Nguyên Nhân Nào Gây Ra Các Mảng đổi Màu | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân nào gây ra các mảng da đổi màu?
Các mảng da đổi màu có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Vết bớt bẩm sinh;
- Rối loạn sắc tố da;
- Phát ban da;
- Nhiễm trùng da;
- Ung thư da;
- Các tình trạng bệnh lý khác.
Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ mỗi loại ở bên dưới.
Vết bớt bẩm sinh
Vết bớt là những mảng da đổi màu mà cơ thể có khi mới sinh ra. Một số loại vết bớt mờ dần theo thời gian, trong khi một số loại khác có thể tồn tại vĩnh viễn. Các vết bớt có thể là bớt mạch máu hoặc vết bớt sắc tố. Vết bớt mạch máu có màu đỏ và chúng xuất hiện do các bất thường mạch máu trên da.
Các loại vết bớt mạch máu bao gồm:
- U máu dâu tây. Còn được gọi là u máu, đây là một loại vết bớt mạch máu phổ biến. Nó xuất hiện dưới dạng một mảng đỏ và phổ biến nhất trên mặt, da đầu, ngực và lưng. U máu dâu tây thường không cần điều trị.
- Bớt cá hồi. Còn được gọi là bớt đơn giản, mảng da phẳng màu đỏ hoặc hồng này thường xuất hiện trên cổ hoặc trán. Có đến 40% trẻ sinh ra có loại bớt này.
- Bớt rượu vang đỏ. Đây là một vết bớt màu đỏ hoặc tím phẳng khá dễ thấy. Một số vết bớt rượu vang có thể cần được can thiệp, có thể bao gồm điều trị bằng laser hoặc che lấp bằng mỹ phẩm.
Các vết bớt sắc tố thường có màu trắng, nâu, xanh hoặc xám. Chúng là do các bất thường liên quan melanin trong da.
Các loại bớt sắc tố bao gồm:
- Bớt Mông Cổ: Đây là những mảng màu xanh hoặc xám có thể có ở lưng và mông khi mới sinh. Những em bé có làn da sẫm màu thường có nhiều vết bớt này hơn. Các vết bớt Mông Cổ thường mờ dần khi trẻ lớn lên.
- Nốt ruồi: Đây là những đốm đen hoặc nâu thường vô hại. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ nếu nốt ruồi thay đổi hình dạng, kích thước, kết cấu.
- Bớt café sữa: Chúng xuất hiện dưới dạng các mảng da màu nâu nhạt trên da sáng hoặc các mảng màu cà phê đen trên da sẫm màu. Các đốm café sữa này thường có hình bầu dục và có thể mờ dần khi trẻ lớn lên.
Rối loạn sắc tố da
Nếu cơ thể có các mảng da sáng màu hơn hoặc tối màu hơn, điều này có thể là dấu hiệu của rối loạn sắc tố da. Loại rối loạn sắc tố da bao gồm:
Nám da: Đây là một tình trạng da phổ biến thường ảnh hưởng đến da mặt và gây ra các mảng màu nâu. Nó ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các tác nhân gây nám da có thể bao gồm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thay đổi nội tiết tố.
Bệnh bạch biến: Bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Nó khiến các tế bào sản xuất melanin (được gọi là hắc tố bào) ngừng hoạt động bình thường, dẫn đến các mảng da sáng hơn. Đôi khi, nó cũng sẽ thay đổi màu tóc của một người. Nguyên nhân chính xác của bệnh bạch biến vẫn chưa được biết rõ, nhưng một vấn đề với hệ thống miễn dịch có thể là nguyên nhân.
Tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm: Đây là hiện tượng tăng hoặc giảm sắc tố da tạm thời sau tổn thương da, chẳng hạn như vết phồng rộp hoặc bỏng.
Bệnh bạch tạng: Những người bị bệnh bạch tạng không sản xuất đủ melanin. Điều này dẫn đến da, tóc hoặc mắt có ít hoặc không có sắc tố. Bệnh bạch tạng là bệnh di truyền, có nghĩa là một người thừa hưởng gen lỗi từ một hoặc cả cha và mẹ của họ.
