Nguyên Nhân Nôn Ra Máu: Biết để Chữa Kịp Thời! - Hello Bacsi

Nôn ra máu (ói ra máu) thuộc tình trạng bệnh lý không thường gặp nhưng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ sức khỏe, thậm chí là những nguyên nhân gây tử vong cao. Vậy nôn ra máu là bệnh gì? 

Nôn ra máu là hiện tượng thải ra một lượng máu nhất định. Tuy nhiên, lượng máu có thể thay đổi khá nhiều. Tình trạng này khiến không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giải thích nguyên nhân nôn ra máu và bạn nên làm gì khi bị nôn ra máu.

Nguyên nhân nôn ra máu

Khi nôn ra máu, đường tiêu hóa của bạn đang biểu hiện tình trạng bị tổn thương và dẫn đến chảy máu ở thực quản, dạ dày hay tá tràng (phần đầu của ruột non). Máu được ói ra có thể có màu đỏ tươi, nâu sẫm hoặc thậm chí là màu đen. Song song với ói ra máu, bệnh nhân thường kèm theo đi cầu ra máu.

Dưới đây là một vài nguyên nhân nôn ra máu thường gặp để giúp bạn hình dung rõ hơn. Tuy nhiên, bạn không nên tự chẩn đoán cho bản thân mà cần phải khám mới xác định chính xác được nguyên nhân.

1. Loét dạ dày hay viêm dạ dày mức độ nặng

Nếu nôn ra máu đồng thời kèm theo cảm giác nóng rát hay cồn cào ở bụng, nhất là vùng bụng trên rốn, bạn có thể bị viêm loét dạ dày nghiêm trọng. Chảy máu xảy ra khi vết loét hay hiện tượng viêm gây tổn thương mạch máu nằm dưới.

nguyên nhân nôn ra máu

2. Búi giãn tĩnh mạch thực quản

Giãn tĩnh mạch thực quản là hiện tượng tĩnh mạch trong thực quản bị căng và ứ máu. Khi căng giãn quá mức, tĩnh mạch sẽ vỡ ra và gây chảy máu, nhưng lại thường không gây đau đớn gì.

Nguyên nhân thường gặp của hiện tượng trên có thể kể đến bệnh xơ gan. Bạn cần nhập viện ngay nếu đã biết mình mắc bệnh.

3. Rách thực quản là nguyên nhân nôn ra máu

Khi nhịn ăn lâu ngày, niêm mạc trong thực quản có thể bị tổn thương, rách và gây chảy máu cũng là nguyên nhân khiến bạn ói ra máu.

4. Nuốt phải máu

Đôi khi bạn sẽ vô tình nuốt phải máu từ việc chảy máu mũi nghiêm trọng hoặc thậm chí nhận thấy phân xuất hiện có máu đen.

5. Trào ngược dạ dày thực quản mức độ nặng

Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra tổn thương đến niêm mạc thực quản và dẫn đến chảy máu.

Nguyên nhân nôn ra máu ít phổ biến hơn

Nôn ra máu có đến từ một vài nguyên nhân ít phổ biến hơn như:

  • Uống phải độc chất như asen hay axit khác
  • Bệnh về máu, ví dụ giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu, bệnh hemophilia (máu khó đông) hay thiếu máu
  • Ung thư dạ dày hoặc ung thư thực quản, ung thư có thể xảy ra ở những người lớn hơn 55 tuổi, sụt cân. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá thấp.

Nên khám bác sĩ khi nôn ra máu

khám bác sĩ để xác định nguyên nhân nôn ra máu

Trừ khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh và được bác sĩ chẩn đoán là do nuốt phải máu chảy từ mũi xuống, còn nếu bạn không chắc chắn gì về tình trạng của mình, hãy đi bệnh viện ngay nhé.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm như xét nghiệm máu và nội soi dạ dày thực quản (ERD) để xác định nguyên nhân. Khi nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ, mềm có đèn kèm theo camera để quan sát trong đường tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện chụp X quang, MRI nếu cần để quan sát hình ảnh bên trong cơ thể, xác định nguyên nhân nôn ra máu có thể đến từ cơ quan khác.

Với các nguyên nhân nôn ra máu kể trên, có thể đây chỉ là tình trạng lành tính nhưng cũng đại diện cho tình huống ngược lại. Nếu lượng máu nhiều và nôn ra máu đỏ tươi, bạn có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Một số trường hợp nôn ra máu quá nhiều, bác sĩ và nhân viên y tế cần tiếp hành cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách:

  • Truyền máu tùy theo lượng máu bị mất đi và khả năng cầm máu của bệnh nhân hoặc một số bệnh nhân cần truyền nước bù dịch.
  • Cho uống thuốc giảm axit dạ dày hoặc thuốc giảm nôn.
  • Phẫu thuật được thực hiện khi ói ra máu do loét, thủng dạ dày và chấn thương.

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Nôn Ra 1 ít Máu