Nguyên Nhân ợ Hơi Sau Khi ăn ở Trẻ Và Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả

1. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị ợ hơi?

Khi bị ợ hơi, trẻ sẽ có một số biểu hiện như sau:

Bé đã bú được khoảng 1 đến 2 giờ nhưng bụng bé vẫn căng tròn. Khi cha mẹ sờ vào bụng con, có cảm nhận căng cứng. Nếu vỗ nhẹ có thể nghe thấy âm thanh giống như tiếng trống gõ.

Nguyên nhân ợ hơi sau khi ăn ở trẻ

Ợ hơi sau khi bú là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sau khi ăn, bé bị ợ hơi liên tục, có thể ở chua hoặc ợ nóng.

Sau khi bú, bé luôn khó chịu và quấy khóc nhiều.

Một số trẻ có biểu hiện thường xuyên bỏ bú và biếng ăn.

Bé có thể mắc một số dấu hiệu táo bón hoặc tiêu chảy.

2. Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ợ hơi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do hệ tiêu hóa của các bé chưa được phát triển hoàn thiện, còn non yếu và chưa thể hoạt động hiệu quả như ở người trưởng thành. Bên cạnh đó, trẻ còn bị ợ hơi vì những nguyên nhân dưới đây:

Trẻ bị nuốt phải hơi khi bú hoặc khi ăn quá nhanh

Đối với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, kỹ thuật cho bú của mẹ không tốt, kèm theo trẻ bú quá nhanh có thể khiến cho trẻ bị nuốt nhiều hơi vào dạ dày. Vì thế, sau khi bú, dạ dày có phản ứng ợ hơi liên tục để có thể đẩy bớt được không khí ra bên ngoài cơ thể.

Bú quá nhiều, cữ bú quá ngắn là nguyên nhân ợ hơi sau khi ăn ở trẻ

Bú quá nhiều, cữ bú quá ngắn là nguyên nhân ợ hơi sau khi ăn ở trẻ

Tương tự như vậy, những trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm (thường từ 6 đến 12 tháng tuổi), nếu mẹ cho con ăn bột/ăn cháo quá nhanh thì cũng có thể nuốt phải nhiều không khí vào dạ dày và dẫn đến hiện tượng đầy hơi.

Trẻ bú hoặc ăn quá nhiều

Khi trẻ còn quá nhỏ, trẻ sẽ chưa thể ý thức hay cảm nhận được cảm giác no của cơ thể. Các bậc phụ huynh chính là người giúp con xác nhận điều này. Tuy nhiên, vì lo lắng một cách thái quá nên nhiều cha mẹ có thói quen cho con ăn/cho con bú, thậm chí ép con ăn quá nhiều. Đồng thời, khoảng cách giữa các cữ bú và các bữa ăn quá ngắn dẫn đến tình trạng dạ dày của bé chưa kịp tiêu hóa hết thức ăn đã phải tiếp nhận thêm lượng thức ăn mới. Điều này chính là một trong những nguyên nhân ợ hơi sau khi ăn ở trẻ.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc khẩu phần ăn dặm không hợp lý

Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể dẫn tới hệ tiêu hóa của trẻ phải chịu nhiều áp lực hoặc cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột trong thời kỳ ăn dặm cũng gây ra tình trạng ợ hơi.

Nguyên nhân ợ hơi sau khi ăn ở trẻ

Cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể gây ợ hơi

Bên cạnh đó, nếu cha mẹ cho trẻ ăn những loại thức ăn mà trẻ không có khả năng nhai nuốt và chưa đủ men tiêu hóa cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị ứ đọng thức ăn trong đường ruột, gây ra tình trạng ợ hơi, trướng bụng.

Do dị ứng thức ăn

Bé có thể bị dị ứng với một số thành phần trong sữa công thức hoặc thành phần trong một số loại thức ăn. Những trường hợp này, ngoài biểu hiện ợ hơi, bé có thể kèm theo một số biểu hiện khác như nôn trớ, tiêu chảy, mệt mỏi và thường xuyên quấy khóc,… Chính vì thế, cha mẹ nên quan tâm và theo dõi con và đưa trẻ đi viện kịp thời.

Tác dụng phụ của thuốc

Khi trẻ mắc phải một số vấn đề về sức khỏe, trẻ phải sử dụng một số loại thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Bên cạnh hiệu quả điều trị bệnh, thuốc kháng sinh có thể làm suy giảm một số lợi khuẩn trong ruột và gây ra một số tác dụng phụ là ợ hơi, tiêu chảy ở trẻ.

3. Cách phòng tránh tình trạng ợ hơi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp phải tình trạng ợ hơi kéo dài sẽ dẫn đến những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Để phòng tránh và cải thiện tình trạng ợ hơi ở trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những phương pháp dưới đây:

Mẹ nên cho bé bú đúng tư thế: Cách cho bé bú đúng tư thế chính là giữ cho đầu bé cao hơn dạ dày. Với tư thế này, sữa từ miệng bé sẽ dễ dàng chảy xuống dạ dày. Mẹ cần lưu ý điều chỉnh miệng bé ngậm vừa với núm vú của mẹ, không để miệng bé hở quá nhiều, tránh tối đa tình trạng hít khí từ bên ngoài vào dạ dày, ngăn ngừa ợ hơi hiệu quả. Đối với những trẻ bú bình thì cần điều chỉnh độ dốc của bình phù hợp và sữa phải luôn ngập núm vú.

Vỗ lưng để cải thiện tình trạng ợ hơi cho bé

Vỗ lưng để cải thiện tình trạng ợ hơi cho bé

Vỗ ợ hơi cho bé: Mẹ có thể vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi trẻ ăn được khoảng 20 phút. Mẹ có thể bế bé, để bé tựa vào vai mẹ, dùng tay xoa từ sống lưng lên cổ để khí từ dạ dày thoát ra theo đường miệng bé một cách dễ dàng. Trong trường hợp bé đã biết ngồi, mẹ có thể cho bé ngồi trên đùi mẹ. Sau đó, một tay của mẹ giữ nhẹ vào cắm bé, một tay vỗ nhẹ lưng bé đến khi bé ợ hơi.

Cho bé vận động tư thế “đạp xe”: Phương pháp này được thực hiện theo cách mẹ để bé nằm ngửa và mẹ cầm hai chân bé, thực hiện giống như trẻ đang đạp xe, để hơi trong bụng được đẩy ra một cách dễ dàng.

Mát xa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng một cách nhẹ nhàng chính là cách có thể giúp trẻ dễ dàng ợ hơi. Tuy nhiên, mẹ nên thực hiện sau khi bé đã ăn được khoảng 20 phút.

Chườm ấm bụng cho trẻ: Mẹ dùng khăn sạch, nhúng nước ấm lên bụng bé sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và cải thiện tình trạng ợ hơi.

Chia nhỏ các bữa ăn: Mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc để khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần nhau để hạn chế tình trạng khó tiêu hóa hoặc ợ hơi ở trẻ.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân ợ hơi sau khi ăn ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cách phòng, điều trị bệnh hiệu quả. Nếu các bậc phụ huynh cần được tư vấn thêm về cách chăm sóc con, có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được các bác sĩ chuyên khoa Nhi tư vấn chi tiết.

Từ khóa » Khi Nào Trẻ Biết Tự ợ Hơi