Phát ban da
Một số loại phát ban cũng có thể gây ra các mảng da đổi màu. Bao gồm:
- Bệnh trứng cá đỏ: Đây là một tình trạng da mãn tính có thể gây ra các mảng đỏ da và các tổn thương cỏ mủ. Nó thường ảnh hưởng đến trán, má và mũi.
- Bệnh vẩy nến. Đây là một tình trạng da gây ra các mảng da đỏ bạc, đóng vảy và bong tróc, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Các bác sĩ tin rằng bệnh vẩy nến có thể do rối loạn hệ thống miễn dịch.
- Viêm da tiếp xúc: Phát ban này xảy ra khi da phản ứng với chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng.
- Bệnh chàm: Còn được gọi là viêm da cơ địa, tình trạng này có thể gây ra các mảng da đỏ, ngứa, khô và nứt nẻ. Những mảng này đôi khi có thể rỉ ra và sau đó tạo thành lớp vảy. Nguyên nhân của bệnh chàm không rõ ràng, nhưng nó có thể xảy ra trong gia đình và phổ biến hơn ở những người bị hen suyễn, sốt cỏ khô và các bệnh dị ứng khác.
Nhiễm trùng da
Một số bệnh nhiễm trùng da cũng có thể gây đổi màu da, chẳng hạn như:
- Bệnh lang ben: Đây là một bệnh nhiễm trùng da do nấm có thể khiến các mảng da trở nên sáng hơn hoặc sẫm màu hơn. Các mảng da này thường phát triển chậm và đôi khi có thể dính với nhau để tạo thành những mảng lớn hơn. Bệnh lang ben có xu hướng ảnh hưởng đến thân, cổ và cánh tay.
- Bệnh hắc lào: Đây là một bệnh nhiễm trùng da do nấm gây ra các mảng da màu đỏ hoặc hình nhẫn. Các mảng này có thể có vảy, khô hoặc ngứa. Hắc lào có thể xuất hiện trên hầu hết các bộ phận của cơ thể, bao gồm da đầu, bẹn, bàn chân, bàn tay và móng tay.
- Nhiễm nấm Candida ở da: Đây là một bệnh nhiễm trùng da do nấm gây ra các mảng da đỏ và ngứa. Nó thường xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp, chẳng hạn như nách và bẹn.
Ung thư da
- Dày sừng quang hóa. Đây là những mảng da khô, có vảy, mảng da tiền ung thư. Nếu không điều trị, chúng có thể tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy.
- Ung thư biểu mô tế bào đáy. Đây là những mảng da hoặc vết sưng tấy màu hồng giống như ngọc trai, màu thịt. Ung thư biểu mô tế bào đáy là dạng ung thư da phổ biến nhất.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy. Đây là những vết sưng đỏ, vết loét hoặc các mảng có vảy, có thể lành và sau đó sẽ loét lại. Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư da phổ biến thứ hai.
- U hắc tố. Ung thư này có thể phát triển trong các nốt ruồi đã có từ trước hoặc xuất hiện dưới dạng các đốm đen mới. U hắc tố là dạng ung thư da nghiêm trọng nhất và việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Các tình trạng bệnh lý khác
Một số tình trạng bệnh lý, bao gồm các bệnh dưới đây có thể gây ra các mảng da đổi màu:
- Hội chứng xanh tím da. Không đủ oxy trong máu có thể khiến da và môi có màu xanh hoặc tím. Tím tái xuất hiện đột ngột có thể là dấu hiệu của vấn đề về tim, phổi hoặc đường thở. Đây là một tình trạng y khoa khẩn cấp và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
- Lupus. Lupus là một bệnh lý tự miễn dịch phức tạp có thể gây ra phát ban hình cánh bướm trên má.
Bệnh tiểu đường không được chẩn đoán hoặc không được điều trị cũng có thể gây ra những thay đổi trên da, chẳng hạn như:
- Các mảng da màu vàng, hơi đỏ hoặc nâu
- Những mảng da tối, mịn.
- Các mảng da dày và cứng.
- Phồng rộp da.
- Ngứa da cẳng chân.
