NGUYÊN NHÂN RỤNG TRÁI, NỨT TRÁI CÂY ĂN QUẢ CHƯA ...

+ Mùa mưa là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng rụng trái.

- Một số bà con trồng cây thường ít chủ động tưới tiêu mà chờ nước từ mưa cung cấp cho cây, điều này có thể làm cây bị sốc do điều kiện thay đổi đột ngột.

- Những cây không có nước tưới hằng tuần bỗng nhiên tiếp nhận lượng nước lớn làm sinh lý cây thay đổi đột ngột, dẫn đến rụng, nứt trái trái non - phần dễ bị tác động nhất của cây.

- Ngoài ra, cây ăn trái lâu năm thường có bộ rễ phát triển, cắm sâu và trong đất, và khi gặp mưa nhiều, tầng đất bên dưới luôn trong tình trạng ngập nước, hoạt động của bộ rễ sẽ bị ảnh hưởng do không có không khí.

+ Một nguyên nhân khác gây rụng trái non là do dinh dưỡng không phù hợp. - Ở giai đoạn này, thừa, thiếu hay mất cân bằng dinh dưỡng đều dẫn đến tác hại do làm thay đổi sinh lý của cây. - Trong quá trình chăm sóc trái lạm dụng phân bón hóa học quá mức, ít sử dụng vôi và phân hữu cơ bón cho cây trong thời gian dài khiến cho cây thiếu Canxi và Bo. Cung cấp dinh dưỡng không đầy đủ khiến tế bào vỏ trái nhanh già và chết, trong khi đó phần thịt trái vẫn phát triển tạo ra áp lực lớn lên vỏ khiến trái bị nứt

- Đối với những cây cho trái trên thân như sầu riêng, cây có múi, mận,… việc cung cấp thừa đạm dẫn đến phát triển ngọn và cạnh tranh trực tiếp dinh dưỡng với trái, làm chất lượng trái giảm sút. - Các loại sâu bệnh xuất hiện trên cây khiến sức đề kháng của cây bị suy giảm, khả năng vận chuyển dinh dưỡng của cây giảm sút, gây mất cân bằng dinh dưỡng khiến trái bị nứt từ dưới đáy trở lên, sau một thời gian trái bị rụng.

Biện pháp khắc phục: - Để quản lý tốt hiện tượng nứt quả, bà con nông dân cần áp dụng tổng hợp các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Ví dụ, cần tỉa cành, tạo tán sau khi thu hoạch để loại bỏ những đoạn cành đã mang quả, cành sâu bệnh, cành yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau… giúp hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và loại bỏ nơi cư trú của sâu bệnh hại. - Nếu khô hạn lâu thì nên tưới nước lượng ít và tăng lên từ từ sau mỗi lần tưới để cây thích nghi, hạn chế tránh bị nứt trái.

- Người trồng cần khai thông mương líp và tích nước tưới chủ động đều đặn kể cả trong mùa mưa.

- Nên tưới nước thường xuyên để ổn định lượng nước sinh lý trong cây và đặc biệt, khi mưa lớn phải kết hợp phá váng sau mưa dầm để rể hô hấp tốt. Trong vườn phải có rảnh thoát nước tốt, vừa thoáng nước nhanh vườn cung cấp oxy cho rể.

- Khi bón phân, cần cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu đa - trung - vi lượng. Chú ý bón đủ phân hữu cơ. Nếu đất chua cần bổ sung vôi bột 1 - 1,5 kg/cây/năm vào giai đoạn cuối năm. Tăng cường bổ sung thêm canxi, silic, magie và các trung vi lượng khác bằng các loại phân bón qua gốc, phân qua lá giúp kiến tạo vách tế bào quả vững chắc, hạn chế nứt quả. 

- Tăng cường bón phân chuồng ủ hoai mục để cung cấp dinh dưỡng cho cây, hạn chế nứt trái

- Nên bón phân kết hợp tưới nước khi trời không mưa và lượng phân có thể chia ra nhiều lần bón thay vì tập trung sẽ rất dể bị rửa trôi khi mưa. - Cùng với nỗ lực phòng bệnh nứt quả cho cây trồng, cần tiếp tục quản lý tốt các đối tượng gây hại khác như bệnh ghẻ, loét, sâu vẽ bùa, các đối tượng chích hút… Nguồn: Huy Vu Nguyen.

Từ khóa » Chuối Bị Nứt Trái