NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA TÌNH TRẠNG LOÉT Ở MŨI | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Các vết loét trông như thế nào và cảm giác ra sao?
Các vết loét có thể phát triển ở lớp da trong mũi và nếu một người có thể nhìn thấy, chúng giống như mụn nhỏ hoặc vảy; có thể có màu đỏ, trắng hoặc vàng.
Bất kỳ yếu tố nào làm tổn thương hoặc kích ứng da bên trong mũi, cũng có thể gây ra những vết loét này. Mặc dù gây đau đớn hoặc khó chịu nhưng chúng thường không phải là vấn đề đáng lo ngại.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một vết loét bên trong mũi có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Nguyên nhân gây ra các vết loét mũi
Dưới đây, hãy tìm hiểu về các vấn đề nhỏ và các nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến lở loét ở mũi - và các triệu chứng khác cần lưu ý.
Chấn thương mũi
Các vết loét trong mũi thường là do phản ứng của cơ thể với tổn thương - chẳng hạn như vết xước bên trong mũi - đặc biệt nếu bị nhiễm trùng. Ngoáy mũi có thể gây kích ứng hoặc làm rách da, dẫn đến lở loét, và hít thuốc qua mũi cũng có thể có phản ứng tương tự. Các vết loét và vảy ở mũi cũng có thể phát triển do các chấn thương nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bị ngã hoặc bị đánh vào mặt.
Khi vết loét mũi xuất phát từ chấn thương, có thể bị đau và sưng ở quanh khu vực này.
Nhiễm trùng
Các bệnh nhiễm trùng khác có thể gây lở loét bên trong mũi trong số đó có bệnh viêm tiền đình mũi, một bệnh nhiễm trùng phổ biến do vi khuẩn.
Việc ngoáy mũi, nhổ lông mũi hoặc xì mũi quá mức hay xỏ khuyên mũi cũng có thể khiến cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn gây viêm tiền đình mũi. Các triệu chứng có thể bao gồm đau, sưng và nhạy đau ở khu vực này.
Ngoài ra, vi khuẩn lao (TB) nhiễm trùng có thể tạo thành vết loét bên trong mũi. Vi khuẩn gây bệnh lao có thể lây lan qua không khí. Một số người bị nhiễm trùng không có triệu chứng, trong khi những người khác thì có triệu chứng:
- Ho dai dẳng kéo dài 3 tuần hoặc lâu hơn
- Đau ngực
- Ho ra máu hoặc đờm từ đường hô hấp dưới.
- Mệt mỏi
- Chán ăn
- Ớn lạnh, đôi khi kèm theo sốt
- Đổ mồ hôi đêm.
Có thể bạn quan tâm: Khi nào nên đi xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao?
Lupus
Lupus là một tình trạng tự miễn dịch gây viêm và đau. Một số người thỉnh thoảng bị lở loét trong miệng và mũi tái đi tái lại nhiều lần. Người mắc bệnh lupus đều trải qua các triệu chứng khác nhau và chúng có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Cực kỳ mệt mỏi
- Đau, sưng khớp
- Sưng tấy bàn tay hoặc bàn chân.
