Nguyên Nhân ổ SSD Nhanh Hỏng - IRecovery
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay ổ cứng SSD ngày càng phổ biến, một phần là do giá thành đã dần dần ổn và người dùng đã chú ý hơn đến hiệu năng làm việc hơn là dung lượng lưu trữ. Tuy nhiên dù có nhiều ưu điểm nhưng vẫn có câu hỏi đặt ra ổ SSD nhanh hỏng vì sao? Và trong bài viết hôm nay iRecovery sẽ giải đáp và tìm hểu nguyên nhân khiến ổ SSD nhanh hỏng.
NGUYÊN NHÂN Ổ SSD NHANH HỎNG
Ổ cứng SSD đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sự cố về điện, dẫn đến hỏng dữ liệu hoặc thậm chí hỏng cả ổ cứng. Tuổi thọ của các khối bộ nhớ trong SSD là một con số hữu hạn với chu kì ghi dữ liệu nhất định từ 10.000 lần trở lên.
Nếu như đối với ổ cứng HDD mọi người thường có thói quen chống phân mảnh (Defragment) để làm ổ gọn gàng hơn cũng như nhanh hơn trong các thao tác truy xuât dữ liệu. Thế nhưng với SSD là một điều tối kị bởi việc này sẽ làm giảm tuổi thọ của SSD. Nguyên nhân chính là do ổ cứng SDD bị giới hạn bởi số lần ghi và còn có một số ổ chỉ có thể ghi 1.000 lần. Việc phân mảnh là một hình thức sắp xếp và ghi dữ lại dữ liệu do đó nó ít nhiều cũng tác động trực tiếp làm giảm số lần ghi lại của ổ cứng. Một lý do khác nữa đó là SSD không có phiến đĩa, thời gian định vị dữ liệu gần như không có độ trễ, chống phân mảnh cũng không giúp cải thiện tốc độ làm việc.
Nguyên nhân tiếp theo là lưu trữ file lớn và thường xuên không truy cập tưởng chừng là không gây hại nhưng thực chất lại là một lý do tác động mạnh mẽ khiến SSD bị hỏng. Các file lý tưởng để có thể lưu trữ trên SSD là các file hệ điều hành, chương trình, trò chơi và các file khác thường xuyên truy cập một cách nhanh chóng. Thế nên việc lưu trũ các file media trên ổ đĩa này là việc không nên vì chúng ta không cần truy cập nhanh và những file này sẽ chiếm không gian lưu trữ cần thiết của bạn.
Việc sử dụng các hệ điều hành cũ trên ổ SSD như Windows XP hay Windows Vista có thể làm hại ổ cứng vì các hệ điều hành này không được hỗ trợ TRIM. Điều này giống như việc khi bạn xóa dữ liệu trong ổ cứng, hệ điều hành không gữi lệnh TRIM tới ổ đĩa và dữ liệu này vẫn sẽ tồn tại trong một phần nào đó của ổ cứng mà không hề xóa bỏ. Và vấn đề này sẽ làm chậm tốc độ ghi của ổ cứng SSD. Lời khuyên rằng khi bạn sử dụng ổ cứng SSD thì hãy làm việc với hệ điều hành Windows 7 trở lên.
Không chỉ ổ cứng HHD mà ngay cả ổ SSD cũng sẽ hoạt động chậm hơn khi dung lượng lưu trữ không còn nhiều/ trong trạng thái đầy. Khi không gian lưu trữ không còn nhiều thì ổ cứng SSD buộc phải đọc các khối dữ liệu này vào bộ nhớ đệm sau đó đưa dữ liệu mới vào sắp xếp kèm. Cuối cùng, tất cả mới được đưa trở lại ổ cứng. Quá trình này làm giảm đáng kể hiệu suất ghi của ổ SSD.
Trên đây iRecovery đã liệt kê cho các bạn thấy một số sai lầm gây hỏng ổ SSD, những thói quen này chúng ta thường xuyên sử dụng trên ổ cứng HDD. Thế nhưng trên ổ SSD thì không nên áp dụng, nó có thể làm hỏng ổ SSD của bạn. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng ổ SSD.
Từ khóa » Nguyên Nhân Hỏng ổ Cứng Ssd
-
Các Nguyên Nhân Gây Ra Lỗi ổ Cứng SSD Và Cách Xử Lý Chúng
-
5 Nguyên Nhân ổ Cứng SSD Bị Hỏng - Site Title
-
Ổ Cứng SSD Bị Hỏng - Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Là Gì - Máy Tính Vui
-
7 Sai Lầm Làm Hư Hỏng ổ Cứng SSD Máy Tính Nhanh Nhất
-
Các Dấu Hiệu Cảnh Báo ổ Cứng SSD Của Bạn Sắp Hỏng, Cần Thay Thế
-
5 Dấu Hiệu Cảnh Báo ổ SSD Của Bạn Bị Hỏng?
-
5 Dấu Hiệu Cảnh Báo ổ Cứng SSD Bị Hư Hỏng | GIA TÍN Computer
-
Ổ Cứng Máy Tính Nhanh Hỏng, Nguyên Nhân Do đâu?
-
Ổ Cứng SSD Không Nhận – Nguyên Nhân Do đâu?
-
Những Sai Lầm Gây Hỏng ổ SSD - Thủ Thuật
-
Ổ Cứng Ssd Hỏng Có Phục Hồi Dữ Liệu được Không?
-
Nguyên Nhân Gây Hư Hỏng ổ Cứng Laptop
-
Những Dấu Hiệu Cho Thấy ổ Cứng Bị Hỏng Cần Phải Khắc Phục Ngay!
-
Ổ Cứng SSD Bị Hỏng - Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý