Nguyên Nhân Nào Gây Nên Sạt Lở đất?
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết mọi vụ sạt lở đất đều có nguyên nhân. Thông thường nhất là tác động của ngoại lực gây nên. Sức bền vật liệu liên kết với nhau trên mái dốc, trên đỉnh đồi bị phá vỡ do tác động của ngoại lực. Thường là tác động của trọng lực. Những vụ sạt lở đất thông thường nhất là do mưa lớn, nước làm phân rả tạm thời các mối liên kết của đất đá, rễ cây, thảm thực vật, hoặc nước ngầm, tuyết tan và động đất.
Sạt lở đất do mưa lớn tại miền trung Việt Nam
Hiện nay đa số các vụ sạt lở đất là do con người khai thác rừng quá mức. Xây dựng các công trình dân sinh dưới chân núi. Hoặc chặn dòng chảy làm thủy điện. Biến đổi khí hậu toàn cầu, bởi sự ấm lên, mực nước biển dâng. Băng tan ở Nam cực. Tất cả những hiện tượng trên góp phần vào những cơn bão nhiệt đới dữ dội hơn.
Lượng mưa cực đoan ở những vùng nhiệt đới, nhất là ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Với đặc trưng là khí hậu nóng ở vùng Biển phía Đông, dãy trường Sơn phía Tây. Miền Trung Việt Nam là một nơi mà hứng chịu hầu hết các cơn bão nhiệt đới hình thành tận ngoài khơi biển Philipin Thái Bình Dương. Vùng trũng ngiêng về phía đông, những cơn mưa với lưu lượng lớn làm cho vùng này luôn bị ngập lụt ở phía hạ lưu và lũ quét, sạt lở đất ở vùng trung du và núi cao.
Có nhiều yếu tố cấu thành nên các vụ sạt lở đất, trên đây bài viết đề cập tới 3 nguyên nhân chính, gồm: Địa chất, hình thái và hoạt động của con người.
Địa chất
Đây là đặc tính chính của vật liệu đất đá, nơi tạo nên địa tầng của hiện trạng như đồi núi, sườn dốc. Nơi mà đất hoặc đá có thể yếu đi hoặc bị đứt gãy do các tác động của thời tiết gây nên. Các địa tầng được cấu tạo bởi các tính chất của đất đá khác nhau và do đó chúng có từng độ cứng, sức bền của mỗi lớp khác nhau.
Hình thái
Sạt lở đất cũng liên quan đến hình thái, nơi chúng liên quan đến cấu trúc đất đá quyết định nên địa tầng của hiện trạng. Ví dụ như: Thảm thực vật bị mất đi do cháy rừng hoặc hạn hán, chặt phá rừng lấy đất canh tác, khai thác rừng bừa bãi, tạo nên đồi trọc. Nơi đó quyết định hình thái hiện trạng của địa tầng. Nếu tác động nhiều do mưa sẽ dễ bị lở đất hơn.
Thảm thực vật đặc trưng nhất là rừng nguyên sinh. Những cây cổ thụ lớn có thể bám rễ rất nhiều lớp, từng tầng riêng biệt nhau giữ đất tốt hơn trong những trường hợp biến động của thời tiết như mưa dữ dội. Hoặc giữ vững những địa tầng khi bị động đất cấp độ nhỏ.
Hoạt động của con người
Hoạt động của con người chủ yếu là do phá rừng phát triển nông nghiệp. Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng bên trên triền núi, triền dốc. Các công trình tưới tiêu cấp nước, tạo rảnh cho kênh mương v.v. làm suy yếu cấu trúc dưới chân của triền dốc, hình thành nên các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá.
Nguồn: Trích từ trang web https://www.vaidiakythuat.info/
Từ khóa » Nguyên Nhân Gây Sạt Lở đất
-
Xác định Hai Nguyên Nhân Cơ Bản Gây Sạt Lở đất
-
Nguyên Nhân Nào Gây Sạt Lở đất?
-
Tìm Nguyên Nhân Lũ Quét, Sạt Lở đất ở Miền Trung
-
Nguyên Nhân Nào Gây Sạt Lở đất? | Thực Tiễn
-
Mổ Xẻ Nguyên Nhân Sạt Lở ở Miền Trung - Báo Thanh Niên
-
Sạt Lở đất Là Gì ? Thực Trạng Và Tình Hình Sạt Lở đất ở Việt Nam.
-
Nguyên Nhân Các Vụ Sạt Lở đất Nghiêm Trọng Liên Tiếp Xảy Ra ở Miền ...
-
Nguyên Nhân Xói Lở, Sạt Lở Bờ Sông Hạ Lưu Khi Tháo Lũ ở Một Số Nhà ...
-
Nguyên Nhân Và Giải Pháp Giảm Thiểu Lũ Quét, Sạt Lở đất ở Khu Vực ...
-
[PDF] PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY SẠT LỞ BỜ SÔNG TRÊN ĐỊA ...
-
Chuyên Gia Lý Giải Tình Trạng Sạt Lở đồi Núi ở Miền Trung - VnExpress
-
Những Nguyên Nhân Nào Gây Ra Lũ Lụt Và Sạt Lở đất? - VnEconomy
-
Sạt Lở đất Do Mưa Lũ Hoặc Dòng Chảy
-
Thông Tin Chính Phủ - NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN TRƯỢT LỞ ...