-
Tổng Hợp 9 Cách Khắc Phục Sự Cố Lỗi Mất âm Thanh ở Máy Tính
-
Sửa Laptop Bị Mất Tiếng Mất Âm Thanh Khắc Phục Trên Win 7 10
-
Sửa Lỗi Máy Tính Tự Nhiên Bị Mất âm Thanh, 99% Thành Công
-
Win 7 Không Có âm Thanh, Khắc Phục Ra Sao?
-
Top 3 Cách Khắc Phục Lỗi Mất âm Thanh Win 7 đơn Giản, Hiệu Quả
-
Cách Khắc Phục Lỗi Mất âm Thanh Trong Win 7 - IT PARK
-
Hướng Dẫn Sửa Lỗi Mất âm Thanh Trên Windows 10 - SaiGon Computer
-
Cách để Sửa Lỗi âm Thanh Máy Tính Windows - WikiHow