- Sưng quanh mắt
- Đau đầu
- Đau ngực
- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
- Nhạy cảm với ánh sáng huỳnh quang
Viêm mạch máu
Viêm mạch máu là một thuật ngữ chỉ tình trạng viêm trong các mạch máu gây cản trở máu vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng một cách hiệu quả và nó có thể ảnh hưởng trong bất kỳ mạch máu nào của cơ thể. Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của các mạch máu bị viêm, nhưng khi những mạch máu ở mặt bị ảnh hưởng, viêm mạch có thể gây ra các vết loét hình thành trong mũi hoặc miệng. Bệnh nhân có thể có các biểu hiện:
- Đau cơ
- Đau khớp
- Sốt
- Chán ăn và sụt cân
- Đau đầu
- Mệt mỏi
Ung thư
Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng lở loét bên trong mũi không khỏi bắt nguồn từ ung thư xoang cạnh mũi và ung thư khoang mũi. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Nghẹt mũi kéo dài
- Chảy nước mũi dai dẳng
- Nhiễm trùng xoang tái đi tái lại hoặc không thuyên giảm
- Đau đầu
- Đau xoang
- Đau mặt, mắt hoặc tai
- Sưng mặt
- Chảy nước mắt
- Mất thị lực
- Đau răng hoặc tê
- Mất răng
Điều trị
Cách tiếp cận phù hợp phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vết loét. Các vết loét và vảy không bị nhiễm trùng thường tự khỏi sau vài ngày. Điều quan trọng là không được gãi hoặc cào vào vết loét trong khi chúng đang lành.
Bác sĩ thường cần phải điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn bằng kháng sinh. Đối với bệnh lao có thể gây tử vong nếu không điều trị, vì vậy bác sĩ thường chỉ định dùng kết hợp nhiều loại thuốc trong khoảng 6-9 tháng.
Lupus là một tình trạng mãn tính không có thuốc chữa dứt điểm. Các triệu chứng có xu hướng xuất hiện và biến mất theo thời gian và việc điều trị bằng cách dùng các loại thuốc như steroid và thuốc ức chế miễn dịch để kiểm soát các triệu chứng.
Nếu ung thư xoang cạnh mũi và ung thư khoang mũi gây ra vết loét, kế hoạch điều trị thường bao gồm kết hợp hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.
Giảm triệu chứng
Các vết loét ở mũi thường tự khỏi hoặc chỉ cần điều trị tối thiểu. Trong thời gian chờ đợi, những cách sau có thể giúp giảm bớt sự khó chịu:
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
- Áp dụng các sản phẩm làm dịu, chẳng hạn như sáp dầu khoáng.
- Tránh kích ứng thêm, chẳng hạn như ngoáy hoặc chà xát quanh khu vực vết thương.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Nếu vết loét ở mũi kéo dài hơn một vài ngày, bạn có thể cần phải quan tâm hơn đối với tình trạng trên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu có các dấu hiệu nguy hiểm khác đi kèm, chẳng hạn như bất kỳ triệu chứng nào của bệnh lao, lupus hoặc ung thư.
Xem thêm: Chảy máu cam thường xuyên & những điều cần biết
Có thể bạn quan tâm: Đốm đỏ ở mũi - Nguyên nhân và giải pháp
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Chó Bị Lở Mũi
-
Bệnh Da Liễu Trên Mũi Của Chó - Trùm Boss
-
Bệnh Da Liễu Trên Mũi ở Chó
-
Chó Bị Ghẻ Mủ - Nguyên Nhân Và 5 Cách Chữa Ghẻ Mủ Tốt Nhất Hiện ...
-
4 Bệnh Về Mũi Thường Gặp ở Chó Và Cách điều Trị - Dogtionary
-
Mũi Chó Bị Khô Hoặc ướt Biểu Hiện Sức Khỏe Thế Nào? - Pet Mart
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Chứng Chó Bị Nổi Mụn Mủ - Pet Mart
-
Cách điều Trị Bệnh Viêm Da ở Chó Hiệu Quả Nhất
-
CÁC CĂN BỆNH DA LIỄU HAY GẶP Ở CHÓ - Hachiko Petshop
-
Top 14 Chó Bị Lở Mũi
-
GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỚI BỆNH VIÊM DA Ở CHÓ - Thông Tin Kỹ Thuật
-
Chó Bị Sổ Mũi: Tuy đơn Giản Nhưng Báo Hiệu Bệnh Lý Hô Hấp
-
KHI CÚN BỐC MÙI - Bệnh Viện Thú Y Petcare
-
Nguyên Nhân Chó Bị Loét Da, Loét Da Có Mủ Và Cách Trị Bệnh