Những nguyên nhân khác:
Nếu các mảng da đổi màu xuất hiện đột ngột và sau đó biến mất, có thể giải thích một cách đơn giản; nguyên nhân của các mảng hoặc vết đỏ da tạm thời bao gồm:
- Đỏ mặt;
- Tập thể dục;
- Cháy nắng.
Nguyên nhân của các mảng da tái nhạt tạm thời bao gồm:
- Mất nước;
- Buồn nôn;
- Đường huyết thấp;
- Thời tiết lạnh.
Khi nào cần đi khám bác sĩ:
Nếu một mảng da đổi màu mới xuất hiện và không biến mất, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ. Việc đi khám cũng rất quan trọng nếu nốt ruồi thay đổi kích thước, hình dạng hoặc kết cấu của nó.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán các mảng da đổi màu, bác sĩ có thể hỏi người bệnh về:
- Tình trạng bệnh lý hiện tại.
- Vùng da đổi màu xuất hiện khi nào và diễn tiến ra sao?
- Liệu mảng da đổi màu có thay đổi kể từ lần đầu xuất hiện hay không
- Bất kỳ triệu chứng liên quan
Bác sĩ có thể kiểm tra vùng da bị ảnh hưởng dưới đèn. Đôi lúc cũng có thể cần thực hiện các xét nghiệm khác, ví dụ như xét nghiệm máu và sinh thiết da. Sinh thiết da là việc bác sĩ lấy một mẫu da nhỏ và kiểm tra nó dưới kính hiển vi.
Điều trị
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu bệnh nhân có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ sẽ đề nghị liệu trình điều trị tốt nhất cho tình trạng đó. Điều trị tình trạng bệnh lý nền thường có thể giải quyết mọi vấn đề về da liên quan.
Nếu nguyên nhân cơ bản là ung thư da, điều quan trọng là phải điều trị càng sớm càng tốt.
Các vết bớt và rối loạn sắc tố da thường không cần điều trị. Tuy nhiên, một số người có thể muốn điều trị vì lý do thẩm mỹ. Các lựa chọn điều trị bao gồm điều trị bằng laser, lột da bằng hóa chất và kem bôi.
Nước chanh hoặc dầu thầu dầu cũng có thể giúp giảm sự xuất hiện của các mảng da đổi màu. Ngoài ra, mọi người có thể dùng phấn trang điểm để che đi vùng da bị ảnh hưởng.
Ngăn ngừa
Không thể ngăn ngừa tất cả các nguyên nhân gây ra các mảng da đổi màu. Tuy nhiên, chống nắng có thể làm giảm nguy cơ bị nám, cháy nắng và ung thư da. Mọi người có thể tự bảo vệ mình khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách:
- Sử dụng kem chống nắng.
- Tránh nắng giữa trưa.
- Che nắng bằng quần áo rộng.
Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phươngcó kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thông tin liên hệ
- Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh
- Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
- Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương
Từ khóa » Da Sẫm Màu
-
Nguyên Nhân Khiến Da Sạm Màu Và Cách Làm Trắng Da Mặt Cấp Tốc
-
Da Xỉn Màu, Thiếu Sức Sống: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Vinmec
-
Da Bị Sạm Màu | Tổng Quan Về Chức Tăng Sắc Tố Da
-
Da Xỉn Màu, Sạm đen: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Hello Bacsi
-
8 Lý Do Vùng Cổ Bị Sẫm Màu Và Cách Khắc Phục
-
Sạm Da Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành Và Cách Điều Trị Hiệu ...
-
Nguyên Nhân Gây Sạm Da Và Giải Pháp Khắc Phục
-
Nguyên Nhân Da Xỉn Màu Thiếu Sức Sống Và Cách Khắc Phục
-
Khắc Phục Da Xỉn Màu Hiệu Quả - Điện Máy XANH
-
7 Nguyên Nhân Trực Tiếp Khiến Làn Da Xỉn Màu Thiếu Sức Sống
-
7 Nguyên Nhân Khiến Da Xỉn Màu, Thiếu Sức Sống
-
Sạm Da Và 6 Thắc Mắc Thường Gặp Về Da Sạm đen
-
Phân Biệt Tất Tần Tật Những đốm Sẫm Màu Trên Da | EVASHOP.COM.VN